Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Răng Thưa Có Niềng Được Không? Thời Gian Niềng Bao Lâu? FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Răng Thưa Có Niềng Được Không? Thời Gian Niềng Bao Lâu? FfWzt02
 


#1

06.11.23 14:36

Quanghieufinance231

Quanghieufinance231

Thành viên gắn bó
0987909453
Thành viên gắn bó
Niềng răng thưa có thể khắc phục khuyết điểm răng thưa kẽ, đồng thời tạo sự cân đối cho hàm răng và khuôn mặt. Ngoài hiệu quả thẩm mỹ, niềng răng – chỉnh nha còn giúp điều chỉnh khớp cắn và hoàn thiện chức năng ăn nhai, hỗ trợ phát âm.

Răng thưa có niềng được không?
Răng thưa là tình trạng các răng trên cung hàm có nhiều khoảng trống, khoảng cách giữa các răng lớn khiến hàm răng trở nên thưa thớt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động đến chức năng ăn nhai. Ngoài ra, răng thưa còn tạo điều kiện để thức ăn thừa bám dính vào kẽ răng dẫn đến tích tụ mảng bám và cao răng.

So với răng hô, móm, chen chúc và lệch lạc, răng thưa là khuyết điểm dễ cải thiện hơn. Tùy theo nhu cầu và tình trạng răng miệng của từng trường hợp, bạn có thể cải thiện răng thưa bằng cách trám răng Composite, bọc răng sứ và niềng răng – chỉnh nha. Trong cả 3 phương pháp, niềng răng mất nhiều thời gian nhất nhưng mang lại hiệu quả lâu dài và không phải thực hiện lại như 2 phương pháp còn lại.
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chuyên dụng để điều hướng răng về đúng vị trí. Với những trường hợp răng thưa, phương pháp này giúp kéo các răng lại gần với nhau, khắc phục tình trạng răng thưa kẽ gây khó khăn khi ăn uống. Ngoài ra, niềng răng còn giúp răng thẳng, đều và cân đối hơn.

Bên cạnh hiệu quả thẩm mỹ, niềng răng thưa còn cải thiện khớp cắn, từ đó hoàn thiện chức năng các chức năng sinh lý của răng (chức năng ăn nhai, hỗ trợ phát âm). Phương pháp này thích hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ đã hoàn thiện bộ răng vĩnh viễn (khoảng từ 10 – 11 tuổi trở lên).

Khi nào nên niềng răng thưa?
Răng thưa ít ảnh hưởng hơn so với răng hô, móm, răng mọc chen chúc và lệch lạc. Tuy nhiên về lâu dài, các kẽ răng có thể giãn rộng gây ra nhiều ảnh hưởng trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Hơn nữa, khoảng cách giữa các răng quá thưa cũng tác động không nhỏ đến tâm lý và sự tự tin trong cuộc sống. Do đó, nếu có thể, bạn nên can thiệp niềng răng – chỉnh nha để khắc phục tình trạng này.

Những trường hợp nên niềng răng thưa:

Toàn bộ răng trên cung hàm đều bị thưa khiến thức ăn dễ bám vào kẽ răng và khó khăn khi làm sạch
Răng thưa gây sai lệch khớp cắn
Răng thưa đi kèm với những khuyết điểm khác như răng khấp khểnh, mọc không đúng vị trí, răng hô, móm,…
Những trường hợp răng chỉ bị thưa nhẹ ở 1 – 2 vị trí, có thể trám răng và bọc răng sứ thay vì niềng răng để rút ngắn thời gian và chi phí. Mặc dù là phương pháp xâm lấn tối thiểu nhưng niềng răng nói chung và niềng răng thưa nói riêng không được thực hiện cho những trường hợp sau:

Bị viêm nha chu, tiêu xương răng nặng khiến chân răng lung lay và lỏng lẻo
Người bị tiểu đường, mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng, rối loạn đông máu,… đều không có chỉ định niềng răng – chỉnh nha
Những trường hợp trồng hơn 2 răng giả/ răng bọc sứ đều không được niềng răng do nguy cơ gãy, vỡ răng giả
Niềng răng thưa là phương pháp hiệu quả giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Tuy nhiên, phương pháp này thường mất nhiều thời gian và chi phí thực hiện. Do đó, bạn chỉ nên niềng răng khi tình trạng răng thưa xảy ra toàn hàm. Những trường hợp kẽ răng thưa nhẹ chỉ xảy ra ở 1 – 2 vị trí nên xem xét các biện pháp khác.
Xem thêm: răng sứ venus là gì

Các phương pháp niềng răng thưa hiệu quả
Niềng răng thưa được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp này đều có cơ chế chung là sử dụng khí cụ để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Để lựa chọn được kỹ thuật chỉnh nha phù hợp, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa.
Dưới đây là một số phương pháp niềng răng thưa được ưa chuộng hiện nay:

1. Niềng răng mắc cài sứ/ kim loại
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống nhưng hiện nay vẫn rất được ưa chuộng. Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài được làm từ hợp kim thép hoặc sứ/ pha lê để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Khí cụ được sử dụng trong niềng răng mắc cài bao gồm mắc cài, dây chun, dây cung, hooks, lò xo, dây chun liên hàm, minivis,…

Phương pháp này sử dụng khá nhiều khí cụ nên mất thời gian trong quá trình gắn mắc cài và dễ gặp phải tình trạng bung tuột, lỏng dây cung, dây chun, súc mắc cài,… trong quá trình chỉnh nha. Nhưng bù lại hệ thống mắc cài tạo ra lực siết ổn định nên có thể khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm của răng. Chính vì vậy, niềng răng thưa bằng mắc cài vẫn là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng nhất hiện nay.

2. Niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong cũng sử dụng mắc cài kim loại để nắn chỉnh răng. Tuy nhiên, thay vì gắn mắc cài ở mặt ngoài, bác sĩ sẽ gắn khí cụ ở mặt trong của răng để đảm bảo tính thẩm mỹ khi giao tiếp và sinh hoạt. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này có chi phí cao hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài thông thường.

3. Niềng răng trong suốt
Ngoài mắc cài, khay niềng cũng là khí cụ được sử dụng phổ biến để niềng răng – chỉnh nha. Niềng răng trong suốt sử dụng khay niềng bằng nhựa có màu trong suốt để nắn chỉnh răng. Khí cụ này tạo ra lực siết khá tốt về chiều ngang nhưng không có khả năng dịch chuyển răng theo chiều dọc. Do đó, niềng răng trong suốt rất phù hợp với những trường hợp răng thưa.

Khay niềng có khả năng điều chỉnh răng về đúng vị trí. Tuy nhiên vì không có dây cung như mắc cài nên bạn cần phải thay khay niềng 2 tuần/ lần để quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục. Toàn bộ quá trình niềng răng thưa bằng máng niềng trong suốt sẽ mất khoảng 20 – 40 khay tùy theo cấu trúc răng miệng của từng trường hợp.

Phương pháp này sử dụng khí cụ có màu trong suốt nên ít bị “lộ” ra trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, khí cụ chỉnh nha được sử dụng có khả năng tháo lắp nên sẽ thoải mái hơn khi ăn uống và làm sạch răng miệng. Hạn chế lớn nhất của niềng răng trong suốt là chi phí rất cao nên không phù hợp với tất cả mọi người.

Quy trình niềng răng thưa
Niềng răng thưa có quy trình tương tự như niềng răng móm, hô và răng lệch lạc. Tuy nhiên, răng thưa là khuyết điểm dễ điều chỉnh hơn nên quá trình niềng sẽ sử dụng ít khí cụ hơn so với các trường hợp khác.
Bước 1 – Khám và tư vấn niềng răng
Bước 2 – Lên kế hoạch điều trị
Bước 3: Điều trị các bệnh nha khoa và gắn các khí cụ
Bước 4: Gắn mắc cài/ khay niềng, điều chỉnh lực siết hàm
Bước 5: Tái khám
Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Niềng răng thưa có phải nhổ răng không?
Niềng răng thưa có phải nhổ răng không là vấn đề được quan tâm bên cạnh quy trình và các kỹ thuật chỉnh nha. Răng thưa là tình trạng khoảng cách giữa các răng bị thưa nên phần lớn đều phải nhổ bỏ răng. Lúc này, cung hàm đã có đủ không gian để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Vì vậy, đa phần những trường hợp răng thưa đều không phải nhổ bỏ răng trong quá trình chỉnh nha.
Tuy nhiên, niềng răng thưa cũng có thể phải nhổ bỏ răng trong một số ít trường hợp như có răng khôn mọc lệch/ mọc ngầm. Thực tế, nhổ bỏ răng trong quá trình niềng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng. Do đó nếu có chỉ định nhổ bỏ, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: răng sứ ddbio là gì

Thời gian niềng răng thưa mất bao lâu? Giá bao nhiêu tiền?
Thời gian niềng răng thưa thường ngắn hơn so với răng hô, móm, lệch lạc và khấp khểnh. Bởi đa phần những trường hợp răng thưa đều đã có đủ không gian để các răng trên cung hàm dịch chuyển một cách dễ dàng. Vì vậy, thời gian niềng trong trường hợp này mất khoảng 1 – 2 năm.

Những trường hợp răng thưa nhẹ, toàn bộ cấu trúc răng tương đối đồng đều chỉ mất khoảng 6 – 12 tháng để nắn chỉnh. Tuy nhiên nếu răng thưa đi kèm với nhiều khuyết điểm như hô, móm, sai lệch khớp cắn, răng lệch lạc,… thời gian niềng có thể mất từ 1.5 – 3 năm tùy theo từng trường hợp. Để biết cụ thể thời gian niềng răng thưa, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

www.facebook.com/nhakhoathammysunshine


Nha khoa sunshine

Review nha khoa

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết