Tuỳ thuộc theo địa chất khu vực lắp đặt trạm cân, có thể sử dụng một hoặc ba phương án kết cấu móng: Móng cọc ép, Móng băng, Móng bè. Với 3 loại kết cấu móng, tuỳ theo địa hình lắp đặt mà có thể dùng Móng dạng chìm hoặc móng dạng nổi.
Bài viết sẽ chủ yếu tập trung phân tích đến 3 loại kết cấu móng cân.
1. Móng cọc:
Đối với những loại kết cấu móng dùng cho trạm cân xe thì móng cọc là phương án tốt nhất khi xây trạm cân ở vùng địa chất yếu (đất nền, ven sông suối. ..). Thường khi sử dụng phương án này, sẽ ít khi xảy ra trườn hợp lún lệch, hoặc mất ổn định trên sàn cân.
Duy nhất trường hợp ép cọc không đủ tải trọng, mũi cọc vẫn đang còn ở vùng địa chất xấu (túi bùn), do đó mới xuất hiện lún lệch khiến trạm cân không chính xác. Trường hợp tương tự đã xảy ra ở trạm cân beton của một đơn vị cung cấp xi măng và beton của tập đoàn Larfage (nay là Holcim) đặt tại cầu Cần Giuộc Q7 HCM, khu vực này địa chất khá xấu, có túi bùn ở vị trí âm 40-45 m, đơn vị thi công không hiểu rõ địa chất nênc ép cọc không qua túi bùn, cầu cân lún dần theo thời gian đến khi tất cả các thớt cân đều bị lệch không thể sử dụng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn loại cọc phù hợp với đại chất nền, cọc vuông 250 × 250, cọc vuông 300 × 300, cọc ống ly tâm PHC 300, PHC 350. ..
Để tiết kiệm nhưng đảm bảo chất lượng, quá trình ép cọc không cần test tĩnh mà ép xuống không tải với Pmax = 80T. Với việc mỗi loadcell được lắp đặt vào tâm của từng cọc ép, hệ đài cọc cùng đà kiềng sẽ ổn định toàn khung móng mà không bị lún lệch. Thời gian thi công khoảng 25 ngày.
Mặt bằng và mặt cắt điển hình của một cầu cân dùng phương án móng cọ
2. Móng băng:
Đây là kết cấu móng trạm cân thông dụng nhất, dùng ở vùng địa chất tốt, tiết kiệm nhất, nên đơn vị tư vấn đo đạc hay cung cấp thiết kế mẫu là móng băng (với yêu cầu hệ số nền K> = 1.5 kg/cm2, đất tốt). Phương án này tương đối đơn giản khi thi công, chỉ cần độ chênh cao Bản mã chân đế loadcell và Ramp dốc độ chính xác theo yêu cầu, chân đế bản mã đặc chắc chắn (không được bọng rỗng, nếu trường hợp xảy ra sự cố này cần xử lí bằng sika tự lèn), mặt bệ cân thoát nước tốt, độ ke góc của bệ cân đủ để lắp đặt thớt cân. .. là xem như đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật.
Tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra lún lệch, vì đất nền yếu hơn dự kiến hoặc đơn thuần là người thiết kế kết cấu móng tính chính xác đất nền nhưng không hiểu được tải trọng xe phân bố ở 70% ở trục bánh xe nào, thiết kế không hợp lý, dầm móng 2 đầu lún sâu hơn so với dầm móng giữa. Cũng có trường hợp thầu xây dựng lần đầu thi công móng cân xe nên không hiểu rõ kết cấu móng nên thiếu tính đồng bộ: sai số chênh cao, ke góc lệch nhiều khiến thớt bàn cân không lắp được.
Thời gian thi công khoảng 20 ngày
3. Móng bè:
Đây là phương án ít chủ đầu tư sử dụng, nhưng với kinh nghiệm hơn 10 năm đã thiết kế thi công nhiều trạm cân ở địa hình khó khăn cho các công ty quốc tế, người viết thấy đây là một phương án khá tốt, dễ trong thiết kế, nhanh trong thi công. Giá thành thi công một móng trạm cân dạng móng bè sẽ cao hơn khoảng 12-15% so với móng băng, tuy nhiên bền hơn vì phù hợp với địa chất trung bình (~ 1 kg/c m2).
Hầu hết các chủ đầu tư khi thấy địa chất nền như thế đều chuyển qua dùng móng cọc để thi công, tuy nhiên khá tốn kém. Đơn vị cung cấp và lắp đặt nếu có kinh nghiệm có thể tư vấn giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí này. Yêu cầu về kết cấu của móng bè tương tự móng băng, người thiết kế có kinh nghiệm sẽ có thể tư vấn phương án phù hợp, đơn vị thi công cần hiểu rõ các kết cấu cơ khí và kỹ thuật để thi công.
Phương án móng bè đặc biệt hữu dụng khi trạm cân lắp đặt tại khu vực cầu cảng, sân bãi tôn nền đã được lu lèn kỹ càng. Thời gian thi công: 10 ngày.
=>> Xem thêm: https://www.canxetaimiennam.com/lap-dat-tram-can-xe-tai/
Tạm kết
Trên đây là 3 dạng kết cấu móng cân thường sử dụng khi thi công lắp đặt cầu cân, hi vọng qua bài viết của Cân điện tử Phúc Hân, bạn đã hiểu rõ hơn về từng dạng móng cân nhằm có lựa chọn phù hợp, an toàn và tiết kiệm khi lắp đặt trạm cân tại công trình.
Bài viết sẽ chủ yếu tập trung phân tích đến 3 loại kết cấu móng cân.
1. Móng cọc:
Đối với những loại kết cấu móng dùng cho trạm cân xe thì móng cọc là phương án tốt nhất khi xây trạm cân ở vùng địa chất yếu (đất nền, ven sông suối. ..). Thường khi sử dụng phương án này, sẽ ít khi xảy ra trườn hợp lún lệch, hoặc mất ổn định trên sàn cân.
Duy nhất trường hợp ép cọc không đủ tải trọng, mũi cọc vẫn đang còn ở vùng địa chất xấu (túi bùn), do đó mới xuất hiện lún lệch khiến trạm cân không chính xác. Trường hợp tương tự đã xảy ra ở trạm cân beton của một đơn vị cung cấp xi măng và beton của tập đoàn Larfage (nay là Holcim) đặt tại cầu Cần Giuộc Q7 HCM, khu vực này địa chất khá xấu, có túi bùn ở vị trí âm 40-45 m, đơn vị thi công không hiểu rõ địa chất nênc ép cọc không qua túi bùn, cầu cân lún dần theo thời gian đến khi tất cả các thớt cân đều bị lệch không thể sử dụng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn loại cọc phù hợp với đại chất nền, cọc vuông 250 × 250, cọc vuông 300 × 300, cọc ống ly tâm PHC 300, PHC 350. ..
Để tiết kiệm nhưng đảm bảo chất lượng, quá trình ép cọc không cần test tĩnh mà ép xuống không tải với Pmax = 80T. Với việc mỗi loadcell được lắp đặt vào tâm của từng cọc ép, hệ đài cọc cùng đà kiềng sẽ ổn định toàn khung móng mà không bị lún lệch. Thời gian thi công khoảng 25 ngày.
Mặt bằng và mặt cắt điển hình của một cầu cân dùng phương án móng cọ
2. Móng băng:
Đây là kết cấu móng trạm cân thông dụng nhất, dùng ở vùng địa chất tốt, tiết kiệm nhất, nên đơn vị tư vấn đo đạc hay cung cấp thiết kế mẫu là móng băng (với yêu cầu hệ số nền K> = 1.5 kg/cm2, đất tốt). Phương án này tương đối đơn giản khi thi công, chỉ cần độ chênh cao Bản mã chân đế loadcell và Ramp dốc độ chính xác theo yêu cầu, chân đế bản mã đặc chắc chắn (không được bọng rỗng, nếu trường hợp xảy ra sự cố này cần xử lí bằng sika tự lèn), mặt bệ cân thoát nước tốt, độ ke góc của bệ cân đủ để lắp đặt thớt cân. .. là xem như đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật.
Tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra lún lệch, vì đất nền yếu hơn dự kiến hoặc đơn thuần là người thiết kế kết cấu móng tính chính xác đất nền nhưng không hiểu được tải trọng xe phân bố ở 70% ở trục bánh xe nào, thiết kế không hợp lý, dầm móng 2 đầu lún sâu hơn so với dầm móng giữa. Cũng có trường hợp thầu xây dựng lần đầu thi công móng cân xe nên không hiểu rõ kết cấu móng nên thiếu tính đồng bộ: sai số chênh cao, ke góc lệch nhiều khiến thớt bàn cân không lắp được.
Thời gian thi công khoảng 20 ngày
3. Móng bè:
Đây là phương án ít chủ đầu tư sử dụng, nhưng với kinh nghiệm hơn 10 năm đã thiết kế thi công nhiều trạm cân ở địa hình khó khăn cho các công ty quốc tế, người viết thấy đây là một phương án khá tốt, dễ trong thiết kế, nhanh trong thi công. Giá thành thi công một móng trạm cân dạng móng bè sẽ cao hơn khoảng 12-15% so với móng băng, tuy nhiên bền hơn vì phù hợp với địa chất trung bình (~ 1 kg/c m2).
Hầu hết các chủ đầu tư khi thấy địa chất nền như thế đều chuyển qua dùng móng cọc để thi công, tuy nhiên khá tốn kém. Đơn vị cung cấp và lắp đặt nếu có kinh nghiệm có thể tư vấn giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí này. Yêu cầu về kết cấu của móng bè tương tự móng băng, người thiết kế có kinh nghiệm sẽ có thể tư vấn phương án phù hợp, đơn vị thi công cần hiểu rõ các kết cấu cơ khí và kỹ thuật để thi công.
Phương án móng bè đặc biệt hữu dụng khi trạm cân lắp đặt tại khu vực cầu cảng, sân bãi tôn nền đã được lu lèn kỹ càng. Thời gian thi công: 10 ngày.
=>> Xem thêm: https://www.canxetaimiennam.com/lap-dat-tram-can-xe-tai/
Tạm kết
Trên đây là 3 dạng kết cấu móng cân thường sử dụng khi thi công lắp đặt cầu cân, hi vọng qua bài viết của Cân điện tử Phúc Hân, bạn đã hiểu rõ hơn về từng dạng móng cân nhằm có lựa chọn phù hợp, an toàn và tiết kiệm khi lắp đặt trạm cân tại công trình.