Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Quy trình quản lý đơn hàng mang lại hiệu quả tối ưu nhất FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Quy trình quản lý đơn hàng mang lại hiệu quả tối ưu nhất FfWzt02
 


#1

20.10.22 17:43

hanhnguyenneee

hanhnguyenneee

Thành viên gắn bó
0927213606
Thành viên gắn bó
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tập trung vào việc tối ưu quy trình quản lý đơn hàng của mình. Bởi nếu việc quản lý đơn hàng phức tạp và kém hiệu quả, doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận khi kinh doanh. Vậy bạn đã hiểu rõ quy trình được thực hiện như thế nào chưa? Hãy cùng GoSELL theo dõi bài viết dưới đây.
Quy trình quản lý đơn hàng mang lại hiệu quả tối ưu nhất Axz76Z3A9UYFiYg4RD7K01HG4JYR4xJQHWIY6xrBvaGoZ_z1qN4maMPB9Z-eohiCK6mMh0bCH0MLsNN3_SWHPWVe70q7H5M0vB-Wjwu9qlYNgnuFPcWboAARmieYyDpIp0apHRk4qSKQOjw0poUV_6GeVIaAtmA9TcOFQ23VnF2Eh6wMIO6q8zbnDQ


Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu Tại sao quản lý đơn hàng lại quan trọng cho doanh nghiệp?

Bước 1: Tiếp nhận đơn hàng



Bước đầu tiên trong quy trình quản lý đơn hàng là tiếp nhận đơn. Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của cuộc công nghệ 4.0, việc tiếp nhận những đơn hàng online ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số trong tổng số đơn hàng được đặt. Có 4 loại đơn hàng trong ngành thương mại điện tử:
  • Đặt hàng trước (Pre – Order): là loại đơn hàng được đặt khi sản phẩm chuẩn bị ra mắt thị trường thường phải đặt tiền trước. Loại đặt hàng này được áp dụng để kích thích sự tò mò, gây tiếng vang với khách hàng để sản phẩm có khởi đầu tốt trước khi ra mắt thị trường
  • Đặt hàng lại (Backorder): là loại đơn hàng mà nhà bán lẻ tiếp nhận đối với những sản phẩm đã hết hàng. Ngay sau đó, họ sẽ liên hệ ngay với nhà cung cấp để kịp thời cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  • Hàng order: là hàng được đặt bởi khách hàng, có thể có ở kho của người bán hoặc không. Trong trường hợp không có sẵn người bán sẽ nhập về bán cho bạn
  • Purchase order: là đơn đặt hàng với các nhà cung cấp mà doanh nghiệp sẽ mua từ họ nguyên vật liệu hoặc sản phẩm

Bước 2: Xử lý đơn hàng



Đây là bước quan trọng nhất liên quan đến chất lượng hàng hóa được đóng gói có đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và tiêu chí kiểm định hàng hóa hay không. Do đó, 2 yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý trong bước này chính là tốc độ và sự chính xác trong xử lý đơn hàng.
Thực tế, tùy vào quy mô và nhu cầu của công ty sẽ có 3 cách thức quan trọng để xử lý đơn hàng như sau:
  • Warehouse fulfillment: là hình thức mà công ty sở hữu kho hàng riêng, tự quản lý các hoạt động liên quan đến hoàn tất đơn hàng. Loại hình này phù hợp với 2 loại công ty là công ty có quy mô, ngân sách lớn và công ty mới kinh doanh có thể tự thực hiện hoạt động quản lý kho bãi.
  • Dropshipping: là hình thức người bán không thực sự sở hữu hàng hóa mà sẽ liên hệ với nhà cung cấp chuyển trực tiếp hàng cho người mua. Đây là loại hình được áp dụng phổ biến ở các sàn thương mại điện tử.
  • Third – party fulfilment: là hình thức đẩy mạnh thuê các dịch vụ bên ngoài thực hiện tất cả các hoạt động trong quy trình quản lý đơn hàng. Đây được xem là giải pháp tối ưu đối với những công ty vừa và nhỏ.

Dù lựa chọn cách thức nào, quy trình xử lý đơn hàng đều trải qua các bước: lấy hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng.

Bước 2.1: Lấy hàng



Lấy đúng mặt hàng từ nhà kho là bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện. Tuy nhiên, với số lượng hàng ngàn đơn mỗi ngày cùng mẫu mã, chủng loại khác nhau, việc tìm và lấy đúng mặt hàng sẽ rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, dưới đây là 4 cách chọn lựa mà bạn có thể áp dụng:
  • Lấy từng cái một (single order): là cách thức chỉ chọn một đơn hàng tại một thời điểm trước khi chuyển sang đơn hàng tiếp theo. Đây là cách được ứng dụng phổ biến đối với các nhà bán lẻ mới hoạt động hoặc công ty có quy mô nhỏ với số lượng đơn hàng ít (dưới 20 đơn/ngày).
  • Chọn theo nhóm (Batch picking): nhiều đơn hàng được nhóm thành một nhóm, một công nhân sẽ phụ trách một nhóm và thực hiện lấy hàng trong một lần. Cách thức này được áp dụng khi số lượng đơn đặt hàng cao với ít sản phẩm hoặc sản phẩm đơn lẻ.
  • Chọn theo khu vực (Zone Picking): tất cả nhân viên được chỉ định phụ trách từng khu vực riêng tại kho, do đó một đơn hàng sẽ được luân chuyển qua tất cả các khu vực tương ứng cho đến khi hoàn thiện. Cách thức này phù hợp với nhà bán lẻ có số lượng đơn lớn với nhiều sản phẩm.
  • Chọn theo từng đợt (Wave Picking): mỗi nhân viên được bố trí phụ trách một khu vực trong kho và tiến hành chọn các mặt hàng có tại khu vực của mình và đưa đến khu vực đóng gói, bàn đóng gói sẽ tổng hợp những sản phẩm này thành một đơn hàng. Cách này phù hợp với nhà bán lẻ phải vận chuyển khối lượng lớn đơn hàng với nhiều mặt hàng.

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sau khi lựa chọn cách thức phù hợp cần bố trí cấu trúc khu vực kho một cách hợp lý để việc lấy hàng được diễn ra trơn tru theo một quy trình hiệu quả.

Bước 2.2: Đóng gói hàng



Việc đóng gói hàng hóa là vô cùng quan trọng để giúp phân biệt hàng hóa một cách dễ dàng, bảo quản tình trạng của hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi nhất để vận chuyển đến tay khách hàng.
Quy trình đóng gói gồm những công việc: chọn vật liệu bao bì đóng gói có kích thước phù hợp, cân gói hàng hóa và dán nhãn vào phiếu đóng gói (chứa thông tin trọng lượng, kích thước, chi tiết mặt hàng, số lượng và số SKU).
Tùy vào kích thước và đặc tính từng loại hàng hóa sẽ có cách đóng gói phù hợp khác nhau sao cho đảm bảo sự an toàn, chất lượng và đúng tiêu chuẩn, quy cách đóng gói. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tuy được đóng gói cẩn thận nhưng vẫn chưa được giao đến đúng khách hàng và quy cách thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cân nhắc những điều sau:
  • Sử dụng thiết bị quét mã vạch để tìm kiếm và xác định đúng loại hàng hóa cần lấy dễ dàng, nhanh chóng và chuẩn xác
  • Nhiều công ty vận chuyển hiện nay đang có xu hướng kết hợp cả yếu tố kích thước hộp vào phí vận chuyển. Do đó bạn cần có từ 3 – 5 kích thước hộp tiêu chuẩn để lựa chọn thích hợp nhằm tránh phí vận chuyển phát sinh không mong muốn
  • Một số vật liệu đóng gói giúp bảo vệ hàng hóa tốt nhưng có chi phí cao hơn. Do đó, cần cân nhắc lựa chọn loại bao bì thích hợp với từng mặt hàng để tránh sự lãng phí nhưng mang lại hiệu quả cao
  • Ghi đúng thông tin vào phiếu đóng gói để tránh sai sót trong quá trình vận chuyển

Bước 2.3: Giao hàng



Bước cuối cùng trong quy trình xử lý đơn hàng chính là giao đơn hàng đến đúng đối tượng khách hàng. Những việc cần làm bao gồm:
In nhãn vận chuyển và hóa đơn
Đánh dấu đơn hàng đã được vận chuyển trong kênh bán hàng hoặc hệ thống phần mềm quản lý
Gửi email xác nhận giao hàng và tình trạng đơn hàng để khách hàng có thể theo dõi

Bước 3: Xử lý các yêu cầu sau bán hàng

Giao hàng đến tay khách hàng chưa phải là bước cuối cùng của quy trình quản lý đơn hàng. Để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, tăng lòng trung thành của họ và độ tin cậy của thương hiệu, bạn cần giải quyết những vấn đề phát sinh sau khi khách hàng đã nhận hàng.

Bằng cách lắng nghe và thấu hiểu, bạn cần hiểu rõ vấn đề mà khách hàng đang gặp phải như giao sai hàng, thời gian giao hàng lâu, hàng kém chất lượng, thiếu hàng,… Sau đó cần đưa ra giải pháp xử lý phù hợp để xoa dịu khách hàng có thể bao gồm cách thức hoàn trả tiền, đổi trả hàng, giảm giá hàng,…

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết