mintmintonline
Thành viên gắn bó 0997904041
Tình trạng kinh nguyệt đều (từ 28-20 ngày/chu kỳ) nhưng không rụng trứng thường rất hiếm gặp ở phụ nữ khỏe mạnh. Nó thường xảy ra ở các bé gái vị thành niên, phụ nữ sau khi sinh con, sảy thai/ nạo phá thai, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mắc các bệnh lý.
Theo các chuyên gia Y tế cho biết: “Kinh nguyệt đều nhưng không rụng trứng có thể do chị em gặp các vấn đề bất thường liên quan đến nội tiết tố, chức năng buồng trứng hay do các tổn thương thực thể tại vùng hạ đồi – tuyến yên tác động gây nên”. Cụ thể các nguyên nhân thường sẽ bao gồm:
● Vùng hạ đồi – tuyến yên của chị em vì một nguyên nhân nào đó mà suy giảm tiết hormone kích thích buồng trứng, nên trứng không chín để rụng. Hoặc do buồng trứng bị nhạy cảm với các hormone tiết ra từ tuyến yên (thường gặp hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh)
● Chị em mắc bệnh lý hoặc các tổn thương thực thể ở vùng dưới đồi – tuyến yên như: suy tuyến yên, rối loạn di truyền (thiếu hụt hormone tăng trưởng)… làm rối loạn nội tiết tố, suy giảm chức năng bài tiết hormone.
● Mắc một số các bệnh lý ở buồng trứng, phổ biến là bệnh đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, suy buồng trứng, viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng…
● Nhiều trường hợp chị em kinh nguyệt đều nhưng không rụng trứng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, phổ biến là thuốc tránh thai, gây ức chế rụng trứng (rối loạn phóng noãn).
● Ngoài ra, một số trường hợp chị em kinh nguyệt đều nhưng không rụng trứng do các yếu tố khác gây ra (ít gặp hơn): Tăng prolactin máu, suy dinh dưỡng hoặc bép phí, tinh thần luôn trong tình trạng căng thẳng, lo âu, stress kéo dài; dự trữ buồng trứng (AMH) thấp, rối loạn chức năng tuyến giáp (u tuyến giáp, cường giáp)…
CÁC DẤU HIỆU CHU KỲ KINH NGUYỆT ĐỀU NHƯNG KHÔNG RỤNG TRỨNG
Để xác định chính xác một chu kỳ kinh nguyệt có rụng trứng hay không? thì chị em cần làm các xét nghiệm đặc hiệu để đánh giá chính xác. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể thông qua các đặc điểm của kinh nguyệt, sự thay đổi của cơ thể để tự nhận biết có hiện tượng rụng trứng xảy ra hay không:
Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt
Với một chu kì kinh không xảy ra hiện tượng phóng noãn thì thường ngắn ngày hơn so với chu kỳ bình thường, khoảng từ 23-25 ngày. Nguyên nhân được lý giải là do không có sự phóng noãn xảy ra nên không có sự tạo thành và hoạt động của hoàng thể, nội tiết tố bị thay đổi, do đó chu kỳ kinh bị rút ngắn hơn ở giai đoạn sau.
Bên cạnh chu kỳ ngắn, một số các trường hợp máu kinh nguyệt ra quá nhiều (chu kỳ kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mất hơn 80ml) hoặc chảy máu quá ít (dưới 20ml, không đủ thấm băng vệ sinh 2-3 ngày đã hết)…
Thân nhiệt cơ thể
Đối với chu kỳ kinh nguyệt đều nhưng không rụng trứng, thì thân nhiệt của chị em có đôi chút khác biệt. Thường thì vào vài ngày trước khi hành kinh thì kinh nguyệt phụ nữ sẽ tăng lên do tác động của các hormone hoàng thể tiết ra. Tuy nhiên, nếu theo dõi kỹ nhiệt độ cơ thể thì sẽ thấy ở các chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ không tăng lên. Chị em có thể cẩn thận theo dõi nhiệt độ cơ thể và ghi chép liên tục trong vòng 18 ngày.
Đặc điểm thống kinh trong ngày “đèn đỏ”
Nếu ở các chu kỳ hành kinh trước đây bạn có biểu hiện thường xuyên bị đau bụng kinh trước và trong khi ra máu kinh, đau có thể âm ỉ cho đến dữ dội (tùy trường hợp). Nhưng trong chu kỳ này bạn không cảm thấy đau đớn gì hoặc chỉ đau rất nhẹ thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy vòng kinh không phóng noãn nên không gây thống kinh (đau bụng kinh).
Không tiết dịch âm đạo
Đối với phụ nữ, dịch âm đạo là hiện tượng sinh lý tự nhiên, phản ánh sức khỏe sinh lý và sinh sản của phụ nữ. Thông thường dịch tiết sẽ ra nhiều hơn, có màu như lòng trắng trứng hoặc hơi đục vào thời điểm rụng trứng, trước khi hành kinh vài ngày, khi quan hệ tình dục (bôi trơn) hoặc mang thai… Tuy nhiên, nếu sắp tới ngày hành kinh mà bạn không thấy xuất hiện chất nhầy thì đó có thể là dấu hiệu của hiện tượng không rụng trứng, mặc dù kinh nguyệt vẫn có bình thường.
Nguồn ** https://dakhoamientrung.vn/vi-sao-kinh-nguyet-deu-nhung-khong-rung-trung-bac-si-giai-dap.html