Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
lừa đảo trên mạng FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
lừa đảo trên mạng FfWzt02
 


#1

08.04.22 17:30

lenguyenauto

lenguyenauto

Thành viên cứng
0947957988
Thành viên cứng
Theo Công An TP.HCM từ năm 2021 đến nay đã phát hiện có hơn 33 vụ tố giác liên quan đến về vấn đề lừa đảo trên mạng. Đây như hồi chuông cảnh báo nhiều người dân bị các đối tượng lừa lấy hết tiền khi tham gia đầu tư sàn thương mại điện tử, app mua hàng, mua tiền ảo trên mạng lưới internet.
[caption id="attachment_3226" align="aligncenter" width="600"]lừa đảo trên mạng Lua-dao-tren-mang-3-1 lừa đảo trên mạng[/caption]

1. Lý do nhiều người dân vẫn bị lừa đảo trên mạng

Mặc dù các phương tiện truyền thông đã cảnh báo rất nhiều lần về các hành vi lừa đảo qua mạng nhưng người dân vẫn bị dụ dỗ và đi theo vết xe đổ của các nạn nhân trước. Nguyên nhân lớn nhất trở thành nạn nhân lừa đảo, đó chính là ham mê lợi nhuận, lãi suất, hoa hồng cao của các đối tượng lừa đảo.
Những đối tượng lừa đảo đánh vào lòng tham của nạn nhân và gầy dựng lòng tin nạn nhân trong thời gian dài. Như vậy, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo công nghệ này cũng như bao nhiêu lừa đảo truyền thống khác đều lợi dụng tâm lý của nạn nhân nhưng tinh vi hơn, nhiều chiêu trò hơn.
Ngoài ra, sau dịch bệnh, kinh tế người dân càng trở nên khó khăn hơn nên lựa chọn cách kiếm tiền nhanh chóng mà lãi cao là cách kiếm tiền nhanh nhất. Như thế, các đối tượng lừa đảo sẽ nhắm đến những đối tượng này.

2. Các hình thức lừa đảo trên mạng nên phòng tránh 

Lừa đảo trên mạng là hành vi lợi dụng lòng tin của người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản, được diễn ra thường xuyên trên phương tiện mạng lưới internet như website, mạng xã hội, app online. 

2.1 Lừa đảo với hình thức “tuyển” cộng tác viên

[caption id="attachment_3229" align="aligncenter" width="600"]lừa đảo trên mạng Lua-dao-tren-mang-2-2 lừa đảo trên mạng[/caption]
Các đối tượng lừa đảo sẽ nhắm đến những cộng tác viên bán hàng qua mạng để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng. Lúc đầu, họ sẽ dụ dỗ “cộng tác viên” làm người cộng tác với chia phần trăm hoa hồng, đầu tư ít tiền mà lợi nhuận cao. Sau một thời gian hợp tác, số tiền đầu tư không cánh mà bay còn lợi nhuận thì càng không có như hứa hẹn.

2.2 Người nước ngoài kết bạn tặng quà

[caption id="attachment_3205" align="aligncenter" width="600"]lừa đảo trên mạng Lua-dao-tren-mang-4 lừa đảo trên mạng[/caption]
Không chỉ đối tượng lừa đảo là người trong nước mà người nước ngoài cũng có nguy cơ tiếp cận để lừa đảo trên mạng. Ban đầu, họ sẽ kết bạn với nạn nhân (chủ yếu là nữ) mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tinder… rồi nhắn tin tâm sự, tán tỉnh, vờ yêu đương. Sau khi người bị hại đã tin tưởng, đối tượng thông báo muốn gửi tiền, tặng quà cho người bị hại. 
Đối tượng người nước ngoài cấu kết với đối tượng người Việt Nam liên lạc với người bị hại giả danh làm nhân viên sân bay, thuế quan, hải quan,... yêu cầu người bị hại phải nộp tiền với các lý do khác nhau (cước phí vận chuyển quốc tế, thuế,..) để nhận được quà.
 Nạn nhân sẽ cung cấp tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân; sau đó, các đối tượng này sẽ chiếm đoạt tài sản của bạn.

2.3 Chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản

Đây là hành vi lừa đảo qua mạng khá phổ biến hiện nay. Các đối tượng lập các tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram… hoặc chiếm đoạt quyền quản trị viên (hack nick) tài khoản của người bị hại. Nhắn tin với người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt tài sản
Ngoài ra, họ còn giả mạo là công ty, thương hiệu gửi tin nhắn báo trúng thưởng lớn cho người bị hại rồi đề nghị nộp tiền lệ phí nhận thưởng rồi sau đó chiếm đoạt. Chào bán hàng hóa trên các trang mạng xã hội với giá rẻ, đánh cắp tiền bạc của người mua hàng.

2.4  Lừa đảo thông qua giao dịch tiền ảo

[caption id="attachment_3206" align="aligncenter" width="600"]lừa đảo trên mạng Lua-dao-tren-mang-1 lừa đảo trên mạng[/caption]
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, các sàn giao dịch ảo có dấu hiệu tăng mạnh do nhu cầu về số lượng người dùng và số lượng sàn giao dịch. Khi đầu tư vào một dự án, người dân phải sử dụng tiền thật để mua đồng tiền ảo, sau đó nạp tiền ảo vào tài khoản của tổ chức sở hữu sàn giao dịch mục đích là mua tiền ảo nội bộ với các tên gọi khác nhau như “gem”, “xu”, “kim cương”, “thiện kim”,…
 Sau khi số lượng tiền ảo nạp đủ lớn, đối tượng đứng sau các sàn giao dịch sẽ đánh sập sàn hoặc đưa giá trị tiền ảo nội bộ (gem, xu, kim cương,…) tụt dốc không phanh, chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách hàng đã bỏ ra để mua tiền ảo. 
Mặc dù đã xảy ra rất nhiều câu chuyện lừa đảo liên quan đến tiền ảo nhưng hiện pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận tiền ảo là phương thức thanh toán chính thống. Chính vì vậy, cơ quan nhà nước không có căn cứ để bảo vệ nạn nhân.
Xem thêm

3. Lừa đảo trên mạng phạt tù bao nhiêu năm ?

Điều 174 của Bộ Luật Hình sự 2015, hành vi của người bán hàng là hành vi lừa đảo, đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người bán hàng (người giao dịch) có thể bị cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tùy vào tính chất phạm tội, đối tượng lừa đảo có thể phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân, phạt tiền từ 100 triệu đồng.

4. Kết luận

Các đối tượng lừa đảo trên mạng đều có hành vi tinh vi và nhiều mánh khóe xảo quyệt, mỗi người dân đều phải đề cao cảnh giác để không phải rơi vào tình cảnh “tiền mất tật mang”, “vỡ nợ”, thậm chí là “phá sản”. Ngoài ra các cơ quan chức năng, lãnh đạo nhà nước và các phương tiện truyền thông có nghĩa vụ tuyên truyền nâng cao cảnh giác cho người dân.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết