Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Diễn đàn rao vặt tổng hợp: Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động, phân loại và ứn FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Diễn đàn rao vặt tổng hợp: Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động, phân loại và ứn FfWzt02
 


#1

23.04.23 9:20

huynhlai

huynhlai

Thành viên gắn bó
0932163033
Thành viên gắn bó
Contactor là gì?
Contactor, hay còn được gọi là công tắc tơ hoặc khởi động từ, là thiết bị quan trọng trong hệ thống điện dùng để đóng cắt các tiếp điểm và tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Contactor giúp điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,... thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa. Thao tác đóng ngắt của contactor thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thủy lực. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là các loại contactor điện từ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến contactor đóng ngắt theo cơ chế điện từ.
Diễn đàn rao vặt tổng hợp: Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động, phân loại và ứn N4E4hYK
Cấu tạo của Contactor
Contactor có 3 bộ phận chính:
1. Nam châm điện: Gồm cuộn dây dùng để tạo ra lực hút nam châm, lõi sắt và lò xo dùng để đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.
2. Hệ thống dập hồ quang: Hệ thống dập hồ quang giúp giảm tình trạng các tiếp điểm bị cháy và mòn dần khi chuyển mạch.
3. Hệ thống tiếp điểm: Gồm tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ. Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động và ngược lại là tiếp điểm thường mở. Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của contactor.
Nguyên lý hoạt động của Contactor
Dòng điện khi đi qua contactor cung cấp năng lượng cho nam châm điện. Khi đó, nam châm điện được cung cấp năng lượng sẽ tạo ra một từ trường giúp cho lõi của contactor có thể tự động ngắt nguồn điện khi có hiện tượng ngắn mạch.
Những thông số cơ bản của Contactor
- Dòng điện định mức: Là dòng điện đi qua hệ thống tiếp điểm chính của contactor khi đóng mạch điện phụ tải. Dựa theo giá trị này của dòng điện, mạch dẫn điện chính của contactor không bị nóng quá mức cho phép.
- Điện áp định mức: Là điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính của contactor.
- Khả năng đóng của contactor: Thông số này được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công. Thông thường con số dao động từ 1 đến 7 lần giá trị dòng điện định mức.
- Khả năng ngắt của contactor: Thông số được đánh giá bằng giá trị dòng điện contactor có thể tác động ngắt thành công. Giá trị này khoảng từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.
- Độ bền cơ: Đây là số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm của contactor. Nếu như vượt quá số lần đóng ngắt đó thì các tiếp điểm bị hư hỏng, không còn sử dụng được nữa. Contactor thường sẽ có độ bền cơ từ khoảng 5 triệu đến 10 triệu lần đóng ngắt.
- Độ bền điện: Đây là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Contactor có độ bền điện rơi vào khoảng 200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt.
Phân loại Contactor
Có nhiều cách phân loại contactor theo nguyên lý hoạt động, theo kết cấu, dòng điện định mức, số cực, cấp điện áp,…
- Theo nguyên lý hoạt động: Contactor điện từ, hơi ép, thủy lực,… Thường thì ta gặp contactor kiểu điện từ.
- Theo dạng dòng điện: Contactor điện một chiều, contactor điện xoay chiều.
- Theo số cực: Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha. Loại phổ biến nhất vẫn là contactor 3 pha.
- Theo cấp điện áp: Trung thế, hạ thế.
- Theo chức năng: Contactor chuyên dụng cho tụ bù của hãng Schneider, Miko,…
Xem chi tiết: https://huynhlai.vn/tin-tuc/contactor-la-gi/
Công Ty Điện Huỳnh Lai – “Giải Pháp Thiết Bị Điện”
Địa chỉ: 129 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0938.984.282 – 0859160402
Email: sales@huynhlai.com
Fanpage: facebook.com/huynhlaivn
Website: huynhlai.vn 

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết