HuuPhuc
Thành viên gắn bó 0908404146
Ứng trước thưởng Tết, lên kế hoạch tăng lương, hỗ trợ thực phẩm cho công nhân là cách nhà máy sản xuất áp dụng để giữ lao động chờ thị trường phục hồi.
Từ tháng 6, Công ty D.G ở TP Thủ Đức, 100% vốn FDI, đối mặt khó khăn khan hiếm nguyên liệu sản xuất, phải mua một số mặt hàng ở chợ đen với giá tăng có lúc gần gấp đôi. Lãnh đạo doanh nghiệp cho hay việc này khiến chi phí sản xuất tăng cao nhưng nhà máy vẫn chấp nhận để giải quyết đơn hàng và duy trì việc làm mức cơ bản cho lao động.
Nhiều tháng qua, gần 1.000 công nhân D.G làm việc tuần 48 tiếng, thời gian làm thêm giảm so với trước. Tuy nhiên, nhà máy sản xuất theo chế độ hai ca ngày, đêm, thời gian 12 tiếng nên lao động chỉ đi làm 4 ngày, sau đó nghỉ ba ngày. Với mỗi ca làm việc, ngoài 8 tiếng hành chính, thời gian còn lại công ty tính lương tăng ca gấp 1,5 lần nên kéo thu nhập của công nhân lên cao.
Không chỉ nỗ lực đảm bảo việc làm ổn định, công ty lên kế hoạch tăng lương cho công nhân vào tháng 12 tới và cam kết duy trì thưởng tháng 13 cho toàn bộ nhân viên. Ngoài ra, nhà máy còn duy trì các chính sách phúc lợi cho tất cả nhân viên... Sau gần nửa năm đối mặt với khó khăn, nhân sự của công ty vẫn ổn định.
Công nhân làm việc trong nhà máy may thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh: An Phương
Tương tự, từ giữa tháng 6 đơn hàng ngành dệt may đã bắt đầu chững lại, hoặc giảm đơn hàng. Do đó, nhiều doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng điều tiết sản xuất, chuyển đổi dòng hàng, đảm bảo việc làm cho công nhân.
Bà Nguyễn Thị Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú (PPJ) với hơn 17.000 lao động ở 10 tỉnh thành, cho biết nếu trước đây doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất từ 6 tháng đến một năm thì nay linh hoạt từng tháng thậm chí từng tuần để hoạt động không bị gián đoạn.
Một số nhà máy tìm cách chuyển đổi dòng hàng, thích ứng trong điều kiện khó khăn đảm bảo việc làm cho người lao động. Ngoài ra, theo bà Liên từ nhiều năm qua PPJ đã đa dạng dòng hàng để không bị động nếu một dòng sản phẩm giảm số lượng. "Dòng hàng này giảm còn có dòng hàng khác bù vào, sắp xếp kế hoạch sản xuất phù hợp để các nhà máy đảm bảo có việc giữ chân lao động", bà Liên nói.
Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở luôn đồng hành với doanh nghiệp, có nhiều chương trình hỗ trợ công nhân vượt qua giai đoạn khó khăn như cho vay không tính lãi, cấp học bổng cho con công nhân... Khó khăn so với mọi năm nhưng Công ty PPJ vẫn thực hiện các chính sách lương, thưởng như đã thông báo từ đầu năm.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ tịch công đoàn Dệt may Việt Nam, cho hay nhiều nhà máy thuộc tập đoàn đơn hàng giảm 10-30%, lao động phải nghỉ giãn cách, giảm giờ làm nên thu nhập sẽ giảm so với trước. Để giữ lao động, đặc biệt sau kỳ nghỉ Tết, các nhà máy cùng công đoàn dồn sức hỗ trợ công nhân. Trước mắt các công ty đảm bảo tiền lương hàng tháng và thưởng tháng 13 cho người lao động.
Nhiều nhà máy đang xoay chuyển để tạo việc làm cho công nhân như tìm kiếm đơn hàng mới từ các thị trường phi truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm để thuyết phục được khách hàng mới, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất... Nhiều doanh nghiệp chấp nhận những đơn hàng đơn giá thấp, thậm chí lỗ để có việc cùng làm. "Các nhà máy không còn đặt nặng lợi nhuận, lúc này chỉ cần nhà xưởng sáng đèn", bà Thủy nói.
So với nhiều ngành, sản xuất chế biến gỗ bị tác động sớm và mạnh nhất. Tại Bình Dương, thủ phủ của ngành, nhiều nhà máy sụt giảm 30-50% đơn hàng từ tháng 7. Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, nói rằng đầu năm nhiều chủ doanh nghiệp bỏ rất nhiều chi phí để tuyển người vì lao động khan hiếm.
Tuy nhiên, sau đó tình hình đảo chiều, nhiều nhà máy sụt đơn hàng kéo theo ít việc làm phải cho công nhân nghỉ. Với những người cố gắng trụ lại, các nhà máy cũng dốc hết sức để hỗ trợ, chia sẻ. Có chủ doanh nghiệp còn cầm cố tài sản cá nhân như nhà, xe để có tiền duy trì hoạt động sản xuất.
Nhà máy gỗ Lâm Việt hỗ trợ gạo, mì cho công nhân. Ảnh: An Phương
Là chủ tịch hội đồng quản trị của Gỗ Lâm Việt, ông Liêm cho biết ngay từ đầu năm, khi đơn hàng dồi dào, để khuyến khích công nhân sản xuất, nhà máy cam kết thưởng Tết hai tháng lương. Giờ đây, khi thu nhập giảm, công ty đã ứng trước một nửa tiền thưởng chi cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp thường xuyên hỗ trợ lương thực cho công nhân. "Nhà máy khó nhưng công nhân cũng khổ, phải nương nhau để vượt qua", ông Liêm nói.
Ông Đặng Tấn Đạt, Phó ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn lao động Bình Dương), cho biết tính đến cuối tháng 10, toàn tỉnh có khoảng 240.000 lao động bị giảm giờ làm vì nhà máy bị thiếu đơn hàng. Các công ty xoay xở nhiều cách để đảm bảo thu nhập, giữ chân lao động.
Trước đây, doanh nghiệp có các cơ sở vệ tinh gia công một số khâu trong sản phẩm. Giai đoạn này, họ gom hết về nhà máy để công nhân có việc để làm. Nhiều công ty cho công nhân nghỉ luân phiên, tuần làm 4 ngày, số ngày còn lại trả lương ngừng việc, đảm bảo không thấp hơn mức tối thiểu vùng.
Theo ông Đạt, để có lý do chính đáng chi tiền cho công nhân, các nhà máy cắt giờ làm chính thức nhưng vẫn tổ chức tăng ca ngày làm việc để trả lương tăng thêm 1,5 lần. Như vậy, thời gian làm việc trong tuần không tăng, thậm chí giảm nhưng thu nhập của công nhân vẫn đảm bảo ở mức cơ bản.
Cám ơn mọi người đã ghé thăm và tham khảo bài viết của chúng tôi .ĐÂY LÀ TRANG WEB THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ CHUYÊN ĐĂNG TIN CHUYÊN VỀ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG, TRANG TRÍ NỘI THÂT : https://hoikientrucvietnam.com/
Từ tháng 6, Công ty D.G ở TP Thủ Đức, 100% vốn FDI, đối mặt khó khăn khan hiếm nguyên liệu sản xuất, phải mua một số mặt hàng ở chợ đen với giá tăng có lúc gần gấp đôi. Lãnh đạo doanh nghiệp cho hay việc này khiến chi phí sản xuất tăng cao nhưng nhà máy vẫn chấp nhận để giải quyết đơn hàng và duy trì việc làm mức cơ bản cho lao động.
Nhiều tháng qua, gần 1.000 công nhân D.G làm việc tuần 48 tiếng, thời gian làm thêm giảm so với trước. Tuy nhiên, nhà máy sản xuất theo chế độ hai ca ngày, đêm, thời gian 12 tiếng nên lao động chỉ đi làm 4 ngày, sau đó nghỉ ba ngày. Với mỗi ca làm việc, ngoài 8 tiếng hành chính, thời gian còn lại công ty tính lương tăng ca gấp 1,5 lần nên kéo thu nhập của công nhân lên cao.
Không chỉ nỗ lực đảm bảo việc làm ổn định, công ty lên kế hoạch tăng lương cho công nhân vào tháng 12 tới và cam kết duy trì thưởng tháng 13 cho toàn bộ nhân viên. Ngoài ra, nhà máy còn duy trì các chính sách phúc lợi cho tất cả nhân viên... Sau gần nửa năm đối mặt với khó khăn, nhân sự của công ty vẫn ổn định.
Công nhân làm việc trong nhà máy may thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh: An Phương
Tương tự, từ giữa tháng 6 đơn hàng ngành dệt may đã bắt đầu chững lại, hoặc giảm đơn hàng. Do đó, nhiều doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng điều tiết sản xuất, chuyển đổi dòng hàng, đảm bảo việc làm cho công nhân.
Bà Nguyễn Thị Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú (PPJ) với hơn 17.000 lao động ở 10 tỉnh thành, cho biết nếu trước đây doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất từ 6 tháng đến một năm thì nay linh hoạt từng tháng thậm chí từng tuần để hoạt động không bị gián đoạn.
Một số nhà máy tìm cách chuyển đổi dòng hàng, thích ứng trong điều kiện khó khăn đảm bảo việc làm cho người lao động. Ngoài ra, theo bà Liên từ nhiều năm qua PPJ đã đa dạng dòng hàng để không bị động nếu một dòng sản phẩm giảm số lượng. "Dòng hàng này giảm còn có dòng hàng khác bù vào, sắp xếp kế hoạch sản xuất phù hợp để các nhà máy đảm bảo có việc giữ chân lao động", bà Liên nói.
Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở luôn đồng hành với doanh nghiệp, có nhiều chương trình hỗ trợ công nhân vượt qua giai đoạn khó khăn như cho vay không tính lãi, cấp học bổng cho con công nhân... Khó khăn so với mọi năm nhưng Công ty PPJ vẫn thực hiện các chính sách lương, thưởng như đã thông báo từ đầu năm.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ tịch công đoàn Dệt may Việt Nam, cho hay nhiều nhà máy thuộc tập đoàn đơn hàng giảm 10-30%, lao động phải nghỉ giãn cách, giảm giờ làm nên thu nhập sẽ giảm so với trước. Để giữ lao động, đặc biệt sau kỳ nghỉ Tết, các nhà máy cùng công đoàn dồn sức hỗ trợ công nhân. Trước mắt các công ty đảm bảo tiền lương hàng tháng và thưởng tháng 13 cho người lao động.
Nhiều nhà máy đang xoay chuyển để tạo việc làm cho công nhân như tìm kiếm đơn hàng mới từ các thị trường phi truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm để thuyết phục được khách hàng mới, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất... Nhiều doanh nghiệp chấp nhận những đơn hàng đơn giá thấp, thậm chí lỗ để có việc cùng làm. "Các nhà máy không còn đặt nặng lợi nhuận, lúc này chỉ cần nhà xưởng sáng đèn", bà Thủy nói.
So với nhiều ngành, sản xuất chế biến gỗ bị tác động sớm và mạnh nhất. Tại Bình Dương, thủ phủ của ngành, nhiều nhà máy sụt giảm 30-50% đơn hàng từ tháng 7. Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, nói rằng đầu năm nhiều chủ doanh nghiệp bỏ rất nhiều chi phí để tuyển người vì lao động khan hiếm.
Tuy nhiên, sau đó tình hình đảo chiều, nhiều nhà máy sụt đơn hàng kéo theo ít việc làm phải cho công nhân nghỉ. Với những người cố gắng trụ lại, các nhà máy cũng dốc hết sức để hỗ trợ, chia sẻ. Có chủ doanh nghiệp còn cầm cố tài sản cá nhân như nhà, xe để có tiền duy trì hoạt động sản xuất.
Nhà máy gỗ Lâm Việt hỗ trợ gạo, mì cho công nhân. Ảnh: An Phương
Là chủ tịch hội đồng quản trị của Gỗ Lâm Việt, ông Liêm cho biết ngay từ đầu năm, khi đơn hàng dồi dào, để khuyến khích công nhân sản xuất, nhà máy cam kết thưởng Tết hai tháng lương. Giờ đây, khi thu nhập giảm, công ty đã ứng trước một nửa tiền thưởng chi cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp thường xuyên hỗ trợ lương thực cho công nhân. "Nhà máy khó nhưng công nhân cũng khổ, phải nương nhau để vượt qua", ông Liêm nói.
Ông Đặng Tấn Đạt, Phó ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn lao động Bình Dương), cho biết tính đến cuối tháng 10, toàn tỉnh có khoảng 240.000 lao động bị giảm giờ làm vì nhà máy bị thiếu đơn hàng. Các công ty xoay xở nhiều cách để đảm bảo thu nhập, giữ chân lao động.
Trước đây, doanh nghiệp có các cơ sở vệ tinh gia công một số khâu trong sản phẩm. Giai đoạn này, họ gom hết về nhà máy để công nhân có việc để làm. Nhiều công ty cho công nhân nghỉ luân phiên, tuần làm 4 ngày, số ngày còn lại trả lương ngừng việc, đảm bảo không thấp hơn mức tối thiểu vùng.
Theo ông Đạt, để có lý do chính đáng chi tiền cho công nhân, các nhà máy cắt giờ làm chính thức nhưng vẫn tổ chức tăng ca ngày làm việc để trả lương tăng thêm 1,5 lần. Như vậy, thời gian làm việc trong tuần không tăng, thậm chí giảm nhưng thu nhập của công nhân vẫn đảm bảo ở mức cơ bản.
Cám ơn mọi người đã ghé thăm và tham khảo bài viết của chúng tôi .ĐÂY LÀ TRANG WEB THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ CHUYÊN ĐĂNG TIN CHUYÊN VỀ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG, TRANG TRÍ NỘI THÂT : https://hoikientrucvietnam.com/