huong1998
Thành viên khởi nghiệp 0342595366
Ngành thương mại điện tử là gì? Cử nhân ngành TMĐT có thể làm gì?
Thương mại điện tử đã và đang là phương thức kinh doanh của nhiều doanh nghiệp từ tài chính, ngân hàng, vận tải, du lịch,... Điều này đã tạo ra hàng chục nghìn công việc mới, nhất là lao động được đào tạo chuyên nghiệp về ngành TMĐT. Vậy ngành thương mại điện tử là gì? Khi tốt nghiệp, cử nhân ngành TMĐT có thể làm những gì? Cùng GoACADEMY tham khảo ngay bên dưới nhé.
Ngành Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đó là các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số trong quy trình kinh doanh online. TMĐT được thực hiện qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.
Ngành thương mại điện tử học gì?
Ngành Thương mại điện tử trang bị cho người học:
- Các kiến thức về quản trị doanh nghiệp để tổ chức, điều hành và quản trị doanh nghiệp như: Tổng quan thương mại điện tử, Digital Marketing, Quản trị dự án đầu tư, Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Quản trị sàn giao dịch điện tử, Quản trị quan hệ khách hàng…
- Các kiến thức về chuyên ngành TMĐT 4.0 để tổ chức, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên mạng Internet như: Xây dựng và triển khai ứng dụng TMĐT, Marketing điện tử; Thực hiện các hoạt động TMĐT cho doanh nghiệp như: Quảng cáo trực tuyến, tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng, Xây dựng quản lý các website TMĐT, triển khai các hoạt động marketing trên Social media… Thực hiện các hoạt động bán hàng xuyên biên giới trên các sàn TMĐT thế giới như: Amazon, eBay, Alibaba. Thiết lập và quản lý các Website, Fanpage về TMĐT của doanh nghiệp.
- Các kiến thức và kỹ năng bổ trợ về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, làm việc nhóm để thuần thục các chuyên môn quản trị, đảm bảo an toàn cho toàn bộ các kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
Từ đó giúp sinh viên:
- Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh online, xây dựng ý tưởng khởi nghiệp.
- Khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng ứng dụng di động, thiết bị điện tử thông minh.
- Tiếp thị sản phẩm, dịch vụ bằng Digital Marketing trên nền tảng internet thông qua website, mạng xã hội Facebook, Google, Youtube, instagram, tiktok,…và các nhà mạng viễn thông.
- Quản trị đơn hàng, quan hệ khách hàng, kinh doanh online.
- Phát triển tư duy sáng tạo hệ thống và chuyển đổi số trong nền kinh tế số.
>>> Tìm hiểu thêm: 8 bí quyết để kinh doanh thương mại điện tử thành công.
Học Thương mại điện tử ra trường làm gì?
Đánh giá về nhu cầu nguồn nhân lực và cơ hội việc làm của Cử nhân ngành TMĐT, ông Nguyễn Đức Dũng - Phó TGĐ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cho rằng: "Không chỉ các doanh nghiệp công nghệ đang có nhu cầu mạnh mẽ về nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao, được đào tạo bài bản để vận hành các công cụ, phát triển các công cụ, số hóa doanh nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh. Và với việc trang bị khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm cũng như kỹ năng sử dụng công cụ thương mại điện tử thì sinh viên Đại học Đại Nam hoàn toàn có thể rút ngắn khả năng hòa nhập doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí đào tạo hơn nữa”.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành TMĐT có thể làm gì?
- Chuyên gia Chuyển đổi số;
- Chuyên viên Digital Marketing;
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh online tại doanh nghiệp;
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển TMĐT và Kinh tế số.
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số;
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử, chuyên ngành Kinh tế số tại các trường đại học, học viện, viện, cao đẳng và trung cấp…
Một số địa điểm làm việc
- Các doanh nghiệp TMĐT, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, logistic…
- Các cơ quan Nhà nước về TMĐT - Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương.
- Các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành TMĐT.
- Đặc biệt nhất của sinh viên TMĐT là có thể khởi nghiệp - start up với chính những kỹ năng được trau dồi trong quá trình học.
Mức lương sau khi tốt nghiệp của Cử nhân ngành TMĐT dao động từ: 8-20 triệu/tháng, tùy theo vị trí và năng lực. TMĐT cũng là một trong những ngành nghề có thể giúp bạn đem lại nguồn thu nhập không có giới hạn.
Trên đây là một số thông tin mà GoACADEMY muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành thương mại điện tử để có định hướng đúng đắn cho tương lai của mình. Chúc bạn thành công.