HuuPhuc
Thành viên gắn bó 0908404146
Nhiều năm qua ở Thủ đô, các dòng sông như Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy luôn ở mức độ ô nhiễm trầm trọng. Dòng nước tại các sông đều bốc mùi nồng nặc, đen kịt, khẩu độ dòng chảy bị thu hẹp, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Mới đây Hà Nội đặt quyết tâm kỳ vọng sớm hồi sinh các con sông này để tăng khả năng thoát nước vào mùa mưa lũ.
Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố khẩn trương rà soát, đánh giá, cần sớm có giải pháp nạo vét, khơi thông, xử lý ô nhiễm nguồn nước.
Mục tiêu của Thủ đô là làm "sống lại" các dòng sông chết bấy lâu như: Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy để tăng khả năng lưu thoát nước trong mùa mưa và khi xảy ra lũ lụt; đặc biệt là tại khu vực các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức...
Tại sông Đáy (đoạn chảy qua khu vực huyện Hoài Đức) từ lâu nơi đã trở thành dòng sông chết với tình trạng ô nhiễm nặng.
Nước đặc quánh, đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc...
Sông Tô Lịch từ lâu được biết đến với con sông có mức độ ô nhiễm nặng nề nhất ở Thủ đô với chiều dài 14,6 km, chảy qua 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì.
Mỗi ngày dòng sông này nhận hơn 150.000 m³ nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, đổ thẳng xuống dòng sông.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại sông Tô Lịch đã diễn ra từ hơn hai chục năm qua với hơn 300 cống xả thải xả trực tiếp xuống lòng sông Tô Lịch mỗi ngày.
Từ nhiều năm qua Hà Nội đã nhiều lần muốn “hồi sinh” dòng sông này nhưng đều chưa thành công.
Sông Nhuệ với chiều dài 74 km, trong đó đoạn thuộc Tp.Hà Nội dài hơn 63 km (nối thông với sông Tô Lịch) cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Hiện trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 2.521 nguồn thải, trong đó, 1.672 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (bệnh viện), 586 làng nghề.
Nhiều thời điểm, theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) sông Nhuệ-Đáy có chất lượng môi trường nước kém nhất trong năm lưu vực sông ở miền Bắc.
Dòng sông thứ 4 cần hồi sinh là sông Tích đoạn chảy qua xã Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai), tình trạng ô nhiễm tại đây ghi nhận không quá nặng nề như các con sông trên, tuy nhiên khẩu độ ngày càng bị thu hẹp dần.
Người dân trên địa bàn Thủ đô kỳ vọng rất nhiều vào quyết tâm hồi sinh các dòng sông chết trên địa bàn của lãnh đạo Thành phố.
Nguồn: https://tienphong.vn/hien-trang-4-dong-song-chet-ma-ha-noi-muon-hoi-sinh-de-chong-ngap-post14849...Cám ơn mọi người đã ghé thăm và tham khảo bài viết của chúng tôi .ĐÂY LÀ TRANG WEB THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ CHUYÊN ĐĂNG TIN CHUYÊN VỀ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG, TRANG TRÍ NỘI THÂT : https://hoikientrucvietnam.com/