Các giải pháp chống cháy cho các nhà xưởng, nhà kho, khu nuôi trồng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nông dân. Sơn chống cháy là biện pháp phòng cháy chữa cháy được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi. Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt sơ lược về loại sơn này.
Sơn chống cháy - giải pháp chống cháy hiệu quả cho các kết cấu thép
Kết cấu thép được ứng dụng nhiều trong các công trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Vì khí hậu Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi bão lũ và áp thấp nhiệt đới, thép là vật liệu cứng cáp có thể chống chọi tốt với thời tiết. Để các kết cấu thép tăng tuổi thọ và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết, việc phủ thêm lớp sơn bảo vệ và chống cháy vô cùng cần thiết.
Sơn chống cháy có thể bảo vệ các kết cấu thép ở các nông trại, nhà tiền chế chứa lương thực, chuồng trại. Loại sơn này sở hữu một số ưu điểm như: không chứa thành phần gây hại với sức khỏe, vật nuôi và cây trồng; thời gian khô nhanh, chịu được nhiệt độ cao và sự thay đổi của thời tiết.
Về khả năng chống cháy, sơn bắt đầu phát sinh phản ứng hóa học ở nhiệt độ từ 159 - 200 – 250 độ C (tùy vào loại sơn sử dụng). Khi xảy ra phản ứng, lớp sơn chống cháy sẽ nở ra và phồng lên, tạo một lớp không khí ngăn giữa kết cấu thép với nhiệt độ phát ra từ đám cháy. Nhờ đó, kết cấu thép vẫn giữ được tính năng như ban đầu, không biến dạng và sụp đổ theo thời gian. Điều này giúp lính cứu hỏa có thời gian sơ tán và ngăn ngừa thiệt hại nặng.
Tác dụng chống cháy của loại sơn này phụ thuộc vào độ dày màng sơn. Sơn chống cháy có thể chịu được nhiệt trong vòng 45 phút cần lớp sơn có độ dày 325 micromet. Tiêu chuẩn chống cháy 120 phút cần lớp sơn dày 600 micromet.
Tóm lại là, sơn chống cháy chính là giải pháp giúp bảo vệ kết cấu thép được đánh giá cao. Lớp sơn này không chỉ được ứng dụng trong công nghiệp mà còn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
> Đọc thêm: Sơn mạ kẽm - Hướng dẫn cách giải quyết các sai sót thường gặp