Quanghieufinance231
Thành viên gắn bó 0987909453
Mặt nhai là vị trí dễ bị sâu răng hơn so với mặt ngoài và mặt trong của răng. Sâu răng mặt nhai có tiến triển khá chậm, triệu chứng mờ nhạt nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị sớm.
Sâu răng mặt nhai – Dấu hiệu nhận biết
Sâu răng có thể xảy ra ở mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Trong đó, mặt nhai là vị trí dễ bị sâu nhất, đặc biệt là mặt nhai của răng tiền hàm và răng hàm. Mặt nhai của răng ở những vị trí này thường có bề mặt rộng, cấu trúc nhiều rãnh, kẽ nên dễ tích tụ thức ăn thừa và hình thành mảng bám.
Hơn mặt, mặt nhai cũng là vị trí tiếp xúc trực tiếp với thức ăn trong quá trình ăn uống. Chính vì thế, mặt nhai có nguy cơ bị sâu răng cao hơn so với mặt ngoài và mặt trong của răng. Sâu răng mặt nhai có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ.
Như đã biết, sâu răng là một dạng nhiễm khuẩn của răng gây ra bởi hại khuẩn thường trú trong khoang miệng Streptococcus mutans. Vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám và gây phân hủy carbohydrate trong đường, tinh bột thành axit. Axit sẽ hòa tan các mô cứng của men răng, ngà răng dẫn đến hình thành lỗ sâu. Sâu răng nói chung và sâu răng mặt nhai nói riêng đều có tiến tiển chậm nhưng gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm.
Xem thêm: răng sứ lava esthetic là gì
Nguyên nhân gây sâu răng mặt nhai
Sâu răng nói chung và sâu răng mặt nhai đều xảy ra do vi khuẩn thường trú trong miệng – Streptococcus mutans. Khi hình thành mảng bám, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong chuyển hóa carbohydrate thành axit. Axit sẽ hòa tan các mô cứng của men răng, sau đó tiến dần vào bên trong ngà răng. Nếu vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám sẽ được làm sạch nhanh chóng và lượng axit do vi khuẩn bài tiết thường không đáng kể.
Ngược lại khi không làm sạch mảng bám kịp thời, vi khuẩn sẽ sản xuất axit liên tục gây phá hủy mô cứng của men răng trong thời gian dài. Dần dần mặt nhai hình thành các lỗ sâu có màu nâu, đen và phát triển thành các hố rãnh đi sâu vào ngà răng.
Streptococcus mutans tồn tại trong khoang miệng của trẻ em và người lớn với số lượng hạn chế. Vi khuẩn chỉ phát triển mạnh gây ra sâu răng nói chung và sâu răng mặt nhai nói riêng khi có những yếu tố, nguyên nhân như:
Vệ sinh răng miệng kém
Chế độ ăn nhiều đường
Khô miệng
Hệ miễn dịch kém
Thiếu fluor
Sâu răng mặt nhai có ảnh hưởng gì không?
Sâu răng mặt nhai là bệnh nha khoa khá phổ biến, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người trưởng thành. Khác với mặt trong và mặt ngoài, mặt nhai có nhiều rãnh, kẽ nên dễ tích tụ thức ăn thừa và mảng bám. Ngoài sâu răng, mặt nhai còn dễ gặp phải tình trạng mòn men răng do áp lực và ma sát trong quá trình ăn uống.
Trong giai đoạn đầu (sâu men), sâu răng hoàn toàn không gây đau nhức hay khó chịu vì men răng không chứa các tế bào sống mà chủ yếu được cấu tạo từ khoáng chất. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, sâu răng sẽ đi vào phần ngà răng. Khi chuyển sang giai đoạn sâu ngà, thức ăn dễ lọt vào lỗ sâu kích thích cảm giác đau nhức và ê buốt khi ăn uống.
Ngoài những ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống, sâu răng mặt nhai còn có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng khác. Một số biến chứng có thể gặp phải nếu không điều trị sâu răng mặt nhai kịp thời:
Viêm tủy răng
Viêm lợi
Hôi miệng
Các biến chứng khác
Cách chăm sóc, điều trị sâu răng mặt nhai
Sâu răng mặt nhai có thể bị nhầm lẫn với thiểu sản men răng, sún răng ở trẻ em,… Do đó, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được thăm khám. Ngoài khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-Quang và chụp phim Panorama để đưa ra chẩn đoán xác định.
Sâu răng mặt nhai tiến triển qua nhiều giai đoạn. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương của răng trước khi chỉ định phương pháp điều trị. Các phương pháp điều trị sâu răng mặt nhai có thể được chỉ định, bao gồm:
1. Liệu pháp fluor trị sâu răng mặt nhai nhẹ
Sâu răng mặt nhai ở mức độ nhẹ thường chưa hình thành lỗ sâu mà chỉ xuất hiện các đốm màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Rất ít người nhận biết sâu răng ở giai đoạn này. Đa phần các trường hợp đều chỉ phát hiện thông qua khám răng miệng định kỳ.
2. Hàn trám răng
Hàn trám răng là thủ thuật nha khoa sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít hố rãnh trên răng. Đây là phương pháp điều trị sâu răng mặt nhai phổ biến nhất. Trám răng được chỉ định cả trong giai đoạn sâu men và sâu ngà.
3. Lấy tủy răng
Lấy tủy răng được chỉ định trong trường hợp sâu răng tiến triển nặng gây viêm tủy răng. Đối với trường hợp tủy răng chưa bị hoại tử, bác sĩ sẽ đặt thuốc diệt tủy hoặc tiêm thuốc gây tê trước khi lấy tủy. Phần tủy răng sẽ được làm sạch hoàn toàn để ngăn không cho vi khuẩn phát triển gây áp xe răng và nhiều biến chứng khác.
4. Nhổ răng
Trong trường hợp sâu răng mặt nhai tiến triển nặng, toàn bộ răng bị hư hại không còn khả năng hồi phục, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng. Nhổ răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn chức năng thẩm mỹ và sinh lý. Chính vì vậy, biện pháp này chỉ được xem xét trong trường hợp sâu răng quá nặng và không có đáp ứng với bất cứ biện pháp nào khác.
5. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trong quá trình điều trị sâu răng mặt nhai, vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp quan trọng cần được thực hiện song song với các phương pháp y tế. Răng miệng được làm sạch có thể hạn chế hình thành mảng bám và ngăn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Ngược lại, vệ sinh răng miệng kém có thể khiến sâu răng tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng và ảnh hưởng nặng nề.
Xem thêm: răng sứ orodent là gì
Phòng ngừa sâu răng mặt nhai bằng cách nào?
Sâu răng mặt nhai ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau khi điều trị.
Các biện pháp phòng ngừa sâu răng mặt nhai:
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng hoàn toàn. Nên chú ý thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần hoặc thay bất cứ khi nào nhận thấy lông chải bị sờn, cong,…
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa fluor để phục hồi men răng và ngăn ngừa sâu răng mặt nhai. Theo nghiên cứu, bổ sung fluor đúng cách có thể giảm nguy cơ sâu răng từ 20 – 40%.
Hạn chế lượng đường trong chế độ ăn. Sau khi dùng thức ăn chứa đường, bạn nên súc miệng và chải răng để giảm hình thành mảng bám. Ngoài ra, cần tránh dùng đồ uống chứa cồn, axit và các món ăn cứng, khô.
Người có hệ miễn dịch kém nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Sức đề kháng được cải thiện có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa nói chung và sâu răng nói riêng.
Nếu răng bị mòn men, nứt, mẻ, nên điều trị sớm để tránh tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển.
Khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm là biện pháp phòng ngừa sâu răng mặt nhai hiệu quả. Ngoài ra, cạo vôi răng còn giúp giảm nguy cơ bị viêm lợi và viêm nha chu.
Sâu răng mặt nhai có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh lý này gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng khác thường, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
Sâu răng mặt nhai – Dấu hiệu nhận biết
Sâu răng có thể xảy ra ở mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Trong đó, mặt nhai là vị trí dễ bị sâu nhất, đặc biệt là mặt nhai của răng tiền hàm và răng hàm. Mặt nhai của răng ở những vị trí này thường có bề mặt rộng, cấu trúc nhiều rãnh, kẽ nên dễ tích tụ thức ăn thừa và hình thành mảng bám.
Hơn mặt, mặt nhai cũng là vị trí tiếp xúc trực tiếp với thức ăn trong quá trình ăn uống. Chính vì thế, mặt nhai có nguy cơ bị sâu răng cao hơn so với mặt ngoài và mặt trong của răng. Sâu răng mặt nhai có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ.
Như đã biết, sâu răng là một dạng nhiễm khuẩn của răng gây ra bởi hại khuẩn thường trú trong khoang miệng Streptococcus mutans. Vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám và gây phân hủy carbohydrate trong đường, tinh bột thành axit. Axit sẽ hòa tan các mô cứng của men răng, ngà răng dẫn đến hình thành lỗ sâu. Sâu răng nói chung và sâu răng mặt nhai nói riêng đều có tiến tiển chậm nhưng gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm.
Xem thêm: răng sứ lava esthetic là gì
Nguyên nhân gây sâu răng mặt nhai
Sâu răng nói chung và sâu răng mặt nhai đều xảy ra do vi khuẩn thường trú trong miệng – Streptococcus mutans. Khi hình thành mảng bám, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong chuyển hóa carbohydrate thành axit. Axit sẽ hòa tan các mô cứng của men răng, sau đó tiến dần vào bên trong ngà răng. Nếu vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám sẽ được làm sạch nhanh chóng và lượng axit do vi khuẩn bài tiết thường không đáng kể.
Ngược lại khi không làm sạch mảng bám kịp thời, vi khuẩn sẽ sản xuất axit liên tục gây phá hủy mô cứng của men răng trong thời gian dài. Dần dần mặt nhai hình thành các lỗ sâu có màu nâu, đen và phát triển thành các hố rãnh đi sâu vào ngà răng.
Streptococcus mutans tồn tại trong khoang miệng của trẻ em và người lớn với số lượng hạn chế. Vi khuẩn chỉ phát triển mạnh gây ra sâu răng nói chung và sâu răng mặt nhai nói riêng khi có những yếu tố, nguyên nhân như:
Vệ sinh răng miệng kém
Chế độ ăn nhiều đường
Khô miệng
Hệ miễn dịch kém
Thiếu fluor
Sâu răng mặt nhai có ảnh hưởng gì không?
Sâu răng mặt nhai là bệnh nha khoa khá phổ biến, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người trưởng thành. Khác với mặt trong và mặt ngoài, mặt nhai có nhiều rãnh, kẽ nên dễ tích tụ thức ăn thừa và mảng bám. Ngoài sâu răng, mặt nhai còn dễ gặp phải tình trạng mòn men răng do áp lực và ma sát trong quá trình ăn uống.
Trong giai đoạn đầu (sâu men), sâu răng hoàn toàn không gây đau nhức hay khó chịu vì men răng không chứa các tế bào sống mà chủ yếu được cấu tạo từ khoáng chất. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, sâu răng sẽ đi vào phần ngà răng. Khi chuyển sang giai đoạn sâu ngà, thức ăn dễ lọt vào lỗ sâu kích thích cảm giác đau nhức và ê buốt khi ăn uống.
Ngoài những ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống, sâu răng mặt nhai còn có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng khác. Một số biến chứng có thể gặp phải nếu không điều trị sâu răng mặt nhai kịp thời:
Viêm tủy răng
Viêm lợi
Hôi miệng
Các biến chứng khác
Cách chăm sóc, điều trị sâu răng mặt nhai
Sâu răng mặt nhai có thể bị nhầm lẫn với thiểu sản men răng, sún răng ở trẻ em,… Do đó, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được thăm khám. Ngoài khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-Quang và chụp phim Panorama để đưa ra chẩn đoán xác định.
Sâu răng mặt nhai tiến triển qua nhiều giai đoạn. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương của răng trước khi chỉ định phương pháp điều trị. Các phương pháp điều trị sâu răng mặt nhai có thể được chỉ định, bao gồm:
1. Liệu pháp fluor trị sâu răng mặt nhai nhẹ
Sâu răng mặt nhai ở mức độ nhẹ thường chưa hình thành lỗ sâu mà chỉ xuất hiện các đốm màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Rất ít người nhận biết sâu răng ở giai đoạn này. Đa phần các trường hợp đều chỉ phát hiện thông qua khám răng miệng định kỳ.
2. Hàn trám răng
Hàn trám răng là thủ thuật nha khoa sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít hố rãnh trên răng. Đây là phương pháp điều trị sâu răng mặt nhai phổ biến nhất. Trám răng được chỉ định cả trong giai đoạn sâu men và sâu ngà.
3. Lấy tủy răng
Lấy tủy răng được chỉ định trong trường hợp sâu răng tiến triển nặng gây viêm tủy răng. Đối với trường hợp tủy răng chưa bị hoại tử, bác sĩ sẽ đặt thuốc diệt tủy hoặc tiêm thuốc gây tê trước khi lấy tủy. Phần tủy răng sẽ được làm sạch hoàn toàn để ngăn không cho vi khuẩn phát triển gây áp xe răng và nhiều biến chứng khác.
4. Nhổ răng
Trong trường hợp sâu răng mặt nhai tiến triển nặng, toàn bộ răng bị hư hại không còn khả năng hồi phục, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng. Nhổ răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn chức năng thẩm mỹ và sinh lý. Chính vì vậy, biện pháp này chỉ được xem xét trong trường hợp sâu răng quá nặng và không có đáp ứng với bất cứ biện pháp nào khác.
5. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trong quá trình điều trị sâu răng mặt nhai, vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp quan trọng cần được thực hiện song song với các phương pháp y tế. Răng miệng được làm sạch có thể hạn chế hình thành mảng bám và ngăn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Ngược lại, vệ sinh răng miệng kém có thể khiến sâu răng tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng và ảnh hưởng nặng nề.
Xem thêm: răng sứ orodent là gì
Phòng ngừa sâu răng mặt nhai bằng cách nào?
Sâu răng mặt nhai ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau khi điều trị.
Các biện pháp phòng ngừa sâu răng mặt nhai:
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng hoàn toàn. Nên chú ý thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần hoặc thay bất cứ khi nào nhận thấy lông chải bị sờn, cong,…
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa fluor để phục hồi men răng và ngăn ngừa sâu răng mặt nhai. Theo nghiên cứu, bổ sung fluor đúng cách có thể giảm nguy cơ sâu răng từ 20 – 40%.
Hạn chế lượng đường trong chế độ ăn. Sau khi dùng thức ăn chứa đường, bạn nên súc miệng và chải răng để giảm hình thành mảng bám. Ngoài ra, cần tránh dùng đồ uống chứa cồn, axit và các món ăn cứng, khô.
Người có hệ miễn dịch kém nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Sức đề kháng được cải thiện có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa nói chung và sâu răng nói riêng.
Nếu răng bị mòn men, nứt, mẻ, nên điều trị sớm để tránh tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển.
Khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm là biện pháp phòng ngừa sâu răng mặt nhai hiệu quả. Ngoài ra, cạo vôi răng còn giúp giảm nguy cơ bị viêm lợi và viêm nha chu.
Sâu răng mặt nhai có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh lý này gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng khác thường, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
Nha khoa sunshine
Review nha khoa