Khô khớp gối là tình trạng đang dần phổ biến hiện nay. Bệnh khiến cho việc đi lại, đứng ngồi không thoải mái. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy để hiểu và biết cách phòng tránh bệnh là việc vô cùng cần thiết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin liên quan đến khô khớp gối.
CÁCH ĐIỀU TRỊ KHÔ KHỚP GỐI
1. Sử dụng thuốc
Thông thường, khi gặp phải tình trạng đau nhức khớp gối, bước điều trị đầu tiên cần giảm các cơn đau sau đó tiến hành bổ sung hoặc kích thích sản sinh dịch khớp.
Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc dành cho khô khớp đầu gối như:
– Đối với tình trạng đau: Dùng thuốc giảm đau acetaminophen
+ Acetaminophen dùng trong trường hợp khô khớp nhẹ đến trung bình, giúp giảm đau, sốt.
+ Nên uống với liều 500mg cách mỗi 4-6 giờ/lần
+ Nếu sử dụng liều cao và dùng lâu dài có thể gặp phải các tác dụng phụ như chóng mặt, phát ban, ngứa hoặc sưng họng, lưỡi, mặt, rối loạn chỉ số mỡ máu….
– Đối với tình trạng sưng viêm:
+ Thuốc chống viêm không steroid như Naproxen, Aspirin, Ibuprofen dùng trong những cơn đau, sưng viêm ở mức trung bình
+ Chỉ nên dùng ngắn hạn từ 3-5 ngày, tối đa 7 ngày để tránh tác dụng phụ
+ Cẩn trọng với một số tác dụng phụ ở các loại thuốc NSAID như buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược cơ thể, đau tức ngực, phát ban, đau dạ dày…
2. Vật lý trị liệu
Song song với quá trình điều trị, người bệnh được khuyến cáo nên tiến hành vật lý trị liệu. Đây là những bài tập được xây dựng riêng cho từng bệnh nhân và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Nó nhằm làm tăng sức mạnh và độ dẻo dai ở khớp xương. Từ đó điều tiết dịch khớp, giảm khô từ bên trong.
3. Can thiệp phẫu thuật
Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được phẫu thuật để phục hồi khớp. Biện pháp này nhằm nắn chỉnh, ghép sụn để phục hồi chức năng ở đầu gối. Bác sĩ cần sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi và ít để lại rủi ro nhất cho người bệnh.
4. Những liệu pháp thực hiện tại nhà
Đối với người bệnh bị khô khớp gối, nhất là khô khớp gối ở người già nên thực hiện một số phương pháp tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng đau, khô, cứng khớp:
- Tập thể dục nhẹ nhàng bằng các động tác co duỗi trước khi ngủ dậy
- Ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ
- Chườm nóng tại ổ khớp
- Bổ sung một số thực phẩm tốt cho sụn khớp và dịch khớp
- Nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá sức
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định và cách điều trị của bác sĩ. Vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Miền Trung để được tư vấn cụ thể.
Nguồn: https://dakhoamientrung.vn/tinh-trang-kho-khop-goi-va-cach-dieu-tri-da-nang-quang-nam.html
Thông tin liên hệ: Đa khoa Miền Trung