Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: cách phòng ngừa cảm lạnh FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: cách phòng ngừa cảm lạnh FfWzt02
 


#1

23.04.24 14:02

lygiaky

lygiaky

Thành viên gắn bó
0937972268 https://dakhoahoancautphcm.vn/
Thành viên gắn bó
Bị cảm lạnh là tình trạng vô cùng phổ biến, đặc biệt giai đoạn chuyển mùa. Tuy nhiên, nhiều người không nắm rõ các triệu chứng cảm lạnh, thường nhầm sang cảm cúm. Triệu chứng cảm lạnh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa sẽ trình bày chi tiết và cụ thể về chứng cảm lạnh nhá.

THÔNG TIN Y HỌC VỀ CHỨNG CẢM LẠNH PHỔ BIẾN

Cảm lạnh là gì?

Thông thường, nguyên nhân phổ biến là do tình trạng nhiễm vi-rút ở đường hô hấp trên. Điều này khiến cho chức năng mũi có thể bị rối loạn tạm thời, gây ra tình trạng nghẹt một bên mũi hoặc cả 2 bên.
Đây là một trong những căn bệnh về đường hô hấp ở bất cứ đối tượng nào, cả người lớn và trẻ em. Điều may mắn là các triệu chứng của cảm lạnh đa số trường hợp là nhanh hết, và hầu như không để lại bất kì biến chứng nào.
Sức khỏe, đời sống: cách phòng ngừa cảm lạnh Trieu-chung-cam-lanh-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua

Cảm lạnh triệu chứng ra sao?

Các triệu chứng  cảm lạnh thường xuất hiện từ 1 đến 3 ngày, sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng cũng có thể khác nhau đối với từng người. Các triệu chứng thường gặp nhất và không phải lúc nào cũng xảy ra ở cùng một người, bao gồm:
+ Cảm lạnh sổ mũi hoặc nghẹt mũi (dịch mũi thường dày, có màu vàng hoặc xanh lá cây; tuy nhiên đây không phải là biểu hiện của nhiễm trùng vi khuẩn).
+ Ho kèm các cơn nhức đầu.
+ Cơ thể cảm thấy đau nhức nhẹ, uể oải.
+ Hắt xì, đau cơ cả người.
+ Cảm lạnh sốt nhẹ, nghẹt mũi.
+ Cảm thấy có áp lực trong tai và mặt.
+ Sưng hạch bạch huyết.
+ Chảy nước mắt.
+ Mất vị giác và có khi cảm thấy khó thở.
Lưu ý:
+ Thời gian thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
+ Giai đoạn dễ lây nhiễm nhất là trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu có triệu chứng bệnh.

Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm theo triệu chứng

+ Cảm lạnh thường đặc trưng bởi các triệu chứng quen thuộc, dễ thấy, tương đối nhẹ và tự khỏi, chủ yếu xảy ra ở mũi và cổ họng.
+ Cảm lạnh thường ít nghiêm trọng và không xuất hiện đột ngột như cảm cúm.
+ Triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là đau hoặc ngứa rát ở cổ họng.
+ Hắt hơi là một triệu chứng sớm và đặc thù của chứng cảm lạnh, và có liên quan đến phản ứng viêm ở mũi và họng.
+ Dịch mũi thường trong, ít, và chảy nước. Sau vài ngày, sẽ trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc màu xanh lá cây khi tiến triển thành viêm nhiễm.
+ Trong vài ngày đầu tiên bị nhiễm trùng, thường gặp triệu chứng ho khan và tiến triển có thể xuất hiện dịch nhầy. Ho có thể kéo dài từ 3 tuần trở lên.

TRIỆU CHỨNG CẢM LẠNH KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG

Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh cảm lạnh

Con đường lây nhiễm
Cảm lạnh chủ yếu do virus xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm. Con đường xâm nhập có thể là qua đường mắt, đường mũi hoặc đường miệng.
+ Lây lan qua các giọt nước bọt trong không khí khi có người bị nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho.
+ Lây lan qua các hành động như tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hoặc dùng chung đồ vật với người đang cảm lạnh (như khăn lau, hoặc điện thoại).
Yếu tố rủi ro làm tăng khả năng nhiễm bệnh
+ Do tuổi tác: trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ dễ bị cảm lạnh nhất.
+ Do hệ thống miễn dịch kém: bệnh nhân mắc phải các căn bệnh mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu sẽ có khả năng cao bị cảm lạnh.
+ Do giai đoạn chuyển mùa trong năm: mùa thu và mùa đông là các khoảng thời gian khiến cho trẻ em và người lớn dễ bị nhiễm cảm lạnh nhất.
+ Do thói quen hút thuốc: chủ động hút hoặc hút thuốc thụ động - tiếp xúc với khói thuốc lá, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh.

Biến chứng từ triệu chứng cảm lạnh

Mặc dù cảm lạnh rất nhanh khỏi sau vài ngày. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp, cảm lạnh lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không can thiệp điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể là:
+ Hen suyễn: cảm lạnh có thể làm kích hoạt các cơn hen suyễn đối với những người bị hen suyễn.
+ Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai cấp tính): virus hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức tai, dịch mũi tiết ra có màu xanh hoặc vàng, sốt trở lại.
+ Viêm xoang cấp tính: nếu tình trạng cảm lạnh không được xử lý có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng xoang ở cả trẻ em và người lớn.
+ Nhiễm trùng thứ cấp khác: viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản.
Xem thêm: https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/dia-chi-phong-kham-nam-khoa-quan-5-tp-hcm-duoc-danh-gia-tot-c296a588643.html
Sức khỏe, đời sống: cách phòng ngừa cảm lạnh Trieu-chung-cam-lanh-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua_2

CÁCH PHÒNG NGỪA TRIỆU CHỨNG CẢM LẠNH

+ Nghỉ ngơi thật nhiều, tránh làm việc căng thẳng kéo dài.
+ Uống nhiều nước có thể giúp long đờm, làm ẩm cổ họng, giảm ho khan và ngăn ngừa mất nước.
+ Thức uống nóng hoặc súp có thể giúp làm ẩm và làm dịu đường hô hấp trên và cũng có thể tạo ra lợi ích tâm lý bằng cách tạo ra cảm giác thoải mái.
+ Dùng máy phun sương tạo ẩm hoặc máy hóa hơi để tăng độ ẩm không khí, hoặc ngồi vài phút trong phòng xông hơi ướt.
+ Hãy tránh xa việc hút thuốc lá hoặc môi trường có nhiều khói thuốc lá.
+ Rửa tay là một trong những cách quan trọng nhất để tránh lây bệnh và truyền vi khuẩn sang người khác.
+ Hắt hơi và ho vào giấy. Vứt bỏ giấy đã sử dụng ngay lập tức, sau đó rửa tay kỹ.
+ Hãy hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay khi không có sẵn giấy, để tránh lây lan vi khuẩn bằng tay.
+ Vệ sinh sạch bề mặt nhà bếp và phòng tắm bằng chất khử trùng.
+ Tránh tiếp xúc gần gũi với bất cứ ai bị cảm lạnh và không dùng chung ly uống nước hoặc đồ dùng với bất kì ai.
Mọi thông tin về triệu chứng cảm lạnh chỉ mang tính chất tham khảo. Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết