343 phạm ngũ lão, q.1, tphcm [ 0 phiếu ]
Quy trình nhập khẩu thức ăn thủy sản như thế nào?
00%Công ty logistics chuyên nhập khẩu thức ăn thủy sản ?
00%Giá cước nhập khẩu thức ăn thủy sản bao nhiêu ?
00%Cước vận chuyển thức ăn thủy sản bao nhiêu ?
00%
Thủ Tục Nhập Khẩu Thức Ăn Thủy Sản
Quy trình nhập khẩu thức ăn thủy sản như thế nào?Công ty logistics chuyên nhập khẩu thức ăn thủy sản ?
Giá cước nhập khẩu thức ăn thủy sản bao nhiêu ?
Cước vận chuyển thức ăn thủy sản bao nhiêu ?
Thức ăn thủy sản là sản phẩm chuyên dụng cung cấp dinh dưỡng và thành phần hữu ích cho sự phát triển của động vật thủy sản. Để có thể nhập khẩu thức ăn thủy sản một cách thuận lợi, nhà nhập khẩu cần phải hiểu rõ kiến thức về ngoại thương và am hiểu về quy định pháp luật hải quan.
1. Chính sách nhập khẩu thức ăn thủy sản
Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản được quy định trong những văn bản chứng từ sau đây:
· Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013;
· Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01//07/ 2016;
· Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017;
· Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
· Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
· Công văn 6313/TB-TCHQ ngày 25/09/2020;
· Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022;
· Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
· Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản pháp luật ở trên thì thức ăn thủy sản không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản thì cần phải lưu ý những điểm sau:
· Thức ăn thủy sản muốn nhập khẩu phải làm công bố lưu hành sản phẩm;
· Thức ăn cho cá cảnh, vật nuôi cảnh phải làm kiểm dịch động vật;
· Thức ăn thủy sản khi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng;
· Thuế GTGT của thức ăn thủy sản là 0%.
Những quy định này nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, và quản lý hiệu quả quá trình nhập khẩu thức ăn thủy sản tại Việt Nam.
2. Dán nhãn tem mác hàng nhập khẩu
Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng thức ăn thủy sản, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:
· Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
· Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
· Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
· Định lượng;
· Ngày sản xuất;
· Hạn sử dụng;
· Thành phần định lượng;
· Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
· Xuất xứ hàng hóa.
Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.
3. Mã HSCODE cho thức ăn thủy sản
MÃ HSCODE | MÔ TẢ |
23099013 | Thức ăn cho tôm |
23099019 | Thức ăn chăn nuôi khác |
23099020 23099090 | Chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn Thức ăn chăn nuôi loại khác |
4. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung.
· Tờ khai hải quan;
· Vận đơn (Bill of lading) ;
· Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
· Hợp đồng thương mại (sale contract);
· Danh sách đóng gói (packing list);
· Chứng nhận xuất xứ (℅) nếu có;
· Hồ sơ công bố lưu hành thức ăn thủy sản;
· Hồ sơ kiểm dịch;
· Hồ sơ kiểm tra chất lượng;
· catalogs.
Trên đây là toàn bộ những chứng từ trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản. Những chứng từ sau đây là quan trọng nhất: Tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại. Đối với những chứng từ khác sẽ cung cấp khi có yêu cầu từ phía hải quan.
Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc phải có ( Certificate Original ). Tuy nhiên, đây là chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng để nhà nhập khẩu được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
Các bước nhập khẩu thức ăn thủy sản
Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.
Bước 2: Kiểm tra chứng tứ xuất khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract
Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng
Bước 4: Nhận thông báo hàng đến và debit note của hãng tàu và thanh toán để lấy Lệnh giao hàng.
Bước 5: Truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm ECUS và đăng ký kiểm tra chất lượng.
Bước 6: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ, chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.
Bước 7: Sau khi thông quan hàng hóa, lấy hàng về kho.
Bước 8: Lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng, báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có).
Công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế - Giá cước vận tải biển, hàng không.
Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác
Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương và hơn 300 nhân sự
Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm
bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.Công ty logistics cước vận chuyển quốc tế - cuocvanchuyen.vn
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi - công ty logistics cuocvanchuyen để được tư vấn chi tiết hơn.