Trẻ em luôn tồn tại những thói quen xấu như: hay ăn đồ ngọt, vệ sinh răng miệng chưa được đảm bảo,…. Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn. Nên hiện tượng sâu răng thường gặp nhất ở độ tuổi này. Chúng tôi bật mí cho bạn cách chữa sâu răng cho trẻ em đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.
1. Tại sao phải chữa sâu răng cho trẻ?
Có khá nhiều phụ huynh quan niệm sâu răng ở trẻ em không quan trọng bởi nó sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau đó nên không quan tâm tới việc chữa sâu răng cho trẻ.Thực tế việc chữa sâu răng cho trẻ sớm sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của bé sau này. Do đó, tốt nhất bạn nên đưa bé đến trung tâm nha khoa sớm nếu phát hiện các dấu hiệu sâu răng đang manh nha như đau răng hay hình thành lỗ sâu màu đen để đảm bảo thẩm mỹ, kích thích sự phát triển xương hàm, thực hiện ăn nhai, hỗ trợ quá trình phát âm.
Tại sao phải chữa sâu răng cho trẻ?
Riêng đối với răng sữa thì thường có diễn biến nhanh và mức độ phá hủy răng nhanh hơn so với người trưởng thành, độ cứng của men và ngà răng không cao nên rất dễ bị tác động bởi vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, mất răng là tình trạng thường xảy ra khi trẻ bị sâu răng. Việc nếu có cách chữa sâu răng cho trẻ em sớm sẽ giúp bé không mắc các vấn đề lệch lạc về răng miệng sau này, việc phát âm cũng sẽ hoàn chỉnh hơn.2. Bật mí cách chữa sâu răng cho trẻ hiệu quả nhất
Khi răng chớm sâu, tình trạng chưa nghiêm trọng thì có thể tiến hành tái khoáng phần mô răng bị bệnh, cách này khá đơn giản và không gây đau nhức cho trẻ.Tuy nhiên, khi đã hình thành nên lỗ sâu trên răng thì tái khoáng không mang lại hiệu quả mà khi đó cần tiến hành hàn trám răng sâu để loại bỏ mô răng bệnh cũng như tái tạo lại các mô răng bị mất rất hiệu quả.
Nếu trẻ bị sâu răng nặng tốt nhất nên thực hiện phương pháp hàn trám
Tuy nhiên, cần phải lưu ý một điều, hàn trám răng không phải là phương pháp điều trị sâu răng triệt để hoàn toàn mà chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý mà thôi bởi độ bền của vết trám không phải là vĩnh viễn, vết trám hoàn toàn có thể bị bung ra do tác dụng của lực nhai hoặc kích thích nóng lạnh. Do đó, việc hàn trám vết sâu cũng đồng nghĩa với việc phải thăm khám thường xuyên và hàn lại nếu có dấu hiệu bong bật.