lenguyenauto
Thành viên cứng 0947957988
Hiện nay, các thủ thuật lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ngày càng nhiều và càng trở nên tinh vi, khó đoán. Dù các cơ quan Công an, cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo nhưng với những chiêu trò mới, mỗi ngày vẫn có rất nhiều người dân sập bẫy những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Vậy hiện nay, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?
[caption id="attachment_4400" align="aligncenter" width="800"] Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và các chế tài xử lý[/caption]
Các hành vi lừa đảo khi giả danh công an, toà án, người có thẩm quyền gồm: thông báo các vụ việc nghiêm trọng, làm giả các lệnh bắt giữ, tạm giam; sau đó đánh cắp thông tin người bị hại và gửi đến họ những chứng cứ, giấy tờ giả mạo. Kẻ gian sẽ yêu cầu người bị hại tải app Bộ Công an để khai báo, người dân thường rơi vào bẫy sợ cơ quan chức năng, tâm lý không ổn định dẫn đến thực hiện theo lời chúng.
Sau khi tải app Bộ Công an trên điện thoại và đăng ký tài khoản, các thông tin như CMND, số điện thoại đều được kẻ gian quản lý vì chúng gửi các lệnh đến điện thoại người bị hại, đánh cắp mã OTP, bằng các thủ đoạn tinh vi, kẻ gian có thể dễ dàng rút hết số tiền trong tài khoản của người bị hại.
[caption id="attachment_4399" align="aligncenter" width="600"] Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qau mạng[/caption]
Hình thức lừa đảo này đánh vào tâm lý lòng tin của người thân, bạn bè của người bị hại từ đó chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, còn có một hình thức lừa đảo khác là gửi tin nhắn trúng thưởng đến người bị hại và yêu cầu họ chuyển một khoản phí, lệ phí để nhận thưởng. Nghe qua thì đây có vẻ là một hình thức lừa đảo không mấy khả thi nhưng thực tế lại có rất nhiều người bị chiếm đoạt tiền bằng thủ đoạn đơn giản này.
Đánh vào tâm lý muốn tìm việc làm của sinh viên, các bà mẹ bỉm sữa,... nhiều kẻ gian gửi lời mời hay đăng các tin tuyển nhân viên mua hàng với mức thu nhập cao 10 - 20 triệu/tháng. Từ đó, tâm lý ham việc nhẹ lương cao của người dân khiến họ tiền mất tật mang.
Thủ đoạn của hình thức này là yêu cầu người bị hại mua các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để tăng số người mua hàng cho kênh bán hàng, sau đó chủ cửa hàng sẽ hoàn lại cho họ số tiền của sản phẩm và tiền hoa hồng cho mỗi lượt mua hàng, giá trị hàng càng lớn, hoa hồng càng cao.
Thông thường, người bị hại sẽ được hoàn tiền trong khoảng 5 - 6 lần đầu mua hàng, vì thấy việc nhẹ lương cao nên nhiều người bỏ số tiền lớn để mua hàng giá trị lớn với mong muốn nhận hoa hồng cao, tuy nhiên đến lượt mua sản phẩm với giá trị cao thì việc hoàn tiền lại chậm trễ và chủ cửa hàng hẹn lên hẹn xuống, nhiều trường hợp sau khi người bị hại thanh toán sản phẩm có giá trị cao thì lập tức bên chủ cửa hàng khóa tài khoản và biến mất khiến nhiều người bị hại điêu đứng.
Thực tế vì mua hàng và được hoàn tiền nên người bị hại không nhận được sản phẩm, với những trường hợp chủ cửa hàng biến mất thì người bị hại hoàn toàn mất trắng số tiền đã bỏ ra.
Những vụ án này cho đến hiện nay chưa có lời giải đáp và các nạn nhân hầu hết đều đang phải chờ đợi thông tin từ các cơ quan chức năng. Vì vậy hãy thật cẩn trọng trước những hành vi lừa đảo trên.
[caption id="attachment_4401" align="aligncenter" width="800"] tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng[/caption]
Trên thực tế, nếu có thể chứng minh một người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dù là qua mạng hay bất kể hình thức nào thì đều có thể tố cáo với cơ quan Công an để điều tra. Nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng thì Viện kiểm sát sẽ là cơ quan yêu cầu khởi tố bị can.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là tội vi phạm hình sự, vì vậy cần có cơ quan chức năng vào cuộc và khởi tố người phạm tội chứ không khởi kiện ra tòa như vụ án dân sự.
Sau đây là các chế tài xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
Ngoài ra còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do hành vi chiếm đoạt tài sản mà có được.
Theo đó, có 04 khung hình phạt dành cho người bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
Mức phạt hình sự đối với tội danh này có thể là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng cho đến 20 năm tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ phạm tội.
Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có thể phải đi tù từ 06 tháng cho đến 20 năm.
Sau khi cơ quan điều tra tiếp nhận những thông tin của bạn thì việc còn là bận cần chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án theo đúng trình tự tội phạm và trả lại tài sản cho bạn trong thời gian thi hành án.
Trên đây là những thông tin về tội lừa đảo tài sản qua mạng và các chế tài đối với người có hành vi vi phạm, hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn.
[caption id="attachment_4400" align="aligncenter" width="800"] Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và các chế tài xử lý[/caption]
I. Các kiểu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
1. Giả danh công an, toà án, người có thẩm quyền
Đây là một trong những thủ đoạn tinh vi nhất của kẻ mạo danh. Đa phần chúng ta dễ bị đe dọa tâm lý khi nhắc đến công an, tòa án hay cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt.Các hành vi lừa đảo khi giả danh công an, toà án, người có thẩm quyền gồm: thông báo các vụ việc nghiêm trọng, làm giả các lệnh bắt giữ, tạm giam; sau đó đánh cắp thông tin người bị hại và gửi đến họ những chứng cứ, giấy tờ giả mạo. Kẻ gian sẽ yêu cầu người bị hại tải app Bộ Công an để khai báo, người dân thường rơi vào bẫy sợ cơ quan chức năng, tâm lý không ổn định dẫn đến thực hiện theo lời chúng.
Sau khi tải app Bộ Công an trên điện thoại và đăng ký tài khoản, các thông tin như CMND, số điện thoại đều được kẻ gian quản lý vì chúng gửi các lệnh đến điện thoại người bị hại, đánh cắp mã OTP, bằng các thủ đoạn tinh vi, kẻ gian có thể dễ dàng rút hết số tiền trong tài khoản của người bị hại.
[caption id="attachment_4399" align="aligncenter" width="600"] Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qau mạng[/caption]
2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook
Thông qua mạng Facebook các đối tượng lừa đảo thường thực hiện hành vi xâm nhập vào và sử dụng tài khoản mạng xã hội của người bị hại, sau đó tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo, gửi tin nhắn đến bạn bè của người bị hại, yêu cầu bạn bè, người thân của người bị hại chuyển một số tiền vào tài khoản ngân hàng.Hình thức lừa đảo này đánh vào tâm lý lòng tin của người thân, bạn bè của người bị hại từ đó chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, còn có một hình thức lừa đảo khác là gửi tin nhắn trúng thưởng đến người bị hại và yêu cầu họ chuyển một khoản phí, lệ phí để nhận thưởng. Nghe qua thì đây có vẻ là một hình thức lừa đảo không mấy khả thi nhưng thực tế lại có rất nhiều người bị chiếm đoạt tiền bằng thủ đoạn đơn giản này.
3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mua hàng trên sàn TMĐT
Đây là hình thức lừa đảo mới nhất hiện nay và đã có rất nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng áp dụng thủ đoạn như sau:Đánh vào tâm lý muốn tìm việc làm của sinh viên, các bà mẹ bỉm sữa,... nhiều kẻ gian gửi lời mời hay đăng các tin tuyển nhân viên mua hàng với mức thu nhập cao 10 - 20 triệu/tháng. Từ đó, tâm lý ham việc nhẹ lương cao của người dân khiến họ tiền mất tật mang.
Thủ đoạn của hình thức này là yêu cầu người bị hại mua các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để tăng số người mua hàng cho kênh bán hàng, sau đó chủ cửa hàng sẽ hoàn lại cho họ số tiền của sản phẩm và tiền hoa hồng cho mỗi lượt mua hàng, giá trị hàng càng lớn, hoa hồng càng cao.
Thông thường, người bị hại sẽ được hoàn tiền trong khoảng 5 - 6 lần đầu mua hàng, vì thấy việc nhẹ lương cao nên nhiều người bỏ số tiền lớn để mua hàng giá trị lớn với mong muốn nhận hoa hồng cao, tuy nhiên đến lượt mua sản phẩm với giá trị cao thì việc hoàn tiền lại chậm trễ và chủ cửa hàng hẹn lên hẹn xuống, nhiều trường hợp sau khi người bị hại thanh toán sản phẩm có giá trị cao thì lập tức bên chủ cửa hàng khóa tài khoản và biến mất khiến nhiều người bị hại điêu đứng.
Thực tế vì mua hàng và được hoàn tiền nên người bị hại không nhận được sản phẩm, với những trường hợp chủ cửa hàng biến mất thì người bị hại hoàn toàn mất trắng số tiền đã bỏ ra.
Những vụ án này cho đến hiện nay chưa có lời giải đáp và các nạn nhân hầu hết đều đang phải chờ đợi thông tin từ các cơ quan chức năng. Vì vậy hãy thật cẩn trọng trước những hành vi lừa đảo trên.
[caption id="attachment_4401" align="aligncenter" width="800"] tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng[/caption]
II. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và các chế tài xử lý
Nhiều câu hỏi được đặt ra là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có kiện được không?Trên thực tế, nếu có thể chứng minh một người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dù là qua mạng hay bất kể hình thức nào thì đều có thể tố cáo với cơ quan Công an để điều tra. Nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng thì Viện kiểm sát sẽ là cơ quan yêu cầu khởi tố bị can.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là tội vi phạm hình sự, vì vậy cần có cơ quan chức năng vào cuộc và khởi tố người phạm tội chứ không khởi kiện ra tòa như vụ án dân sự.
Sau đây là các chế tài xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
1. Phạt tiền với người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền như sau:- Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản; hoặc trong trường hợp đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
- Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; gian lận hoặc lừa đảo trong môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán bất động sản, tài sản.
Ngoài ra còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do hành vi chiếm đoạt tài sản mà có được.
2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng đi tù bao lâu?
Hiện nay theo quy định của pháp luật, tội lừa đảo chiếm đoạt qua mạng cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương tự như Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.Theo đó, có 04 khung hình phạt dành cho người bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
Mức phạt hình sự đối với tội danh này có thể là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng cho đến 20 năm tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ phạm tội.
Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có thể phải đi tù từ 06 tháng cho đến 20 năm.
III. Tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ở đâu?
Nếu nhận thấy mình là một trong những nạn nhân của những kẻ lừa có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể gửi đơn tố cáo tội phạm đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát và gửi kèm các chứng cứ liên quan.Sau khi cơ quan điều tra tiếp nhận những thông tin của bạn thì việc còn là bận cần chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án theo đúng trình tự tội phạm và trả lại tài sản cho bạn trong thời gian thi hành án.
Trên đây là những thông tin về tội lừa đảo tài sản qua mạng và các chế tài đối với người có hành vi vi phạm, hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn.