thanhreview
Thành viên cứng 0379107602
Mỗi viên kim cương đều tồn tại như một cá thể riêng biệt, chúng có những đặc điểm và tiêu chuẩn khác nhau giúp tạo nên giá trị và nét đẹp của riêng nó. Và để đánh giá chất lượng và giá trị của kim cương, thước đo chính xác và phổ biến nhất đó là dựa vào tiêu chuẩn 4Cs của kim cương.
Tiêu chuẩn 4Cs của kim cương được tạo ra bởi GIA (Gemological Institute of America) - Viện Ngọc học Hoa Kỳ - và được công nhận, sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như một cách đánh giá kim cương.
4 chữ C trong tiêu chuẩn 4Cs của kim cương là viết tắt cho: Carat (trọng lượng) - Cut (mài cắt) - Color (nước màu) - Clarity (độ sạch).
Cách đánh giá kim cương phổ biến nhất hiện nay là dựa theo tiêu chuẩn 4Cs của kim cương
[size=30]Carat - Trọng lượng kim cương[/size]
Theo tiêu chuẩn 4Cs của kim cương, carat (viết tắt là ct) là đơn vị dùng để đo trọng lượng của kim cương, 1.00ct tương đương với 0.2g.
Khi trọng lượng kim cương tăng thì giá của viên kim cương cũng sẽ tăng theo. Thông thường, các mốc trọng lượng tạo nên sự gia tăng giá trị của kim cương đó là 0.30ct, 0.40ct, 0.50ct, 0.70ct, 0.90ct 1.00ct, 1.50ct, 2.00ct, 3.00ct, 4.00ct, 5.00ct, 10.00ct.
Do trọng lượng carat là yếu tố dễ xác định nhất của kim cương nên người mua thường tập trung vào trọng lượng carat. Tuy nhiên, giá của một viên kim cương cao hay thấp còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn khác là nước màu, mài cắt và độ sạch chứ không chỉ dựa vào trọng lượng của kim cương. Vì vậy, cách chọn kim cương chính xác nhất đó là dựa trên tổng hợp cả 4 yếu tố trong tiêu chuẩn 4Cs của kim cương.
Sự thay đổi của kim cương tại các mốc trọng lượng nhất định
[size=30]Cut - Mài cắt kim cương[/size]
Mài cắt kim cương (hay còn gọi là giác cắt kim cương) là yếu tố đề cập đến khả năng phản chiếu ánh sáng của kim cương đến mắt người nhìn. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong tiêu chuẩn 4Cs của kim cương vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp trực quan của viên kim cương.
Khi ánh sáng chiếu đến kim cương, các tia sáng sẽ xuyên vào bên trong, tương tác với các mặt cắt và sau đó phản xạ ngược lại ra bên ngoài tạo nên hiệu ứng lấp lánh mà mắt người nhìn thấy. Một viên kim cương được mài cắt với tỷ lệ chính xác sẽ có vẻ ngoài rực rỡ và vô cùng lấp lánh. Ngược lại, kim cương được cắt quá nông hoặc quá sâu sẽ bị tối và thiếu sức sống.
Mài cắt kim cương được phân loại dựa trên độ đối xứng (symmetry), tỷ lệ (proportion) và độ đánh bóng (polish), sự thay đổi của ba yếu tố này ở mỗi viên kim cương sẽ mang đến khả năng phản xạ ánh sáng khác nhau.
Thang đo phân loại giác cắt kim cương của GIA
Mua ngay: Nhẫn kim cương Double Halo cushion đai tấm NKC2302
[size=30]Color - Nước màu kim cương[/size]
Nước màu kim cương là yếu tố phản ánh sắc màu tự nhiên của kim cương. Một viên kim cương được xem là hoàn hảo là một viên kim cương không màu, giá trị của viên kim cương sẽ tăng theo mức độ không màu của nó.
Theo hệ thống phân loại màu kim cương từ D đến Z của GIA, D đại diện cho mức độ cao nhất là không màu và giảm dần đến giá trị thấp nhất là Z có sắc nâu nhẹ hoặc vàng. Trên thực tế, để thấy được sự thay đổi về nước màu của kim cương thì hai viên kim cương cần được so sánh về màu sắc phải cách nhau ít nhất hai tone màu mới thấy được sự khác biệt. Mỗi khác biệt nhỏ về màu sắc thôi cũng sẽ tạo nên khoảng cách lớn về giá trị của kim cương. Lý do là vì kim cương càng không màu thì độ phản chiếu ánh sáng sẽ càng tốt, từ đó giúp gia tăng vẻ đẹp của viên kim cương.
Cách chọn kim cương theo nước màu dựa trên hệ thống phân loại của GIA
Mua ngay: Nhẫn kim cương Threestone twist NKC3103
[size=30]Clarity - Độ sạch kim cương[/size]
Trước tiên, để hiểu được chữ C cuối cùng trong tiêu chuẩn 4Cs của kim cương, ta phải hiểu về nguồn gốc hình thành của kim cương trước. Về bản chất, kim cương tự nhiên được tạo thành từ các khoáng chất có chứa cacbon bị chịu nhiệt và áp suất cực kì cao trong lòng đất. Trong quá trình này, các phản ứng có thể sinh ra nhiều tạp chất và tì vết trên bề mặt của kim cương. Để tìm được kim cương không chứa tạp chất trong tự nhiên là rất khó, do đó kim cương càng chứa ít tạp chất, các lỗi trên bề mặt càng nhỏ thì càng có độ sạch và giá trị cao.
- Hoàn hảo (FL): Không có tạp chất và không có cả tì vết bên ngoài dù soi dưới kính phóng đại gấp 10 lần.
- Hoàn hảo bên trong (IF): Không có tạp chất bên trong dù nhìn dưới kính phóng đại gấp 10 lần, có một số tì vết rất nhỏ bên ngoài.
- Rất, rất ít tạp chất (bao gồm VV1 và VVS2): Tạp chất rất ít, khó nhìn thấy dưới kính phóng đại gấp 10 lần.
- Rất ít tạp chất (bao gồm VS1 và VS2): Tạp chất nếu nhìn kĩ sẽ thấy rõ dưới kính phóng đại gấp 10 lần, dù vậy tạp chất ở mức độ này vẫn được xem là rất nhỏ.
- Ít tạp chất (bao gồm SI1 và SI2): Tạp chất có thể nhận thấy dưới kính phóng đại gấp 10 lần.
- Nhiều tạp chất (bao gồm I1, I2 và I3): Nhiều tạp chất nhìn thấy rõ dưới kính phóng đại gấp 10 lần.
Càng ít tạp chất và tì vết thì kim cương càng sạch
Trên đây chính là cách đánh giá kim cương và cách chọn kim cương dựa trên tiêu chuẩn 4Cs của kim cương do GIA đề ra. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách chọn kim cương thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với Tierra Diamond.
Là đối tác của các nhà cung cấp, cắt mài Kim cương Thiên nhiên lớn trên thế giới, Tierra Diamond có thể nhanh chóng tìm kiếm và nhập khẩu những viên kim cương chất lượng cao nhất chỉ trong khoảng 10 ngày làm việc. Do đó, Tierra sẽ tạo cơ hội để khách hàng thoải mái lựa chọn được viên kim cương phù hợp nhất với sở thích và ngân sách của mình.
Bên cạnh đó, Tierra Diamond sở hữu đội ngũ thợ kim hoàn lành nghề và dày dặn kinh nghiệm kết hợp cùng hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo tạo ra những mẫu trang sức kim cương cao cấp, tinh xảo, thiết kế ấn tượng và thời thượng nhất hiện nay.
Xem thêm:
Kiểm định Kim Cương GIA là gì? Cách đọc giấy kiểm định, 4Cs và tra mã số
xem thêm: https://www.tierra.vn/news/hieu-dung-ve-tieu-chuan-4cs-cua-kim-cuong-de-lua-chon-vien-kim-cuong-hoan-hao-carat-trong-luong-cut-mai-cat-color-nuoc-mau-clarity-do-sach-758