mintmintonline
Thành viên gắn bó 0997904041
Việc xây dựng khẩu phần ăn cho người mắc bệnh gout không thể sơ sài nếu bạn muốn cải thiện tình hình sức khỏe và không khiến vấn đề trở nên phức tạp. Bệnh có được kiểm soát tốt hay không phụ thuộc nhiều vào bữa ăn hằng ngày.
Bệnh gout xảy ra khi acid uric trong máu tăng, hình thành tinh thể muối urat, lắng đọng ở các khớp xương. Chế độ ăn uống và tác dụng phụ của một số loại thuốc là những yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc tăng lượng acid uric. Các phân tử này được hình thành từ quá trình phân hủy thức ăn giàu đạm.
Do vậy khi điều trị cho bệnh nhân gout, bác sĩ cực kỳ lưu ý vấn đề ăn uống với họ và người nhà. Muốn kiểm soát tốt lượng acid uric trong máu thì hãy cẩn thận với thực đơn hằng ngày của mình nhé.
BỆNH NHÂN GOUT NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ?
Trong phần này sẽ có hai nội dung chính là những thực phẩm cần bổ sung và những món ăn thức uống cần tránh xa đối với bệnh nhân gout nói chung.
1/ Bệnh nhân gout nên ăn gì để cải thiện sức khỏe
Thực phẩm được gọi là tốt cho bệnh nhân gout nếu chúng đáp ứng được yêu cầu không làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Hoặc tốt hơn nữa, thức ăn hỗ trợ hạ acid uric, cung cấp chất chống oxy hóa để giảm viêm, giảm đau.
Những loại thực phẩm sau được khuyến cáo nên đưa vào thực đơn của người bệnh gout:
+ Vitamin C: Mỗi ngày, bệnh nhân gout có thể bổ sung 500 – 1000mg vitamin C từ các loại trái cây như đu đủ, ổi, cam, nước chanh,…
+ Nước lọc: Uống nhiều nước rất tốt trong việc tăng cường đào thải acid uric ra khỏi máu, có thể uống nước khoáng kiềm thay nước lọc.
+ Thực phẩm kiểm soát acid uric máu: Chẳng hạn như quả đào đen, cải bẹ xanh, dưa hấu hay chuối,… có tác dụng ổn định nồng độ acid uric.
+ Thực phẩm giàu tinh bột: Bạn có thể thiết kế bữa ăn với những món giàu tinh bột như ngũ cốc, phở, bún, khoai lang, bánh mì,…
+ Sữa ít béo: Sữa ít béo và chế phẩm từ chúng có thể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà không làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
+ Thịt có màu trắng: Các loại thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo có màu trắng sẽ ít purin và hạn chế acid uric trong máu và cung cấp protein cho cơ thể.
Người bệnh gout kiêng khem nhiều thứ nên cơ thể dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo những gợi ý trên để chuẩn bị thực đơn đa dạng cho mình hoặc người thân nếu mắc bệnh gout.
2/ Bệnh nhân gout nên kiêng món gì?
Theo các báo cáo y học, những thực phẩm sau đây nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến bùng phát cơn gout cấp:
+ Thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt chó, nội tạng động vật, tôm, cua, trứng vịt lộn,…
+ Thực phẩm tăng trưởng nhanh như các loại nấm, măng, giá đỗ,…
+ Thức uống làm giảm tốc độ đào thải acid uric trong máu như bia rượu, nước uống có ga,…
+ Các món chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đậm,…
Nếu trong quá trình điều trị, bạn không chú ý kiêng cữ tốt thì việc chữa bệnh sẽ không hiệu quả, ngược lại còn tốn thời gian, tiền bạc, khiến bệnh tiến triển khó lường.
GỢI Ý THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI BỆNH GOUT
Dựa vào những nguyên tắc nên ăn và nên kiêng dành cho người bệnh gout vừa kể trên thì chúng ta có thể tham khảo gợi ý về thực đơn hằng ngày như sau:
+ Bữa sáng: 1 cốc nước lọc, 5 quả dâu tây (hoặc quả chuối, xoài,…), ngũ cốc nguyên hạt với sữa ít béo (hoặc bún thịt heo, bánh cuốn).
+ Bữa trưa: 1 bát cơm nhỏ, gà rang (hoặc tôm chay, giò chay), salad rau xanh (hoặc bát canh nhỏ).
+ Bữa xế: Ít hoa quả tươi, nước lọc hoặc nước khoáng kiềm.
+ Bữa tối: 1 bát cơm nhỏ, lạc/vừng rang (hoặc tôm chay), đậu xanh luộc (hoặc canh bí xanh), sữa chua ít béo, trà hạt cần tây, hoa quả.
Bệnh nhân có thể linh hoạt thực đơn để đa dạng bữa ăn mỗi ngày, giúp hạn chế tình trạng biếng ăn, suy nhược cơ thể. Mặc dù không thể ăn uống thoải mái như người bình thường nhưng bạn hoàn toàn thưởng thức được những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/bac-si-huong-dan-thuc-don-hang-ngay-cua-nguoi-benh-gout.html
Thông tin liên hệ: phòng khám đa khoa hoàn cầu