Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Điện tử, điện lạnh:  dây nhảy cáp quang FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Điện tử, điện lạnh:  dây nhảy cáp quang FfWzt02
 


#1

14.03.22 9:19

thanhhungvtx

thanhhungvtx

Thành viên khởi nghiệp
0853473558
Thành viên khởi nghiệp
1. Dây nhảy quang là gì ?
Dây nhảy quang – tên tiếng anh là “fiber optic pathcord“. Cắt nghĩa tiếng Việt – “dây nhảy” được hiểu là một đoạn dây có chiều dài cố định và thường là đoạn ngắn, từ vài chục cm đến vài chục mét và bao giờ cũng được làm sẵn 2 đầu để kết nối các thiết bị với nhau. Vậy, dây nhảy quang là một đoạn dây cáp quang, một đoạn sợi quang có chiều dài cố định, có sẵn các đầu kết nối và được sử dụng trong hệ thống mạng cáp quang.






 


Các loại dây nhảy quang


> Xem thêm:


Dây nhảy quang là gì? cấu tạo và ứng dụng cơ bản


2. Phân loại
Dây nhảy quang và đầu kết nối
Dây nhảy quang và đầu kết nối
Cũng như cáp sợi quang, dây nhảy được chia thành nhiều loại theo cấu trúc và từng ứng dụng hệ thống khác nhau, ta có các loại sau: dây nhảy quang đa mốt, đơn mốt, SM, MM….


Dây nhảy quang Single mode (SM)
Dây nhảy quang Single mode (SM) có lõi sợi quang single mode đường kính 9 micromet; được bao bọc bởi ống đệm lỏng có đường kính 125 micromet. Tiếp đến là một lớp vỏ ngoài có đường kính 2milimet hoặc 3 milimet. Đặc trưng cơ bản để nhận biết dây nhảy single mode là sợi dây có màu vàng tươi. Đây là quy chuẩn chung rồi nên các bạn yên tâm là không thể nào dây nhảy singlemode lại có màu đỏ đâu nhé.


Dây nhảy quang Single Mode


Dây nhảy quang Multimode (MM)
Dây nhảy Multimode (MM) có lõi sợi quang Multimode đường kính 50 micromet hoặc 62.5 micromet; vẫn được đặt trong ống lỏng đường kính 125 micromet, vỏ ngoài 2.0 hoặc 3.0 milimet.


Dây nhảy quang Multimode


Dây nhảy quang OM3, OM4
Dây nhảy quang OM3


Dây nhảy OM3, OM4 vẫn thuộc dòng dây nhảy Multimode nhưng cao cấp hơn bởi đặc tính kỹ thuật và cấu trúc lõi sợi quang; dây nhảy OM3 50/125 đáp ứng được băng thông tối đa 10 Gigabit/giây trong khi đó dây nhảy OM4 truyền dược dữ liệu với tốc độ khủng khiếp 80 gigabit/giây. Chính vì vậy mà giá thành của dây nhảy OM3 và OM4 cũng cao hơn tương đối so với dây nhảy SM và MM thông thường.


Các loại đầu nối dây nhảy quang VTX
Các loại đầu nối dây nhảy quang VTX
> Xem thêm:


Dây nhảy Single mode


Dây nhảy quang Multimode


Dây nhảy quang OM3. OM4


3. Dây nhảy quang khác dây cáp quang ở điểm nào?
Câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc là dây nhảy khác dây cáp quang ở chỗ nào? Thì về cơ bản, chúng đều có lõi sợi quang là giống nhau; tuy nhiên điểm khác nhau có thể kể ra ở đây là:


Dây nhảy quang được sử dụng trong khoảng cách ngắn; chủ yếu là kết nối các thiết bị ở gần nhau, thường trong cùng 1 phòng hoặc cùng 1 nhà. Vì thế mà dây nhảy có cấu tạo đơn giản hơn, dễ chịu tác động vật lý từ môi trường hơn và chúng chỉ sử dụng ở trong nhà (indoor). Trong khi đó, dây cáp quang thì ngược lại hoàn toàn. Nó được thiết kế để truyền tín hiệu quang đi với khoảng cách xa từ vài trăm mét đến vài trăm kilomet, và do phải đi ngoài trời nên nó cũng có cấu trúc khác, được bảo vệ bởi lớp vỏ cứng và cực kỳ chắc chắn, đối với cáp quang còn tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta sản xuất các loại cáp quang chuyên dụng như cáp quang treo, cáp quang luồn cống, cáp quang chôn trực tiếp hay cáp quang khoảng vượt.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết