Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Nhận biết các dấu hiệu Đau Dạ Dày và Cách phòng ngừa tốt nhấ FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Nhận biết các dấu hiệu Đau Dạ Dày và Cách phòng ngừa tốt nhấ FfWzt02
 


#1

29.10.22 11:51

phuongtranyennhi

phuongtranyennhi

Thành viên khởi nghiệp
0988123421
Thành viên khởi nghiệp
Đau dạ dày là tình trạng phổ biến chung ở tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống thêm hối hả, bận rộn và áp lực thì càng có nhiều mắc bệnh đau dạ dày hơn. Việc sớm nhận biết các dấu hiệu đau dạ dày có thể giúp người bệnh phòng ngừa hiệu quả và điều trị kịp thời.
Cùng Nhà thuốc Việt khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây bạn nhé! 
5 dấu hiệu đau dạ dày thường gặp nhất
Đau vùng thượng vị
Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân đau dạ dày, cảm giác đau âm ỉ, đau nóng rát và tức vùng bụng khiến người bệnh rất khó chịu. Vị trí đau tập trung nhất là vùng bụng đến ngực, đôi khi có thể lan đến cả sau lưng. 
Đau vùng thượng vị ở bệnh nhân đau dạ dày có tính chất cấp tính, nghĩa là xảy ra theo từng đợt. Triệu chứng thường xuất hiện và kéo dài từ 1 - 2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất cho đến đợt cấp tính sau.
Sức khỏe, đời sống: Nhận biết các dấu hiệu Đau Dạ Dày và Cách phòng ngừa tốt nhấ Dau-thuong-vi-sapo 
  • Cần phân biệt triệu chứng đau vùng thượng vị do đau dạ dày hay các bệnh lý liên quan khác bằng đặc điểm sau:
  • Đau vùng thượng vị do đau dạ dày: Cơn đau có tính chu kỳ, thường liên quan đến bữa ăn như sau khi ăn quá no hoặc quá đói trước bữa ăn.
  • Đau vùng thượng vị do ung thư dạ dày: Cơn đau không có tính chu kỳ, thường kéo dài triền miên thay vì khởi phát theo đợt.
  • Đau vùng thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng: Đặc điểm chu kỳ khá giống với đau dạ dày nên khó phân biệt qua triệu chứng, cảm giác đau nặng nhất là khi thức ăn vào.
  • Đau vùng thượng vị do loét tá tràng: Cơn đau thường xuất hiện nhất khi đói và sẽ giảm dần sau khi ăn.

Chán ăn, ăn uống kém
Đau dạ dày thường khiến bệnh nhân chán ăn, kém ăn uống do triệu chứng bệnh gây ra cũng như thức ăn không được tiêu hóa tốt. Sau bữa ăn, đau dạ dày khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nên người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, cảm giác khó chịu. Vì thế bệnh nhân cũng không muốn ăn và không thèm ăn.
Ngoài ra sau khi ăn, bệnh nhân còn bị triệu chứng bỏng rát, đau vùng thượng vị. 
Buồn nôn và nôn
Người bệnh có thể buồn nôn và nôn nhiều, nôn ngay sau khi ăn xong, nôn hết thức ăn.
Nếu đã nôn hết thức ăn, cơn đau bụng sẽ giảm, nhưng một lúc sau cơn đau lại xuất hiện trở lại. Nếu nôn quá nhiều mà không can thiệp sẽ làm cho người bệnh mất nước và chất điện giải, hốc hác, nhợt nhạt, mệt mỏi và gây sút.
Ngoài ra, nôn có thể kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng, đi lỏng, sinh hơi nhiều (trung tiện nhiều) và chán ăn.
Sức khỏe, đời sống: Nhận biết các dấu hiệu Đau Dạ Dày và Cách phòng ngừa tốt nhấ 20210628_buon-non-la-tinh-trang-bat-thuong-1 
Ợ hơi
Đây là triệu chứng quan trọng để phán đoán bệnh đau dạ dày. Bệnh nhân dễ bị ợ chua, ợ hơi kèm theo triệu chứng đau vùng thượng vị.
Hơi thức ăn hoặc thậm chí thức ăn trào lên thực quản hoặc họng còn gây tổn thương, đau vùng ức mũi hoặc sau xương ức.
Chảy máu tiêu hóa
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh có thể phát hiện triệu chứng này khi có biểu hiện: nôn ra máu tươi hoặc đen lẫn với thức ăn, phân màu đỏ tươi hoặc đen. Cùng với đó, chảy máu tiêu hóa khiến bệnh nhân bị thiếu máu, cảm giác hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp.
Cách phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả nhất
  • Nên ăn đúng giờ đúng bữa, tránh bỏ bữa, để bụng quá đói;
  • Tránh thức khuya, căng thẳng, làm việc quá sức;
  • Không ăn các thực phẩm cay nóng, chua, hoặc thức ăn quá nóng ảnh hưởng đến thực quả và dạ dày;
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại nước ngọt, cà phê,... hoặc các chất kích thích gây hại khác;
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày như: sữa chua, cơm trắng, xôi nếp, đu đủ, quả táo, nước dùa, củ gừng,...
  • Đặc biệt để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, ngoài việc kiêng cữ và xây dựng lối sống lành mạnh, các bác sĩ khuyên người bệnh nên kết hợp bổ sung các loại viên nghệ mật ong giúp chữa lành các tổn thương dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có hại cho sức khỏe dạ dày.

Sức khỏe, đời sống: Nhận biết các dấu hiệu Đau Dạ Dày và Cách phòng ngừa tốt nhấ Vien-nghe-mat-ong-tot-nhat 
Gợi ý cho bạn tham khảo >>> uống viên nghệ mật ong lúc nào tốt nhất
Trên là những chia sẻ về chủ đề 5 dấu hiệu đau dạ dày thường gặp nhất, hi vọng qua đó bạn đọc có được nhiều thông tin nhằm cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn.
Chúc bạn sớm điều trị thành công!

Xem thêm:
Người đau bao tử nên ăn gì? Top các thực phẩm tốt nhất

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết