Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Lừa Đảo Trực Tuyến FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Lừa Đảo Trực Tuyến FfWzt02
 


#1

08.04.22 20:18

lenguyenauto

lenguyenauto

Thành viên cứng
0947957988
Thành viên cứng
Kỹ thuật số, công nghệ ngày một phát triển nên người dân có xu hướng chuyển sang hoạt động giao dịch thương mại trực tuyến nhiều hơn. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 bùng nổ khiến cho người dân muốn giao dịch, trao đổi mua bán qua các kênh online hơn trước. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các tội phạm công nghệ thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến ngày càng nhiều.
[caption id="attachment_3401" align="aligncenter" width="600"]Lừa Đảo Trực Tuyến Lua-dao-truc-tuyen-1 Lừa đảo trực tuyến[/caption]

1. Những phương thức lừa đảo với nhiều vỏ bọc mới

Lừa đảo trực tuyến là hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại thông qua mạng lưới trực tuyến như mạng xã hội, app đầu tư tài chính mạo danh, bán hàng online giá rẻ, mua hàng online với sản phẩm chất lượng cao… 
Sau khi nhận được tiền cọc hoặc tiền chuyển khoản của các nạn nhân, những đối tượng lừa đảo này sẽ xóa sạch mọi dấu vết, khóa sàn giao dịch và bỏ số điện thoại. 
Dưới đây là cách nhận biết trang web lừa đảo mà người dân cần hết sức nâng cao cảnh giác.

1.1 Lừa đảo mua hàng online 

[caption id="attachment_3402" align="aligncenter" width="600"]Lừa Đảo Trực Tuyến Lua-dao-truc-tuyen Lừa đảo trực tuyến, lừa đảo mua hàng online trên facebook, zalo,...[/caption]
Kẻ lừa đảo sẽ lợi dụng nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng; sau đó, họ sẽ giới thiệu sản phẩm và yêu cầu đặt cọc tiền trước với hình thức chuyển khoản. Tuy nhiên, sản phẩm rao bán sẽ không bao giờ đến tay bạn mà số tiền chuyển dịch thì ra đi mãi mãi. 
Các đối tượng này chủ yếu nhắm vào các nhà phân phối, đại lý, nhà kinh doanh bán lẻ với đơn đặt hàng lớn. 
Vậy làm gì khi mua hàng online bị lừa? Người dân nên nhận biết trang web, fanpage bán hàng đó có địa chỉ, số điện thoại và review (đánh giá) có rõ ràng hay không. Bài đăng trên kênh mua hàng online có nhận được nhiều review (đánh giá) cao. 

1.2 Giả mạo tin nhắn thương hiệu nổi tiếng, cuộc gọi từ ngân hàng

Đối tượng mạo danh tin nhắn thương hiệu (Brandname) của ngân hàng (nhiều nhất) gửi các tin nhắn đính kèm đường dẫn (link) dẫn đến một trang web giả mạo giao diện của ngân hàng và yêu cầu khách hàng truy nhập thực hiện giao dịch. Từ đó, khách hàng có thể bị chiếm lấy thông tin và mất tiền hoàn toàn trong tài khoản ngân hàng.
Phổ biến trong loại hình lừa đảo qua cuộc gọi là các cuộc gọi giả mạo có đầu số từ nước ngoài như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)… hoặc giả mạo nhân viên ngân hàng, các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ gọi để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thu tiền các loại hình dịch vụ.

1.3 Đánh cắp tài khoản, số điện thoại mượn tiền người thân

Các đối tượng lừa đảo đánh cắp tài khoản Facebook, Zalo  của người dùng rồi nhắn tin nhờ những người trong “friendlist” chuyển tiền, mua thẻ điện thoại, mua hàng online…  
Ngoài ra, các hình thức lừa đảo qua Facebook là gửi đường link trang web lừa đảo, phát tán mã độc qua Messenger dưới hình thức tin trúng thưởng, tin nhận quà ưu đãi miễn phí qua Messenger để lấy mã OTP nhằm rút hết tiền trong thẻ tín dụng của người bị hại
[caption id="attachment_3403" align="aligncenter" width="600"]Lừa Đảo Trực Tuyến Lua-dao-truc-tuyen-2 Chiêu trò lừa đảo trưc tuyến, đánh cắp tài khoản, số điện thoại mượn tiền người thân[/caption]

2. Một số dấu hiệu nhận biết của cuộc tấn công lừa đảo

Sau đây là một số cách nhận diện lừa đảo trên mạng mà người dân không nên bỏ qua 
Người dùng nhận được email/tin nhắn Messenger trên Facebook/tin nhắn SMS hoặc cuộc gọi… từ một người xa lạ tự xưng là Công An, Viện Kiểm Sát, Tòa Án hay Cục Bưu Chính Viễn Thông đề nghị cung cấp một số thông tin về tài khoản ngân hàng, mã xác nhận, mã OTP, dữ liệu cá nhân
Nhận được tin nhắn vay tiền, mượn tiền từ một người quen trên Facebook, Zalo mà bạn không thể liên lạc được qua số điện thoại hay nghe giọng nói trực tiếp của họ qua các ứng dụng công nghệ. 
Lời đề nghị kiểm tra thông tin cá nhân qua tin nhắn SMS hay đề nghị truy cập với một trang web lạ hoặc quen từ một số điện thoại/tên định danh bất kỳ.
Nhận được những đường link lạ, đường link web với domain (tên miền) ít người sử dụng. Đây có thể là đường link độc, chỉ cần 1 thao tác nhấn vào thôi, thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng sẽ biến mất
Nhận được lời đề nghị mua/bán hàng online mà thông tin cung cấp không rõ ràng, mơ hồ về số điện thoại, địa chỉ liên hệ. 
Chú ý các bước cần thực hiện nhằm tránh bị lừa đảo trực tuyến trên đây để không khiến bản thân “sập bẫy” những tên lừa đảo qua mạng.

3.  Làm gì khi bị lừa đảo trực tuyến

Việc đầu tiên khi phát hiện ra bản thân bị lừa đảo qua mạng, chính là thu thập tất cả thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại và tài khoản ngân hàng bị chiếm đoạt để làm bằng chứng tố cáo với cơ quan chức năng.
Sau đó, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo đến cơ quan công an nơi cư trú để kịp thời giải quyết.
Hồ sơ tố giác nên chuẩn bị như sau:
  • Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người bị hại (bản sao công chứng)
  • Đơn trình báo công an
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (hình ảnh, video, ghi âm có chứa thông tin về hành vi phạm tội lừa đảo)

4. Kết luận 

Đối tượng lừa đảo trực tuyến không phải là chuyên gia công nghệ cao hay có kiến thức chuyên môn về kỹ thuật số nhưng vẫn thực hiện hành vi lừa đảo vô cùng thành thục, tinh vi. Chính vì vậy, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chúng nếu như người dân thiếu cảnh giác. Vì thế, chúng ta hãy trở thành người dùng công nghệ thông minh với sự tìm tòi, thu nạp những tin tức xã hội thường xuyên, đặc biệt là những hành vi lừa đảo.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết