Quanghieufinance231
Thành viên gắn bó 0987909453
Đa phần răng khôn đều phải nhổ bỏ do mọc lệch, mọc xiêu vẹo và mọc ngầm. Tuy nhiên, trong trường hợp mọc thẳng, răng khôn có tác dụng gì? Có phải nhổ bỏ hay không? Tìm hiểu thông tin trong bài viết để được giải đáp những thắc mắc trên.
Răng khôn là răng gì? Có tác dụng gì?
Răng khôn còn được gọi là răng số 8 hay răng hàm số 3. Răng số 8 nằm ở cuối cung hàm, kế bên răng số 7. Thông thường, mỗi người sẽ có 4 răng khôn với 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Tuy nhiên, cũng có những người không mọc răng khôn hoặc mọc không đủ 4 răng.
Về cấu tạo, răng khôn có hình dáng tương tự như răng số 6 và số 7 với số lượng chân răng dao động từ 3 – 4 chân, mặt nhai lớn, nhiều rãnh kẽ và có khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, răng số 8 chỉ mọc ở giai đoạn trưởng thành từ 17 – 25 tuổi hoặc có thể muộn hơn tùy theo cơ địa của từng người.
Hiện nay, tác dụng của răng khôn vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Thực tế, răng khôn đã xuất hiện từ loài vượn cổ nhưng dưới tác động của quá trình tiến hóa, xương hàm, kích thước và hình dáng răng có sự thay đổi đáng kể. Đây cũng là lý do một số người hoàn toàn không có răng khôn.
Về cơ bản, hàm răng đủ 28 chiếc có thể hoàn thành tốt chức năng thẩm mỹ và ăn nhai. Vì vậy, việc mọc răng khôn hay không đều không ảnh hưởng quá nhiều. Các chuyên gia đều cho rằng, nếu mọc thẳng và có đủ không gian để phát triển, răng khôn có thể hỗ trợ hoạt động ăn nhai bên cạnh các răng hàm khác. Tuy nhiên, tác dụng này của răng khôn không quá rõ rệt như răng số 6 hay số 7.
Xem thêm: bọc răng sứ cercon ht giá bao nhiêu
Có nên nhổ răng khôn hay không?
Vì không có tác dụng về mặt thẩm mỹ và chức năng sinh lý nên khá nhiều người băn khoăn về vấn đề “Có nên nhổ răng khôn hay không?”. Theo các chuyên gia, răng khôn dù không giữ chức năng quan trọng nhưng cũng không nhất thiết phải nhổ bỏ. Nhổ bỏ răng khôn chỉ được thực hiện khi răng số 8 gặp phải vấn đề và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
1. Những trường hợp nên nhổ răng khôn
Về cơ bản, răng khôn không có chức năng quan trọng đối với hoạt động ăn nhai hay thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhổ bỏ răng là tiểu phẫu phải xâm lấn vào tổ chức nha chu. Do đó, phương pháp này chỉ được cân nhắc khi răng khôn gặp phải vấn đề bất thường.
Những trường hợp kể trên đều sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng khôn để phòng tránh biến chứng và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
2. Các trường hợp không nên nhổ răng khôn
Nếu răng khôn mọc thẳng và không gây ra bất cứ vấn đề nha khoa nào, bạn không nhất thiết phải nhổ bỏ răng. Ngoài nguyên nhân này, một số trường hợp có nguy cơ cao cũng không được chỉ định tiểu phẫu răng khôn.
Chống chỉ định tương đối:
Trường hợp mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, dị ứng cấp tính, rối loạn về máu,… cũng không được chỉ định nhổ răng khôn. Những trường hợp này phải đợi đến khi bệnh ổn định mới có thể tiểu phẫu.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thường không được chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa biến chứng. Những trường hợp này cần phải thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.
Người bị động kinh và tâm thần không ổn định phải sử dụng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng.
Những trường hợp đang bị viêm cấp tính ở bên trong khoang miệng (viêm quanh thân răng cấp tính, viêm khớp răng cấp tính, viêm miệng cấp, viêm lợi cấp,…) cũng không được nhổ bỏ răng mà phải điều trị trước khi nhổ răng khôn. Nếu thực hiện trong giai đoạn viêm cấp, hiện tượng nhiễm khuẩn có thể lây lan rộng.
Đối với răng khôn hàm trên, không được nhổ bỏ nếu đang bị viêm xoang cấp tính.
Nữ giới không nên nhổ răng khi đang hành kinh do nguy cơ gặp phải tình trạng chảy máu có thể kéo dài.
Ngoài ra trước khi nhổ răng khôn, bạn cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng và lịch sử dùng thuốc trong vòng 14 ngày để được đánh giá nguy cơ. Nếu nhận thấy có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ yêu cầu hoãn thời điểm nhổ răng để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: bọc răng sứ ht smile có tốt không
Các vấn đề thường gặp ở răng khôn
Răng khôn dễ gặp phải các vấn đề nha khoa hơn so với các răng còn lại trên cung hàm. Đây cũng là lý do vì sao hơn 85% trường hợp mọc răng khôn đều có chỉ định nhổ bỏ:
1. Răng khôn mọc lệch
Mọc lệch, mọc nghiêng là tình trạng thường gặp nhất ở răng khôn (răng số . Như đã đề cập, răng khôn mọc trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Lúc này cung hàm đã phát triển hoàn chỉnh và cứng chắc nên mầm răng khó mọc thẳng. Thay vào đó, răng thường có xu hướng mọc ngang, mọc ngầm và mọc lệch ra bên ngoài má.
Cùng với sự tiến hóa, không gian của cung hàm sẽ nhỏ dần theo thời gian. Do đó, một số người chỉ có cung hàm đủ cho 28 chiếc răng. Vì vậy khi răng khôn mọc, răng sẽ có hiện tượng mọc ngầm ở bên dưới dẫn đến tổn thương dây thần kinh và chèn ép các răng còn lại trên cung hàm.
2. Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là tình trạng khá phổ biến ở răng khôn. Khi răng mọc, một phần lợi có thể che phủ lên phía trên khiến răng bị đau nhức và khó chịu. Phần lợi trùm này rất dễ bị viêm nhiễm do thức ăn bám dính vào tạo thành mảng bám. Từ đó thúc đẩy hại khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
Viêm lợi trùm gây đau nhức nhiều, nướu nhạy cảm, sưng và dễ chảy máu/ chảy mủ. Ngoài ra, một số trường hợp còn có thể gặp phải tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi và sưng hạch ở góc hàm. Đối với những trường hợp bị viêm lợi trùm, giải pháp là sử dụng thuốc để giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng khôn để chỉ định nhổ bỏ răng hoặc phẫu thuật cắt lợi trùm.
3. Viêm nướu răng (viêm lợi)
Viêm nướu răng cũng là vấn đề thường gặp ở răng khôn. Răng số 8 nằm ở cuối cung hàm, kích thước lớn, mặt nhai rộng và có rất nhiều rãnh, kẽ. Chính vì vậy, rất nhiều người bỏ sót vị trí này khi vệ sinh răng miệng. Theo thời gian, mảng bám tích tụ lâu ngày bị khoáng hóa thành cao răng. Vi khuẩn sẽ phát triển trong cao răng tạo ra độc tố gây viêm nhiễm mô nướu.
Viêm nướu răng là bệnh nha khoa phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, bệnh lý này hoàn toàn có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên nếu chủ quan, viêm nướu răng có thể tiến triển thành viêm nha chu – một trong những nguyên nhân gây mất răng ở người trưởng thành.
4. Sâu răng
Ngoài viêm nướu răng, răng khôn cũng có thể bị sâu răng do vệ sinh răng miệng không kỹ. Sâu răng là một dạng nhiễm khuẩn của răng xảy ra do vi khuẩn thường trú trong khoang miệng Streptococcus mutans. Khi mảng bám và cao răng tích tụ nhiều, vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh tạo ra một lượng axit, từ đó đẩy mạnh quá trình hủy khoáng.
Theo thời gian, các khoáng chất trong men răng và ngà răng sẽ bị hòa tan. Sâu răng thường không gây đau trong thời gian đầu. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn sâu ngà, răng thường bị đau nhức và ê buốt nhiều. Nếu không điều trị sớm, tủy răng có thể bị viêm nhiễm và hoại tử.
Đa phần các trường hợp răng khôn bị sâu đều được chỉ định nhổ bỏ (ngay cả trong trường hợp răng khôn mọc thẳng). Bởi răng khôn nằm ở vị trí rất khó làm sạch hoàn toàn nên sâu răng và các bệnh nha khoa có khả năng tái phát cao. Việc nhổ bỏ răng khôn trong những trường hợp này có thể ngăn ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.
Phòng ngừa các vấn đề ở răng khôn
Răng khôn là vị trí dễ gặp phải các vấn đề nha khoa. Để phòng ngừa các vấn đề ở răng số 8, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Nên đến nha khoa kiểm tra ngay khi nhận thấy răng khôn mọc. Thực tế, hơn 80% răng khôn đều mọc lệch, mọc ngầm nhưng đôi khi không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không phát hiện sớm, các răng còn lại trên cung hàm có thể bị xô đẩy dẫn đến tình trạng chen chúc, lệch lạc và sai khớp cắn. Việc thăm khám sớm sẽ giúp bác sĩ phát hiện kịp thời các vấn đề ở răng khôn và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cạo vôi răng định kỳ 2 lần/ năm để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.
Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa fluor để ngăn ngừa sâu răng.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Răng khôn có tác dụng gì? Khi nào nên nhổ?” và một số vấn đề thường gặp ở răng khôn. Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
Răng khôn là răng gì? Có tác dụng gì?
Răng khôn còn được gọi là răng số 8 hay răng hàm số 3. Răng số 8 nằm ở cuối cung hàm, kế bên răng số 7. Thông thường, mỗi người sẽ có 4 răng khôn với 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Tuy nhiên, cũng có những người không mọc răng khôn hoặc mọc không đủ 4 răng.
Về cấu tạo, răng khôn có hình dáng tương tự như răng số 6 và số 7 với số lượng chân răng dao động từ 3 – 4 chân, mặt nhai lớn, nhiều rãnh kẽ và có khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, răng số 8 chỉ mọc ở giai đoạn trưởng thành từ 17 – 25 tuổi hoặc có thể muộn hơn tùy theo cơ địa của từng người.
Hiện nay, tác dụng của răng khôn vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Thực tế, răng khôn đã xuất hiện từ loài vượn cổ nhưng dưới tác động của quá trình tiến hóa, xương hàm, kích thước và hình dáng răng có sự thay đổi đáng kể. Đây cũng là lý do một số người hoàn toàn không có răng khôn.
Về cơ bản, hàm răng đủ 28 chiếc có thể hoàn thành tốt chức năng thẩm mỹ và ăn nhai. Vì vậy, việc mọc răng khôn hay không đều không ảnh hưởng quá nhiều. Các chuyên gia đều cho rằng, nếu mọc thẳng và có đủ không gian để phát triển, răng khôn có thể hỗ trợ hoạt động ăn nhai bên cạnh các răng hàm khác. Tuy nhiên, tác dụng này của răng khôn không quá rõ rệt như răng số 6 hay số 7.
Xem thêm: bọc răng sứ cercon ht giá bao nhiêu
Có nên nhổ răng khôn hay không?
Vì không có tác dụng về mặt thẩm mỹ và chức năng sinh lý nên khá nhiều người băn khoăn về vấn đề “Có nên nhổ răng khôn hay không?”. Theo các chuyên gia, răng khôn dù không giữ chức năng quan trọng nhưng cũng không nhất thiết phải nhổ bỏ. Nhổ bỏ răng khôn chỉ được thực hiện khi răng số 8 gặp phải vấn đề và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
1. Những trường hợp nên nhổ răng khôn
Về cơ bản, răng khôn không có chức năng quan trọng đối với hoạt động ăn nhai hay thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhổ bỏ răng là tiểu phẫu phải xâm lấn vào tổ chức nha chu. Do đó, phương pháp này chỉ được cân nhắc khi răng khôn gặp phải vấn đề bất thường.
Những trường hợp kể trên đều sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng khôn để phòng tránh biến chứng và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
2. Các trường hợp không nên nhổ răng khôn
Nếu răng khôn mọc thẳng và không gây ra bất cứ vấn đề nha khoa nào, bạn không nhất thiết phải nhổ bỏ răng. Ngoài nguyên nhân này, một số trường hợp có nguy cơ cao cũng không được chỉ định tiểu phẫu răng khôn.
Chống chỉ định tương đối:
Trường hợp mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, dị ứng cấp tính, rối loạn về máu,… cũng không được chỉ định nhổ răng khôn. Những trường hợp này phải đợi đến khi bệnh ổn định mới có thể tiểu phẫu.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thường không được chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa biến chứng. Những trường hợp này cần phải thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.
Người bị động kinh và tâm thần không ổn định phải sử dụng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng.
Những trường hợp đang bị viêm cấp tính ở bên trong khoang miệng (viêm quanh thân răng cấp tính, viêm khớp răng cấp tính, viêm miệng cấp, viêm lợi cấp,…) cũng không được nhổ bỏ răng mà phải điều trị trước khi nhổ răng khôn. Nếu thực hiện trong giai đoạn viêm cấp, hiện tượng nhiễm khuẩn có thể lây lan rộng.
Đối với răng khôn hàm trên, không được nhổ bỏ nếu đang bị viêm xoang cấp tính.
Nữ giới không nên nhổ răng khi đang hành kinh do nguy cơ gặp phải tình trạng chảy máu có thể kéo dài.
Ngoài ra trước khi nhổ răng khôn, bạn cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng và lịch sử dùng thuốc trong vòng 14 ngày để được đánh giá nguy cơ. Nếu nhận thấy có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ yêu cầu hoãn thời điểm nhổ răng để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: bọc răng sứ ht smile có tốt không
Các vấn đề thường gặp ở răng khôn
Răng khôn dễ gặp phải các vấn đề nha khoa hơn so với các răng còn lại trên cung hàm. Đây cũng là lý do vì sao hơn 85% trường hợp mọc răng khôn đều có chỉ định nhổ bỏ:
1. Răng khôn mọc lệch
Mọc lệch, mọc nghiêng là tình trạng thường gặp nhất ở răng khôn (răng số . Như đã đề cập, răng khôn mọc trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Lúc này cung hàm đã phát triển hoàn chỉnh và cứng chắc nên mầm răng khó mọc thẳng. Thay vào đó, răng thường có xu hướng mọc ngang, mọc ngầm và mọc lệch ra bên ngoài má.
Cùng với sự tiến hóa, không gian của cung hàm sẽ nhỏ dần theo thời gian. Do đó, một số người chỉ có cung hàm đủ cho 28 chiếc răng. Vì vậy khi răng khôn mọc, răng sẽ có hiện tượng mọc ngầm ở bên dưới dẫn đến tổn thương dây thần kinh và chèn ép các răng còn lại trên cung hàm.
2. Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là tình trạng khá phổ biến ở răng khôn. Khi răng mọc, một phần lợi có thể che phủ lên phía trên khiến răng bị đau nhức và khó chịu. Phần lợi trùm này rất dễ bị viêm nhiễm do thức ăn bám dính vào tạo thành mảng bám. Từ đó thúc đẩy hại khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
Viêm lợi trùm gây đau nhức nhiều, nướu nhạy cảm, sưng và dễ chảy máu/ chảy mủ. Ngoài ra, một số trường hợp còn có thể gặp phải tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi và sưng hạch ở góc hàm. Đối với những trường hợp bị viêm lợi trùm, giải pháp là sử dụng thuốc để giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng khôn để chỉ định nhổ bỏ răng hoặc phẫu thuật cắt lợi trùm.
3. Viêm nướu răng (viêm lợi)
Viêm nướu răng cũng là vấn đề thường gặp ở răng khôn. Răng số 8 nằm ở cuối cung hàm, kích thước lớn, mặt nhai rộng và có rất nhiều rãnh, kẽ. Chính vì vậy, rất nhiều người bỏ sót vị trí này khi vệ sinh răng miệng. Theo thời gian, mảng bám tích tụ lâu ngày bị khoáng hóa thành cao răng. Vi khuẩn sẽ phát triển trong cao răng tạo ra độc tố gây viêm nhiễm mô nướu.
Viêm nướu răng là bệnh nha khoa phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, bệnh lý này hoàn toàn có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên nếu chủ quan, viêm nướu răng có thể tiến triển thành viêm nha chu – một trong những nguyên nhân gây mất răng ở người trưởng thành.
4. Sâu răng
Ngoài viêm nướu răng, răng khôn cũng có thể bị sâu răng do vệ sinh răng miệng không kỹ. Sâu răng là một dạng nhiễm khuẩn của răng xảy ra do vi khuẩn thường trú trong khoang miệng Streptococcus mutans. Khi mảng bám và cao răng tích tụ nhiều, vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh tạo ra một lượng axit, từ đó đẩy mạnh quá trình hủy khoáng.
Theo thời gian, các khoáng chất trong men răng và ngà răng sẽ bị hòa tan. Sâu răng thường không gây đau trong thời gian đầu. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn sâu ngà, răng thường bị đau nhức và ê buốt nhiều. Nếu không điều trị sớm, tủy răng có thể bị viêm nhiễm và hoại tử.
Đa phần các trường hợp răng khôn bị sâu đều được chỉ định nhổ bỏ (ngay cả trong trường hợp răng khôn mọc thẳng). Bởi răng khôn nằm ở vị trí rất khó làm sạch hoàn toàn nên sâu răng và các bệnh nha khoa có khả năng tái phát cao. Việc nhổ bỏ răng khôn trong những trường hợp này có thể ngăn ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.
Phòng ngừa các vấn đề ở răng khôn
Răng khôn là vị trí dễ gặp phải các vấn đề nha khoa. Để phòng ngừa các vấn đề ở răng số 8, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Nên đến nha khoa kiểm tra ngay khi nhận thấy răng khôn mọc. Thực tế, hơn 80% răng khôn đều mọc lệch, mọc ngầm nhưng đôi khi không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không phát hiện sớm, các răng còn lại trên cung hàm có thể bị xô đẩy dẫn đến tình trạng chen chúc, lệch lạc và sai khớp cắn. Việc thăm khám sớm sẽ giúp bác sĩ phát hiện kịp thời các vấn đề ở răng khôn và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cạo vôi răng định kỳ 2 lần/ năm để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.
Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa fluor để ngăn ngừa sâu răng.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Răng khôn có tác dụng gì? Khi nào nên nhổ?” và một số vấn đề thường gặp ở răng khôn. Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
Nha khoa sunshine
Review nha khoa