dieuthuyenvtt
Thành viên cứng 0123456789
Tìm hiểu tiểu đường type 2
Tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose do thiếu hụt hoặc rối loạn hormone chuyển hóa insulin. Glucose không được chuyển hóa tích tụ lâu trong máu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như: gây rối loạn chuyển hóa lipid, protein, carbohydrate, gây tổn thương tim và mạch máu, thần kinh, mắt, thận,…
tiểu đường type 2 chiếm đến 90% các ca bệnh Tiểu đường
Tiểu đường được chia thành 2 nhóm là: tiểu đường type 1 (do thiếu hụt sản xuất insulin) và tiểu đường type 2 (do sử dụng insulin không đúng cách). Có thể hiểu rằng bệnh tiểu đường type 2 là do đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể sử dụng insulin không đúng cách, khiến đường huyết tăng cao. Tuyến tụy vì thế cần tiết tăng insulin để bù thiếu hụt, giữa cho mức đường huyết bình thường.
Thế nhưng theo thời gian hoạt động quá sức, tuyến tụy không tiết đủ insulin đáp ứng yêu cầu cơ thể, khiến đường huyết tăng cao và gây bệnh.
2. Tiểu đường type 2 có thể gây ra các biến chứng nào?
Có tới 90% trường hợp bệnh nhân tiểu đường thuộc nhóm bệnh này. Tình trạng glucose trong máu cao kéo dài gây nên nhiều rối loạn chuyển hóa khác kèm theo, gây tổn thương nhiều cơ quan.Tiểu đường type 2 có thể gây biến chứng tim mạch nguy hiểm
Cụ thể, biến chứng bệnh bao gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính.
>> Tham khảo: tiểu đường ăn bánh xèo được khôngtd {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}
td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}
2.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính có thể gặp một số trường hợp như:Hạ Glucose máu: Người bệnh ăn kiêng quá mức, dùng thuốc hạ đường quá liều sẽ có thể dẫn đến biến chứng này.
Dấu hiệu nhận biết là lời nói, cử chỉ của người bệnh chậm chạp. Cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Ngoài ra còn có thể run, cồn cào, vã mồ hôi,...
Tăng Glucose máu quá cao
Bệnh nhân sẽ cảm thấy khát nước, tiểu nhiều, yếu cơ, chuột rút,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê.
2.2. Biến chứng mạn tính
Biến chứng tim mạchĐây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường type 2, có thể gây tử vong nếu không phát hiện và can thiệp sớm. Tăng đường huyết kéo dài gây ra nhiều bệnh lý động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, dẫn tới các biến chứng tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Biến chứng thần kinh
Glucose trong máu cao làm tổn thương thần kinh toàn cơ thể nhưng khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất là thần kinh ngoại vi và các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường gây tình trạng đau, ngứa, mất cảm giác, nhiễm trùng, chấn thương nặng ở chân.
Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải cắt cụt chi khi nhiễm trùng nặng để tránh lây nhiễm cho các cơ quan khác.
Biến chứng thận
Các mạch máu nhỏ ở thận cũng bị tổn thương khi glucose tăng cao mạn tính, gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thận. Đặc biệt ở những người mắc bệnh thận trước đó thì nguy cơ suy thận rất cao. Để giảm nguy cơ bệnh và biến chứng, việc duy trì huyết áp và glucose máu ổn định là rất quan trọng.
Biến chứng mắt
Hầu hết bệnh nhân tiểu đường cả type 1 và type 2 đều dễ phát triển các bệnh lý về mắt gây mù lòa hoặc giảm thị lực. Do đó nếu bệnh nhân thấy có dấu hiệu mắt mờ, mỏi nhanh chóng thì cần sớm kiểm tra và can thiệp. Giữ ổn định huyết áp và mức glucose máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này.
Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường type 2 rất nguy hiểm cho mẹ và bé
Biến chứng tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của thai nhi. Nguy cơ có thể gặp như: Thai nhi quá cân, trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao, dễ mắc tiểu đường, trẻ sau sinh hạ đường huyết đột ngột, tai biến sinh nở, chấn thương,…
Như vậy biến chứng tiểu đường type 2 rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh và có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào. Vì thế thường xuyên theo dõi, kiểm tra và duy trì mức đường huyết, huyết áp ổn định là cách tốt nhất để ngăn ngừa.
>> Xem thêm: Tập luyện cho người tiểu đườngtd {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}