Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Phụ tùng, dịch vụ: Quy định về lập vi bằng mua bán nhà đất khi không có sổ đỏ FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Phụ tùng, dịch vụ: Quy định về lập vi bằng mua bán nhà đất khi không có sổ đỏ FfWzt02
 


#1

20.06.22 16:18

Xoanvpccnh

Xoanvpccnh

Thành viên khởi nghiệp
0363767227
Thành viên khởi nghiệp
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định và trong nhiều trường hợp phải có giấy tờ nhất định. Vậy theo quy định của pháp luật thì lập vi bằng mua bán nhà đất khi không có số đỏ có hợp pháp hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề pháp lý này trong bài viết dưới đây.


1. Pháp luật cấm lập vi bằng mua bán nhà đất không có Sổ đỏ?


Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng như sau:
“…
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”.
Theo đó, đối với nhà đất không có Sổ đỏ, Sổ hồng thì vẫn lập vi bằng để chuyển nhượng bình thường nếu nhà đất đó có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
 
2. Danh sách giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu


Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP trường hợp nhà đất không có Sổ đỏ, Sổ hồng thì vẫn được phép lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nếu có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu theo quy định pháp luật, cụ thể:
* Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, gồm:
(1) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
(2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.
(3) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
(4) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
(5) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
(6) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất,
(7) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.
(Cool Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
(9) Hộ gia đình, cá nhân có quyết định giao đất, quyết định hoặc hợp đồng cho thuê đất của Nhà nước từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014.
* Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở
Căn cứ Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở mà không phải là Sổ đỏ, Sổ hồng gồm:
(1) Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

>>>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục sang tên sổ đỏ uy tín tại Hà Nội

(2) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05/7/1994.
 
(3) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết.
(4) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005.
(5) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01/7/2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Nếu nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết.
(6) Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật...

>>>> Có thể bạn quan tâm: Công chứng ngoài giờ hành chính tại Hà Nội

Trên đây là nội dung phân tích về quy định của pháp luật đối với vấn đề lập vi bằng mua bán nhà đất khi không có sổ đỏ. Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh  -  quận Đống Đa, Tp Hà Nội
Số hotline: 0966.22.7979 - 0935.669.669
Địa chỉ email: ccnguyenhue165@gmail.com

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết