hangkhung_2110
Thành viên gắn bó 098856784
Bên cạnh những kênh quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo taxi, thì quảng cáo trên xe bus Hà Nội cung đang thu hút được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn thành phố, kênh quảng cáo này mới chỉ du nhập vào Việt Nam trong 4, 5 năm trở lại đây nhưng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường quảng cáo tại Hà Nội
Theo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và Hiệp hội Quảng cáo Hà Nội, việc quảng cáo trên hệ thống xe buýt và taxi sẽ tránh được sự lãng phí và bù lỗ cho việc trợ giá rất lớn của Nhà nước hiện nay. Quảng cáo cũng sẽ góp phần tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc xe buýt lưu hành trên đường.
Trong khi doanh nghiệp muốn quảng cáo xe bus TPHCM vẫn đang phải bù lỗ lớn cho hệ thống xe buýt Ông Phùng Đăng Hải, Tổng giám đốc Liên hiệp hợp tác xã xe bus Hà Nội, cho biết, hiện thành phố có 2.000 xe buýt nhưng hằng năm phải bù lỗ cho 1.000 chiếc. Dự kiến, trong năm 2006, thành phố phát triển 4.000 chiếc. Như thế, tổng giá trị bù lỗ cho doanh nghiệp càng tăng cao.
Theo ông Hải, tính về hiệu quả, nếu được phép quảng cáo, mỗi chiếc sẽ thu lại 10 triệu đồng/năm, 4.000 xe mỗi năm sẽ thu hơn 40 tỷ đồng. Riêng hệ thống taxi, hiện thành phố có 8.000-10.000 chiếc. "Nếu chỉ tính sơ mỗi chiếc taxi thu được từ quảng cáo là 10 triệu đồng/năm. Vậy, tổng cộng mỗi năm doanh thu từ xe buýt và taxi gần 100 tỷ đồng. Đây là một nguồn thu lớn chiếm khoảng 1/10 đối với việc trợ giá, chưa kể đến vấn đề tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động", ông Hải nói.
Đại diện Trung tâm điều hành xe buýt - Công ty xe khách Sài Gòn cho rằng, hiện nay việc trợ giá của thành phố đang ngày càng thu hẹp, do lượng xe ngày càng nhiều, ngân sách Nhà nước không đủ để bù lỗ cho doanh nghiệp. Cụ thể nếu doanh thu của một xe buýyt khoảng 100.000 đồng/ngày thì chỉ được hưởng trợ giá 50%.
Nhưng doanh thu của một chiếc xe đạt trên 100.000 đồng/ngày sẽ không được hưởng trợ giá. Theo trưởng bộ phận điều hành xe buýt Công ty kinh doanh vận tải Phương Trinh Nguyễn Văn Hoàng, nếu được phép quảng cáo sẽ phần nào gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh xe buýt. "Vì mức trợ giá thấp nên chúng tôi đã ngừng các hoạt động trên các tuyến đường trong nội thành. Hiện công ty chỉ thực hiện một tuyến Hà Nội - cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh và không được hưởng trợ giá.
Công ty muốn bù lỗ bằng việc kiếm thêm thu nhập từ quảng cáo nhưng vẫn không thể thực hiện, vì phía thành phố chưa cho phép", ông Hoàng nói. Trao đổi với TS, ông Trần Quý Cáp, Chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Hà Nội cho biết, tổng giá trị quảng cáo cả nước hiện có khoảng 5.000 tỷ đồng/năm. Hà Nội chiếm hơn 2.000 tỷ đồng. Riêng chi phí dành cho quảng cáo ngoài trời là 300 tỷ đồng.
Nhưng tính đến nay, đối với loại hình quảng cáo ngoài trời, thành phố chỉ đạt 100 tỷ đồng. Như thế, so với cung cầu vẫn còn thiếu trầm trọng. Trong khi, thành phố lại cấm hình thức quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng, nhất là quảng cáo trên xe buýt và quảng cáo trên xe taxi.
Theo ông Cáp, về mặt pháp lý, pháp lệnh của Quốc hội ban hành năm 2001 không có quy định cấm quảng cáo trên xe buýt. Các tỉnh thành khác cũng được phép làm điều này còn thành phố thì không. "Xe buýt là một vật thể chuyển động đi đến tất cả các đầu mối theo từng tuyến đường khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp rất thích chọn quảng cáo trên xe buýt để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Mặt khác, nếu cho phép quảng cáo hệ thống xe sẽ được chăm sóc kỹ hơn", ông Cáp cho biết thêm.
Một quan chức của Trung tâm điều hành quản lý giao thông đô thị Hà Nội cho biết, hiện nay trên thế giới rất nhiều nước áp dụng phương pháp quảng cáo trên xe buýt và việc làm này đã mang lại những khoản doanh thu rất lớn. Ông cho biết, từ trước đến nay ở VN chưa từng có trường hợp tai nạn giao thông nào được cho là do "nhìn ngắm" quảng cáo trên xe buýt gây ra. Vị quan chức trên cũng cho hay, hiện nay ở hầu hết các ngã ba, ngã tư hay những khu vực bùng binh lớn đều có những bảng quảng cáo rất lớn. Đặc biệt, càng ngày những bảng quảng cáo điện tử như những màn hình tivi cực lớn với những hình ảnh sống động càng được sử dụng phổ biến. "Nếu nói về mức độ thu hút sự chú ý thì những bảng quảng cáo này còn có khả năng gây ra tai nạn hơn rất nhiều so với những hình quảng cáo trên thân xe buýt", vị quan chức trên nói thêm.
Trả lời TS, Phó giám đốc Sở Giao thông công chính Hà Nội Dương Hồng Thanh dè dặt thừa nhận, vẫn biết cho phép quảng cáo trên hệ thống các phương tiện giao thông công cộng sẽ giảm bớt được phần lớn trong việc trợ giá. Tuy nhiên, do chưa được phép của UBND thành phố nên Sở phải chấp hành. "Chúng tôi chỉ được phép làm khi nào lãnh đạo cấp trên đồng ý", ông Thanh nói.
Trong một lần trả lời kiến nghị của Hiệp hội quảng cáo, Chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Hải cho biết, sẽ cho rà soát lại các hình thức quảng cáo trên địa bàn trong thời gian tới. Thành phố cũng đồng ý cho hiệp hội tham gia vào công tác quy hoạch hệ thống quảng cáo. Tuy nhiên, đối với việc quảng cáo trên xe buýt thì trước mắt chưa thể trả lời hiệp hội. Phía thành phố sẽ xem xét sau.