Facenco
Thành viên cứng 01284894173
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn giúp ta nhìn ra thế giới xung quanh, hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống con người, giúp bạn bày tỏ yêu thương và thể hiện cảm xúc của mình. Nhưng một ngày nào đó bạn bị mất đôi mắt do biến chứng tiểu đường mắt, bạn sẽ như thế nào?
Thật nguy hiểm vì biến chứng tiểu đường mắt không dễ nhận biết như các bệnh bình thường về mắt khác:
Các mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương do đường máu tăng cao dẫn đến gây xuất huyết và phù nề. Mắt sẽ nhìn rất kém nếu hoàng điểm bị phù. Đái tháo đường làm các mạch máu cũ bị phá hủy và các mao mạch mới hình thành. Nhưng các mao mạch này lại rất dễ bị vỡ có thể làm đục dịch kính vì tình trạng xuất huyết.
Các vết sẹo xơ xuất hiện ở võng mạc do hình thành mạch máu mới, khi liền sẹo thì có thể co rút và bong võng mạc, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn. Cuối cùng, mắt của bạn có thể bị mất chức năng nhận các tín hiệu ánh sáng, ảnh hưởng rất lớn đến đôi mắt của bạn.
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường bị biến chứng võng mạc ở mắt có thể chia làm 2 giai đoạn tùy vào mức độ tổn thương do biến chứng gây ra:
Giai đoạn đầu là bệnh võng mạc không tăng sinh (chưa có các mạch máu mới) và giai đoạn nguy hiểm là bệnh võng mạc tăng sinh (đã hình thành các mao mạch mới). Đối với giai đoạn này thì thị lực của người bệnh đã bị giảm nhiều và có khả năng mất thị lực cao. Người bệnh không thể tự nhận biết bênh này vì nó không có bất kì dấu hiệu gì, cho đến khi nhận ra thì bệnh đã muộn.
Khi mắc bệnh võng mạc ở giai đoạn không tăng sinh nếu người bệnh đi khám và phát hiện ra thì không cần dùng thuốc đặc trị. Thay vì vậy, thì người bệnh cần theo dõi tình hình bệnh võng mạc của mình thường xuyên, xem bệnh tiến triển như thế nào.
Nếu bạn đã mắc phải bệnh võng mạc tăng sinh thì có thể sử dụng phương pháp laser để loại bớt các mao mạch mới. tránh trường hợp các mạch máu bị vỡ sẽ dẫn đến mù lòa. Tia laser còn giúp tạo ra các vết sẹo nhỏ ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các mao mạch mới. Người bệnh lưu ý cho là phát hiện bệnh càng sớm thì phương pháp chữa bệnh này càng hiệu quả.
Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường là nên đi khám bệnh chuyên khoa mắt 6 tháng 1 lần để bảo vệ đôi mắt của mình.
Có những bệnh nhân dù dùng tia laser để điều trị nhưng vẫn không có hiệu quả thì có thể dùng biện pháp phẫu thuật để cắt thủy tinh thể giải phóng sẹo và dịch đục trong mắt.
Tóm lại, để phòng tránh các biến chứng này thì người bệnh cần cẩn thận hơn nữa trong việc kiểm soát đường huyết của mình.
Nguồn: chuyengiatieuduong.blogspot.com
Thật nguy hiểm vì biến chứng tiểu đường mắt không dễ nhận biết như các bệnh bình thường về mắt khác:
Các mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương do đường máu tăng cao dẫn đến gây xuất huyết và phù nề. Mắt sẽ nhìn rất kém nếu hoàng điểm bị phù. Đái tháo đường làm các mạch máu cũ bị phá hủy và các mao mạch mới hình thành. Nhưng các mao mạch này lại rất dễ bị vỡ có thể làm đục dịch kính vì tình trạng xuất huyết.
Các vết sẹo xơ xuất hiện ở võng mạc do hình thành mạch máu mới, khi liền sẹo thì có thể co rút và bong võng mạc, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn. Cuối cùng, mắt của bạn có thể bị mất chức năng nhận các tín hiệu ánh sáng, ảnh hưởng rất lớn đến đôi mắt của bạn.
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường bị biến chứng võng mạc ở mắt có thể chia làm 2 giai đoạn tùy vào mức độ tổn thương do biến chứng gây ra:
Giai đoạn đầu là bệnh võng mạc không tăng sinh (chưa có các mạch máu mới) và giai đoạn nguy hiểm là bệnh võng mạc tăng sinh (đã hình thành các mao mạch mới). Đối với giai đoạn này thì thị lực của người bệnh đã bị giảm nhiều và có khả năng mất thị lực cao. Người bệnh không thể tự nhận biết bênh này vì nó không có bất kì dấu hiệu gì, cho đến khi nhận ra thì bệnh đã muộn.
Khi mắc bệnh võng mạc ở giai đoạn không tăng sinh nếu người bệnh đi khám và phát hiện ra thì không cần dùng thuốc đặc trị. Thay vì vậy, thì người bệnh cần theo dõi tình hình bệnh võng mạc của mình thường xuyên, xem bệnh tiến triển như thế nào.
Nếu bạn đã mắc phải bệnh võng mạc tăng sinh thì có thể sử dụng phương pháp laser để loại bớt các mao mạch mới. tránh trường hợp các mạch máu bị vỡ sẽ dẫn đến mù lòa. Tia laser còn giúp tạo ra các vết sẹo nhỏ ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các mao mạch mới. Người bệnh lưu ý cho là phát hiện bệnh càng sớm thì phương pháp chữa bệnh này càng hiệu quả.
Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường là nên đi khám bệnh chuyên khoa mắt 6 tháng 1 lần để bảo vệ đôi mắt của mình.
Có những bệnh nhân dù dùng tia laser để điều trị nhưng vẫn không có hiệu quả thì có thể dùng biện pháp phẫu thuật để cắt thủy tinh thể giải phóng sẹo và dịch đục trong mắt.
Tóm lại, để phòng tránh các biến chứng này thì người bệnh cần cẩn thận hơn nữa trong việc kiểm soát đường huyết của mình.
Nguồn: chuyengiatieuduong.blogspot.com