Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
lừa tiền qua mạng mới nhất FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
lừa tiền qua mạng mới nhất FfWzt02
 


#1

08.04.22 17:42

lenguyenauto

lenguyenauto

Thành viên cứng
0947957988
Thành viên cứng
Hiện nay, các đối tượng lừa tiền qua mạng xuất hiện với tần suất cao với mọi thủ đoạn tinh vi khác nhau. Chúng lợi dụng sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0 sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông như Facebook, Messenger, Zalo… để làm đòn bẩy tiếp cận nạn nhân. Người dân cần trang bị những kiến thức bổ ích về vấn đề này để bảo vệ tài sản của bản thân. Sau đây là những thông tin lừa tiền qua mạng mới nhất.
[caption id="attachment_3458" align="aligncenter" width="800"]lừa tiền qua mạng mới nhất Lua-tien-qua-mang-2 lừa tiền qua mạng[/caption]

1. Các phương thức lừa tiền qua mạng mới nhất mà bạn cần biết

Các đối tượng lừa tiền có nhiều hình thức khác nhau để chiêu dụ nạn nhân “sập bẫy”. Chính vì điều đó, người dân phải lưu tâm các chiêu thức này để phòng ngừa lừa tiền qua mạng.

1.1  Chiếm đoạt quyền quản trị (hack) tài khoản Facebook, Zalo 

Các đối tượng sử dụng chiêu trò chiếm đoạt quyền quản trị account Facebook của người khác. Sau khi hack được Facebook, đối tượng sẽ giả danh chủ tài khoản nhắn tin cho bạn bè, người thân để mượn tiền. Người thân của chủ tài khoản facebook nhận tin nhắn, tưởng là người nhà nên đồng ý chuyển tiền theo số tài khoản Hacker (đối tượng lừa tiền) yêu cầu.
Ngay sau khi chiếm đoạt được số tiền, các đối tượng ngay lập tức chuyển đi các tài khoản khác (tài khoản mở ở nước ngoài, hoặc mua tiền ảo,...). Vì vậy, dù người bị hại phát giác hành vi lừa tiền, trình báo công an thì cũng rất khó lấy lại số tiền đã mất do tiền đã chuyển sang tài khoản khác, không thu hồi được.

1.2 Người nước ngoài để chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng này thường nhắm đến đa số là phụ nữ, đặc biệt hướng đến phụ nữ độc thân, thiếu thốn tình cảm, nhẹ dạ cả tin… để kết bạn qua Facebook. Họ tự xưng là người nước ngoài hoặc Việt kiều có chức danh, địa vị và tiềm lực kinh tế ổn định. Sau một thời gian làm quen, gạ gẫm, vờ yêu đương để tạo được lòng tin của phụ nữ; đối tượng muốn gửi tặng quà hoặc gửi tiền tặng cho các chị em, món quà có giá trị rất lớn (hơn chục nghìn đô).
Sau đó, đối tượng sẽ cấu kết với đồng bọn giả làm nhân viên công ty giao hàng, nhân viên hải quan, sân bay thông báo cho nạn nhân biết rằng các gói hàng giá trị lớn có người gửi cho; song muốn nhận kiện hàng, quà, tiền phải chi trả các loại chi phí, thuế,... yêu cầu người bị hại thực hiện nhiều lần, chuyển khoản vào tài khoản của các đối tượng cung cấp.
Nạn nhân tin tưởng chuyển tiền cho các đối tượng lừa tiền cung cấp để nhận quà. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng đã chuyển tiền vào các tài khoản mở ở nước ngoài nên Cơ quan điều tra xác minh khó khăn, không thu hồi được tài sản. 
Những vụ lừa tiền qua mạng của người nước ngoài gần đây xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội, người dân (đặc biệt là phụ nữ) nên đề cao cảnh giác.

1.3 Quảng bá các nền tảng đầu tư tiền ảo

[caption id="attachment_3457" align="aligncenter" width="800"]lừa tiền qua mạng mới nhất Lua-tien-qua-mang-1 Lừa tiền qua mạng qua sàn giao dịch tiền ảo[/caption]
Bên cạnh các hình thức trên, đối tượng đánh vào tâm lý mong muốn kiếm tiền nhanh chóng của người dân. Đối tượng sẽ tiếp cận bằng hình thức quen qua Facebook, Zalo và dẫn dắt, hướng dẫn tham gia vào các sàn giao dịch tiền ảo, đầu tư bằng tiền thật quy đổi thành tiền ảo. Tải các app giao dịch tiền ảo để nạp USDT (đô la tiền ảo), từ đó chuyển sang các sàn tiền ảo giao dịch.
Thế nhưng, khi người dùng đạt được số tiền mong muốn thì nhận được tin tức “sập sàn” giao dịch tiền ảo nên người chơi không thể rút tiền thật được, lúc này người tham gia mới biết mình đã bị lừa.
Xem thêm

1.4 Mạo danh cán bộ công an, viện kiểm sát, nhân viên bưu điện

Đây không phải là thủ đoạn mới nhưng vẫn có nhiều người thiếu cảnh giác rơi vào bẫy của kẻ lừa tiền giăng sẵn. Người dân sẽ nhận được số điện thoại lạ giới thiệu là nhân viên bưu điện hoặc nhân viên an ninh kiểm soát hàng hóa ở sân bay thông báo cho người nghe có bưu kiện gửi bạn. Tuy nhiên, bên trong bưu kiện chứa rất nhiều thẻ tín dụng, chất cấm, ma túy đang bị cơ quan điều tra.
Thông báo rằng tài khoản của bạn chứa một số tiền rất lớn từ đường dây mua bán này nên họ sẽ nối máy của bạn với cơ quan Công an trình báo. Các đối tượng yêu cầu bạn phải chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng, kê khai tài sản, nhà cửa, sổ tiết kiệm,... vào tài khoản của cơ quan cấp cao để điều tra, xác thực.
Nếu người dân tin tưởng và làm theo yêu cầu của các đối tượng lừa tiền này, nguy cơ các đối tượng chiếm đoạt tài sản rất cao.
[caption id="attachment_3469" align="aligncenter" width="800"]lừa tiền qua mạng mới nhất Lua-tien-qua-mang Cảnh giác cuộc gọi mạo danh công an để lừa tiền qua mạng[/caption]

2. Cách tố giác kẻ lừa tiền qua mạng

Trên đây là bốn hình thức lừa tiền qua mạng xuất hiện với tần suất cao hiện nay. Nếu người dân đang có những dấu hiệu lừa tiền qua mạng trên, hãy thực hiện các bước tố giác kẻ lừa qua mạng để nhận lại số tiền đã mất và đưa kẻ xấu ra ngoài ánh sáng pháp luật.
Vậy khi bị lừa tiền qua mạng báo ai ? Sau đây là những các quy trình tố giác lừa tiền qua mạng mà người dân cần nắm rõ.

2.1 Hồ sơ trình báo lừa tiền qua mạng

Trước tiên, người bị hại nên chuẩn bị một bộ hồ sơ tố cáo lừa tiền đầy đủ. Hồ sơ đầy đủ như sau:
+ Đơn trình báo công an;
+ Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân của người bị hại
+ Sổ hộ khẩu của bị hại
+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (có thể là video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội đều được.

2.2 Tố giác lừa tiền qua mạng ở đâu ?

Theo điều 145 bộ luật tố tụng hình sự 2015; mọi người có thể nộp đơn tố cáo lừa tiền qua mạng tại các cơ quan sau đây:
+Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm;
+Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Số điện thoại công an báo lừa tiền qua mạng 069 234 85 60 (theo Cục Cảnh sát hình sự). Trường hợp xấu nhất đã bị các đối tượng chiếm đoạt tài sản thì hãy làm thủ tục trình báo công an nhanh chóng để kịp thời xử lý.

3. Những biện pháp phòng tránh lừa tiền qua mạng cần biết

  • Tuyệt đối không cung cấp mã OTP khi sử dụng tài khoản ngân hàng internet banking/ mobile banking/ smart banking cho bất cứ ai.
  • Nhận được tin nhắn Messenger, Zalo từ người thân/người quen với nội dung chuyển tiền, vay tiền, người dân nên xác nhận bằng cách gọi điện thoại trực tiếp. Tránh trường hợp mất tiền vì tin tưởng kẻ gian.
  • Cảnh giác với mọi cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ, thông báo bạn liên quan đến việc phạm pháp; sau đó, giới thiệu là cơ quan chức năng để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của bạn.  Lúc này, bạn nên tìm kiếm cơ quan công an nơi bạn cư trú khai báo để nhận sự hỗ trợ, không nên làm theo yêu cầu của họ.
  • Tuyệt đối không truy cập vào các đường link gắn kèm với tin nhắn lạ bởi vì đây có thể là link chứa mã độc.

4. Kết luận

Tóm lại, mỗi người dân đều phải đề cao những chiêu thức lừa tiền qua mạng ngày càng tinh vi và thủ đoạn thì giảo hoạt hơn. Chúng ta hãy trang bị những biện pháp phòng tránh lừa tiền kỹ càng để không khiến bản thân rơi vào tình cảnh “tiền mất tật mạng”. Hy vọng bài viết chia sẻ này sẽ mang lại thông tin bổ ích dành cho người người dân.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết