maihuyentrang384
Thành viên gắn bó 0847673941
Sức hấp dẫn kì lạ của những chiếc đèn chắp vá có giá nghìn đô
Sự biến ảo màu sắc của kính màu trên chiếc đèn không phải nằm ở bề mặt mà nằm bên trong kính. Có một số màu đặc biệt phải sử dụng đến vàng hoặc một số chất quý hiếm để chế tạo. Hãy cùng MHT HOUSE tìm hiểu về sức hấp dẫn của đèn Tiffany.
Năm 1985 giới hâm mộ nghệ thuật và đồ cổ thế giới giật mình khi nghe tin hãng đấu giá Christie’s ở New York bán chiếc đèn kính màu Magnolia (Hoa Mộc lan) với giá cao chót vót là 528.000 US$. Đây là chiếc đèn có chao hình vòm được ghép bằng 1260 miếng kính màu hoà sắc dịu dàng do hãng Tiffany sản xuất 1905.
Dòng đèn kính màu xuất phát từ Hoa Kỳ vào thập niên 80 thế kỷ 19, khởi xướng tại studio kính màu của hoạ sĩ, nhà sáng chế Louis Comfort Tiffany ở New York. Bắt chước thành công của Tiffany, lần lượt xuất hiện các hàng làm đèn khác như Duffner & Kimberlym, Bigelow & Kennard, John Morgan & Sons, Gorham, Hendel… nhưng được đánh giá cao nhất và được ưa chuộng nhất vẫn là những chiếc đèn do hãng Tiffany thiết kế và làm ra.
Xem thêm: đèn tiffany hà nội
Trên thế giới hiện nay số lượng nghệ nhân có khả năng làm ra được những chiếc đèn Tiffany tương đương chất lượng những chiếc đèn bảo tàng còn lại cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi vậy, để có được một chiếc đèn phiên bản đẹp, những người chơi đèn Tiffany thường phải lần mò, tìm hiểu về nghệ nhân, phải chi một khoản tiền lớn, đôi khi phải chờ vài năm để nghệ nhân tìm đủ kính thích hợp và để hoàn chỉnh một chiếc đèn.
Có nhiều chiếc đèn đã gắn cuộc đời của chúng với những người chủ có tên tuổi, vai vế xã hội. Bởi vậy, ngoài việc dựa trên các dấu vết do chính hãng Tiffany để lại, các hãng đấu giá thường lần theo dấu vết lịch sử của từng chiếc đèn để xác định ‘thân phận’ của chúng.
Khác với kính màu trên các bức tranh kính nhà thờ xưa này vẫn được vẽ lên đó một loại sơn đặc biệt, trong suốt, sau đó được nung nhẹ lựa để tạo thành lớp màu men trên bề mặt của kính, kính màu của Tiffany lại được chế ra từ quá trình tinh luyện silicat với những loại khoáng chất khác nhau để tạo thành màu sắc khác nhau.
Sự biến ảo màu sắc của kính màu Tiffany không phải nằm ở bề mặt mà nằm bên trong kính. Có một số màu đặc biệt phải sử dụng đến vàng hoặc một số chất quý hiếm để chế tạo. Sau khi đã tạo được các loại kính màu tinh khiết, tiếp đến là giai đoạn pha trộn các loại kính màu đó với nhau ở nhiệt độ nóng chảy để thu được các hiệu ứng khác nhau về màu sắc và bề mặt. Công đoạn này hoàn toàn phải được các nghệ nhân thực hiện trực tiếp bằng tay và bằng kinh nghiệm.
Thường mỗi nghệ nhân chỉ chuyên chế tạo một hoặc vài ba loại kính màu mà thôi và mỗi tấm kính sau khi được bàn tay nghệ nhân tạo ra đều xứng đáng được coi là tác phẩm nghệ thuật.
Xem thêm: kính hoa văn đồng
Chân đèn Tiffany cũng là cả một lĩnh vực đặc biệt. Mỗi chiếc chao đèn Tiffany chỉ phù hợp với một hoặc vài loại chân đèn do chính Tiffany Studio chế tác ra. Giống như những chiếc chao đèn Tiffany, tất cả chân đèn Tiffany đều mang dáng dấp của phong cách dòng nghệ thuật Tân hiện đại (Art Nouveau), đầy tính sáng tạo độc đáo và xứng đáng được coi là tác phẩm nghệ thuật.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có một vài người quan tâm và sưu tầm dòng đèn kính màu Taffany nhưng thú chơi đó chưa phổ biến. Thay vào đó đa số mọi người chỉ được biết đến những chiếc đèn kính màu loè loẹt “made in China” được sản xuất hàng loạt và thiết kế rất ẩu. Những chiếc đèn đó sử dụng kính màu công nghiệp hoặc loại kính màu thiếu độ tinh khiết do đó không thể tạo được hiệu ứng chiếu sáng rực rỡ hoặc huyền ảo như kính màu Tiffany.
Chiếc đèn Elaborate Peony (Hoa mẫu đơn) đường kính chao 56cm ghép từ 1038 miếng kính màu, tuy không đẹp lắm, nhưng được bán tại Christie’s trong phiên đấu giá ngày 8/12/2009 là 1.538.500 US$ cũng đã gây ra không ít nghi ngờ, tranh luận trong giới sưu tầm đèn.
Sự biến ảo màu sắc của kính màu trên chiếc đèn không phải nằm ở bề mặt mà nằm bên trong kính. Có một số màu đặc biệt phải sử dụng đến vàng hoặc một số chất quý hiếm để chế tạo. Hãy cùng MHT HOUSE tìm hiểu về sức hấp dẫn của đèn Tiffany.
Năm 1985 giới hâm mộ nghệ thuật và đồ cổ thế giới giật mình khi nghe tin hãng đấu giá Christie’s ở New York bán chiếc đèn kính màu Magnolia (Hoa Mộc lan) với giá cao chót vót là 528.000 US$. Đây là chiếc đèn có chao hình vòm được ghép bằng 1260 miếng kính màu hoà sắc dịu dàng do hãng Tiffany sản xuất 1905.
Dòng đèn kính màu xuất phát từ Hoa Kỳ vào thập niên 80 thế kỷ 19, khởi xướng tại studio kính màu của hoạ sĩ, nhà sáng chế Louis Comfort Tiffany ở New York. Bắt chước thành công của Tiffany, lần lượt xuất hiện các hàng làm đèn khác như Duffner & Kimberlym, Bigelow & Kennard, John Morgan & Sons, Gorham, Hendel… nhưng được đánh giá cao nhất và được ưa chuộng nhất vẫn là những chiếc đèn do hãng Tiffany thiết kế và làm ra.
Xem thêm: đèn tiffany hà nội
Trên thế giới hiện nay số lượng nghệ nhân có khả năng làm ra được những chiếc đèn Tiffany tương đương chất lượng những chiếc đèn bảo tàng còn lại cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi vậy, để có được một chiếc đèn phiên bản đẹp, những người chơi đèn Tiffany thường phải lần mò, tìm hiểu về nghệ nhân, phải chi một khoản tiền lớn, đôi khi phải chờ vài năm để nghệ nhân tìm đủ kính thích hợp và để hoàn chỉnh một chiếc đèn.
Có nhiều chiếc đèn đã gắn cuộc đời của chúng với những người chủ có tên tuổi, vai vế xã hội. Bởi vậy, ngoài việc dựa trên các dấu vết do chính hãng Tiffany để lại, các hãng đấu giá thường lần theo dấu vết lịch sử của từng chiếc đèn để xác định ‘thân phận’ của chúng.
Khác với kính màu trên các bức tranh kính nhà thờ xưa này vẫn được vẽ lên đó một loại sơn đặc biệt, trong suốt, sau đó được nung nhẹ lựa để tạo thành lớp màu men trên bề mặt của kính, kính màu của Tiffany lại được chế ra từ quá trình tinh luyện silicat với những loại khoáng chất khác nhau để tạo thành màu sắc khác nhau.
Sự biến ảo màu sắc của kính màu Tiffany không phải nằm ở bề mặt mà nằm bên trong kính. Có một số màu đặc biệt phải sử dụng đến vàng hoặc một số chất quý hiếm để chế tạo. Sau khi đã tạo được các loại kính màu tinh khiết, tiếp đến là giai đoạn pha trộn các loại kính màu đó với nhau ở nhiệt độ nóng chảy để thu được các hiệu ứng khác nhau về màu sắc và bề mặt. Công đoạn này hoàn toàn phải được các nghệ nhân thực hiện trực tiếp bằng tay và bằng kinh nghiệm.
Thường mỗi nghệ nhân chỉ chuyên chế tạo một hoặc vài ba loại kính màu mà thôi và mỗi tấm kính sau khi được bàn tay nghệ nhân tạo ra đều xứng đáng được coi là tác phẩm nghệ thuật.
Xem thêm: kính hoa văn đồng
Chân đèn Tiffany cũng là cả một lĩnh vực đặc biệt. Mỗi chiếc chao đèn Tiffany chỉ phù hợp với một hoặc vài loại chân đèn do chính Tiffany Studio chế tác ra. Giống như những chiếc chao đèn Tiffany, tất cả chân đèn Tiffany đều mang dáng dấp của phong cách dòng nghệ thuật Tân hiện đại (Art Nouveau), đầy tính sáng tạo độc đáo và xứng đáng được coi là tác phẩm nghệ thuật.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có một vài người quan tâm và sưu tầm dòng đèn kính màu Taffany nhưng thú chơi đó chưa phổ biến. Thay vào đó đa số mọi người chỉ được biết đến những chiếc đèn kính màu loè loẹt “made in China” được sản xuất hàng loạt và thiết kế rất ẩu. Những chiếc đèn đó sử dụng kính màu công nghiệp hoặc loại kính màu thiếu độ tinh khiết do đó không thể tạo được hiệu ứng chiếu sáng rực rỡ hoặc huyền ảo như kính màu Tiffany.
Chiếc đèn Elaborate Peony (Hoa mẫu đơn) đường kính chao 56cm ghép từ 1038 miếng kính màu, tuy không đẹp lắm, nhưng được bán tại Christie’s trong phiên đấu giá ngày 8/12/2009 là 1.538.500 US$ cũng đã gây ra không ít nghi ngờ, tranh luận trong giới sưu tầm đèn.