Quanghieufinance231
Thành viên gắn bó 0987909453
Dán sứ Veneer có thể gây ra tình trạng hôi miệng nếu bác sĩ phục hình sai kỹ thuật, sử dụng mặt dán sứ kém chất lượng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng hơi thở có mùi gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.
Dán sứ Veneer có bị hôi miệng không?
Dán sứ Veneer là phương pháp sử dụng miếng dán bằng sứ mỏng từ 0.2 – 0.5mm để phục hồi hình dáng và màu sắc của răng. Phương pháp này được cải tiến từ bọc răng sứ truyền thống nhằm tăng hiệu quả thẩm mỹ và giảm mức độ xâm lấn men răng. Thậm chí những trường hợp răng thưa và tương đối đồng đều có thể không phải mài răng khi dán sứ.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, dán sứ Veneer ngày càng trở nên phổ biến và được lựa chọn thay thế bọc răng sứ trong một số trường hợp. Tuy nhiên, không ít người lo ngại về tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer. Vậy, dán sứ Veneer có thật sự gây hôi miệng hay không.
Về bản chất, dán sứ Veneer sử dụng miếng dán bằng sứ dán trực tiếp lên răng để che phần răng bị hư tổn, ngả màu, nứt mẻ và thưa kẽ. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, phương pháp này hoàn toàn không gây ra tình trạng hơi thở có mùi và vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai như trước.
Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi dán sứ Veneer có thể gặp phải tình trạng hôi miệng do tay nghề của bác sĩ và chăm sóc không đúng cách. Do đó, nếu nhận thấy hơi thở có mùi sau khi thực hiện phương pháp này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer
Hôi miệng sau khi dán sứ Veneer ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống – đặc biệt là khi giao tiếp. Để có biện pháp khắc phục phù hợp, bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer:
1. Dán sứ Veneer sai kỹ thuật
Cả dán sứ Veneer và bọc răng sứ đều đòi hỏi bác sĩ phục hình phải thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo miếng dán sứ sát khít vào cùi răng. Nếu thực hiện sai kỹ thuật, giữa cùi răng và miếng dán sứ sẽ xuất hiện kẽ hở. Đây là vị trí thuận lợi để thức ăn và mảng bám tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành cao răng.
Cao răng hình thành nhiều là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức dẫn đến tình trạng hôi miệng. Thống kê cho thấy, đa phần những trường hợp hơi thở có mùi đều liên quan đến việc bác sĩ dán sứ Veneer không đúng kỹ thuật.
2. Không điều trị dứt điểm các bệnh nha khoa trước khi thực hiện
Trước khi phục hình bằng mão răng và miếng dán sứ, bác sĩ cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa. Nếu không điều trị, các bệnh lý này vẫn sẽ tiếp tục phát triển ngay cả khi đã dán sứ Veneer.
Các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi (viêm nướu răng), viêm nha chu,… đều làm tăng số lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Chính vì vậy, ngoài các triệu chứng thông thường, bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng hơi thở có mùi. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, mức độ hôi miệng sẽ nặng dần theo thời gian.
Xem thêm: răng sứ katana là gì
3. Do mắc phải chứng trào ngược, tiểu đường
Ngoài các bệnh lý nha khoa, chứng trào ngược và tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer. Người mắc chứng tiểu đường rất dễ gặp phải tình trạng hơi thở có mùi do khả năng miễn dịch kém và lượng đường tăng kích thích sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, người gặp phải chứng trào ngược cũng có thể gặp phải tình trạng hơi thở có mùi do dịch vị + thức ăn trào ngược từ dạ dày lên khoang miệng. Ngoài ra, tình trạng này còn gia tăng nguy cơ bị sâu răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
4. Sử dụng vật liệu kém chất lượng
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer có thể do nha khoa sử dụng vật liệu kém chất lượng. Miếng dán sứ có kích thước siêu mỏng nên cần phải sử dụng sứ cao cấp để đáp ứng được cả yêu cầu về tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng chịu lực.
Chính vì vậy nếu sử dụng vật liệu kém chất lượng, răng sứ rất dễ bị nứt, mẻ và gây cộm trong quá trình ăn uống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Ngoài ra, các vật liệu kém chất lượng thường không có khả năng chống bám mùi nên dễ gặp phải tình trạng hôi miệng.
5. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer. Khi không làm sạch răng miệng đúng cách, thức ăn dễ bám vào các kẽ và mô nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức. Hậu quả là gây ra tình trạng hơi thở có mùi và nhiều vấn đề nha khoa như viêm nướu răng (viêm lợi), sâu răng,…
Các phương pháp điều trị hôi miệng do dán sứ Veneer
Hôi miệng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng nhưng có thể khiến bạn thiếu tự tin trong các cuộc gặp gỡ và e ngại khi giao tiếp. Sau khi xác định được nguyên nhân, bạn có thể cân nhắc áp dụng một trong những biện pháp sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng và nhiều bệnh lý nha khoa khác. Do đó để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng. Ngoài tác dụng cải thiện hôi miệng, vệ sinh tốt còn giúp giữ màu miếng dán sứ và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer:
Sử dụng bàn chải có kích thước vừa phải, lông mềm mảnh để làm sạch răng miệng. Khi chải răng, cần thao tác theo chiều dọc, chải kỹ các mặt nhai và mặt trong của răng để đảm bảo răng miệng được làm sạch hoàn toàn.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm tre. Sau đó, nên súc miệng với nước súc miệng kháng khuẩn nhằm đảm bảo khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.
Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa quá nhiều đường và tinh bột (nếp dẻo) để giảm lượng mảng bám trong khoang miệng. Mảng bám gia tăng chính là điều kiện để vi khuẩn phát triển dẫn đến hôi miệng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Nên uống nhiều nước – đặc biệt là sau bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa và kích thích khoang miệng tiết nhiều nước bọt. Ít người biết rằng, bên cạnh tác dụng làm mềm thức ăn, nước bọt còn chứa các chất trung hòa axit từ vi khuẩn và hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các kẽ, mặt nhai.
Đến nha khoa định kỳ để lấy cao răng 6 tháng/ lần.
Xem thêm: răng sứ ceramill là gì
2. Phục hình lại miếng dán sứ
Trong trường hợp hôi miệng do miếng dán sứ Veneer phục hình sai kỹ thuật, bạn cần phải phục hình lại miếng dán sứ. Tình trạng này thường do tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, nên lựa chọn phòng khám khác để được phục hình lại nhằm đảm bảo hiệu quả.
Nếu khuyết điểm có mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để mài bớt phần miếng dán dư thừa và tạo hình miếng dán Veneer sát khít 100% với răng thật. Hoặc có thể phải làm lại mặt dán sứ nếu mức độ sai lệch nhiều.
3. Điều trị dứt điểm các bệnh lý
Như đã đề cập, hôi miệng sau khi dán sứ Veneer có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh nha khoa và bệnh toàn thân (tiểu đường, trào ngược dạ dày,…). Do đó để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, bạn cần đến bệnh viện/ nha khoa điều trị dứt điểm các bệnh lý này.
Đối với những bệnh nha khoa nặng, bác sĩ buộc phải tháo gỡ mặt dán sứ Veneer để thuận tiện cho quá trình điều trị. Điều này đồng nghĩa với việc phải phục hình lại mặt dán sứ. Vì vậy nếu có vấn đề nha khoa, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều trị trước khi phục hình răng.
Phòng ngừa hôi miệng do dán sứ Veneer
Hôi miệng sau khi dán sứ Veneer là tình trạng khá phổ biến. Trên thực tế, hơi thở có mùi ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nhưng tác động không nhỏ đến sự tự tin khi giao tiếp. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy răng miệng đang gặp phải một số vấn đề.
Về cơ bản, dán sứ Veneer đúng kỹ thuật hầu như không gây ra tình trạng hôi miệng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này thông qua các biện pháp sau:
Lựa chọn nha khoa uy tín khi có nhu cầu dán sứ Veneer. Thực tế, kỹ thuật này phức tạp hơn so với bọc răng sứ thông thường. Do đó, dán sứ Veneer chỉ mang lại hiệu quả cao nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm.
Chú ý những biểu hiện sau khi dán sứ và tìm gặp bác sĩ nếu cần thiết.
Sau khi dán sứ Veneer, cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo miếng dán sứ cố định hoàn toàn vào răng, không bị xê dịch hay cộm vướng. Ngoài ra, cần tránh dùng thức ăn cứng khô, dai, dùng răng cắn xé vật cứng và chải răng quá mạnh để kéo dài tuổi thọ của mặt dán sứ.
Giữ vệ răng miệng tốt là cách phòng ngừa hôi miệng và các bệnh nha khoa hiệu quả. Ngoài những biện pháp vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn cũng cần đến nha khoa lấy cao răng 6 tháng/ lần.
Dán sứ Veneer có thể gây hôi miệng nếu bác sĩ phục hình sai kỹ thuật và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vì vậy, bạn nên lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy và có biện pháp chăm sóc hợp lý để phòng tránh tình trạng hơi thở có mùi. Ngoài ra, cần chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào khác thường sau khi phục hình răng.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
Dán sứ Veneer có bị hôi miệng không?
Dán sứ Veneer là phương pháp sử dụng miếng dán bằng sứ mỏng từ 0.2 – 0.5mm để phục hồi hình dáng và màu sắc của răng. Phương pháp này được cải tiến từ bọc răng sứ truyền thống nhằm tăng hiệu quả thẩm mỹ và giảm mức độ xâm lấn men răng. Thậm chí những trường hợp răng thưa và tương đối đồng đều có thể không phải mài răng khi dán sứ.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, dán sứ Veneer ngày càng trở nên phổ biến và được lựa chọn thay thế bọc răng sứ trong một số trường hợp. Tuy nhiên, không ít người lo ngại về tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer. Vậy, dán sứ Veneer có thật sự gây hôi miệng hay không.
Về bản chất, dán sứ Veneer sử dụng miếng dán bằng sứ dán trực tiếp lên răng để che phần răng bị hư tổn, ngả màu, nứt mẻ và thưa kẽ. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, phương pháp này hoàn toàn không gây ra tình trạng hơi thở có mùi và vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai như trước.
Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi dán sứ Veneer có thể gặp phải tình trạng hôi miệng do tay nghề của bác sĩ và chăm sóc không đúng cách. Do đó, nếu nhận thấy hơi thở có mùi sau khi thực hiện phương pháp này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer
Hôi miệng sau khi dán sứ Veneer ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống – đặc biệt là khi giao tiếp. Để có biện pháp khắc phục phù hợp, bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer:
1. Dán sứ Veneer sai kỹ thuật
Cả dán sứ Veneer và bọc răng sứ đều đòi hỏi bác sĩ phục hình phải thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo miếng dán sứ sát khít vào cùi răng. Nếu thực hiện sai kỹ thuật, giữa cùi răng và miếng dán sứ sẽ xuất hiện kẽ hở. Đây là vị trí thuận lợi để thức ăn và mảng bám tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành cao răng.
Cao răng hình thành nhiều là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức dẫn đến tình trạng hôi miệng. Thống kê cho thấy, đa phần những trường hợp hơi thở có mùi đều liên quan đến việc bác sĩ dán sứ Veneer không đúng kỹ thuật.
2. Không điều trị dứt điểm các bệnh nha khoa trước khi thực hiện
Trước khi phục hình bằng mão răng và miếng dán sứ, bác sĩ cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa. Nếu không điều trị, các bệnh lý này vẫn sẽ tiếp tục phát triển ngay cả khi đã dán sứ Veneer.
Các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi (viêm nướu răng), viêm nha chu,… đều làm tăng số lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Chính vì vậy, ngoài các triệu chứng thông thường, bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng hơi thở có mùi. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, mức độ hôi miệng sẽ nặng dần theo thời gian.
Xem thêm: răng sứ katana là gì
3. Do mắc phải chứng trào ngược, tiểu đường
Ngoài các bệnh lý nha khoa, chứng trào ngược và tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer. Người mắc chứng tiểu đường rất dễ gặp phải tình trạng hơi thở có mùi do khả năng miễn dịch kém và lượng đường tăng kích thích sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, người gặp phải chứng trào ngược cũng có thể gặp phải tình trạng hơi thở có mùi do dịch vị + thức ăn trào ngược từ dạ dày lên khoang miệng. Ngoài ra, tình trạng này còn gia tăng nguy cơ bị sâu răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
4. Sử dụng vật liệu kém chất lượng
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer có thể do nha khoa sử dụng vật liệu kém chất lượng. Miếng dán sứ có kích thước siêu mỏng nên cần phải sử dụng sứ cao cấp để đáp ứng được cả yêu cầu về tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng chịu lực.
Chính vì vậy nếu sử dụng vật liệu kém chất lượng, răng sứ rất dễ bị nứt, mẻ và gây cộm trong quá trình ăn uống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Ngoài ra, các vật liệu kém chất lượng thường không có khả năng chống bám mùi nên dễ gặp phải tình trạng hôi miệng.
5. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer. Khi không làm sạch răng miệng đúng cách, thức ăn dễ bám vào các kẽ và mô nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức. Hậu quả là gây ra tình trạng hơi thở có mùi và nhiều vấn đề nha khoa như viêm nướu răng (viêm lợi), sâu răng,…
Các phương pháp điều trị hôi miệng do dán sứ Veneer
Hôi miệng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng nhưng có thể khiến bạn thiếu tự tin trong các cuộc gặp gỡ và e ngại khi giao tiếp. Sau khi xác định được nguyên nhân, bạn có thể cân nhắc áp dụng một trong những biện pháp sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng và nhiều bệnh lý nha khoa khác. Do đó để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng. Ngoài tác dụng cải thiện hôi miệng, vệ sinh tốt còn giúp giữ màu miếng dán sứ và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi dán sứ Veneer:
Sử dụng bàn chải có kích thước vừa phải, lông mềm mảnh để làm sạch răng miệng. Khi chải răng, cần thao tác theo chiều dọc, chải kỹ các mặt nhai và mặt trong của răng để đảm bảo răng miệng được làm sạch hoàn toàn.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm tre. Sau đó, nên súc miệng với nước súc miệng kháng khuẩn nhằm đảm bảo khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.
Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa quá nhiều đường và tinh bột (nếp dẻo) để giảm lượng mảng bám trong khoang miệng. Mảng bám gia tăng chính là điều kiện để vi khuẩn phát triển dẫn đến hôi miệng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Nên uống nhiều nước – đặc biệt là sau bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa và kích thích khoang miệng tiết nhiều nước bọt. Ít người biết rằng, bên cạnh tác dụng làm mềm thức ăn, nước bọt còn chứa các chất trung hòa axit từ vi khuẩn và hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các kẽ, mặt nhai.
Đến nha khoa định kỳ để lấy cao răng 6 tháng/ lần.
Xem thêm: răng sứ ceramill là gì
2. Phục hình lại miếng dán sứ
Trong trường hợp hôi miệng do miếng dán sứ Veneer phục hình sai kỹ thuật, bạn cần phải phục hình lại miếng dán sứ. Tình trạng này thường do tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, nên lựa chọn phòng khám khác để được phục hình lại nhằm đảm bảo hiệu quả.
Nếu khuyết điểm có mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để mài bớt phần miếng dán dư thừa và tạo hình miếng dán Veneer sát khít 100% với răng thật. Hoặc có thể phải làm lại mặt dán sứ nếu mức độ sai lệch nhiều.
3. Điều trị dứt điểm các bệnh lý
Như đã đề cập, hôi miệng sau khi dán sứ Veneer có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh nha khoa và bệnh toàn thân (tiểu đường, trào ngược dạ dày,…). Do đó để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, bạn cần đến bệnh viện/ nha khoa điều trị dứt điểm các bệnh lý này.
Đối với những bệnh nha khoa nặng, bác sĩ buộc phải tháo gỡ mặt dán sứ Veneer để thuận tiện cho quá trình điều trị. Điều này đồng nghĩa với việc phải phục hình lại mặt dán sứ. Vì vậy nếu có vấn đề nha khoa, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều trị trước khi phục hình răng.
Phòng ngừa hôi miệng do dán sứ Veneer
Hôi miệng sau khi dán sứ Veneer là tình trạng khá phổ biến. Trên thực tế, hơi thở có mùi ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nhưng tác động không nhỏ đến sự tự tin khi giao tiếp. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy răng miệng đang gặp phải một số vấn đề.
Về cơ bản, dán sứ Veneer đúng kỹ thuật hầu như không gây ra tình trạng hôi miệng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này thông qua các biện pháp sau:
Lựa chọn nha khoa uy tín khi có nhu cầu dán sứ Veneer. Thực tế, kỹ thuật này phức tạp hơn so với bọc răng sứ thông thường. Do đó, dán sứ Veneer chỉ mang lại hiệu quả cao nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm.
Chú ý những biểu hiện sau khi dán sứ và tìm gặp bác sĩ nếu cần thiết.
Sau khi dán sứ Veneer, cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo miếng dán sứ cố định hoàn toàn vào răng, không bị xê dịch hay cộm vướng. Ngoài ra, cần tránh dùng thức ăn cứng khô, dai, dùng răng cắn xé vật cứng và chải răng quá mạnh để kéo dài tuổi thọ của mặt dán sứ.
Giữ vệ răng miệng tốt là cách phòng ngừa hôi miệng và các bệnh nha khoa hiệu quả. Ngoài những biện pháp vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn cũng cần đến nha khoa lấy cao răng 6 tháng/ lần.
Dán sứ Veneer có thể gây hôi miệng nếu bác sĩ phục hình sai kỹ thuật và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vì vậy, bạn nên lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy và có biện pháp chăm sóc hợp lý để phòng tránh tình trạng hơi thở có mùi. Ngoài ra, cần chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào khác thường sau khi phục hình răng.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
Nha khoa sunshine
Review nha khoa