honghanhphan
Thành viên gắn bó 000000000000
Giảng viên Trường Y Dược đạt giải Nhì tại Hội thảo về Chẩn đoán và Điều trị bệnh
Diễn ra vào ngày 31/5/2024, Hội thảo Khoa học "Ứng dụng Chuyển đổi Số và Trí tuệ Nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh" là một diễn đàn để các chuyên gia trong lĩnh vực Y tế cùng bàn luận và trao đổi nhiều vấn đề về Chuyển đổi Số và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong lĩnh vực Y tế nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và nâng cao sức khỏe của cộng đồng. Là đại diện duy nhất của khu vực miền Trung tham dự Hội thảo, các bác sĩ và nhà khoa học của Đại học Duy Tân đã trình bày những kết quả nghiên cứu đầy tiềm năng và ý nghĩa với đề tài "Giá trị chẩn đoán tiềm năng của microRNA huyết thanh đối với 19 loại ung thư" và xuất sắc được trao giải Nhì.
TS. Đinh Phong Sơn - Đại diện nhóm nghiên cứu của Đại học Duy Tân nhận giải Nhì tại Hội thảo cho đề tài
"Giá trị chẩn đoán tiềm năng của microRNA huyết thanh đối với 19 loại ung thư"
"Ứng dụng Chuyển đổi Số và Trí tuệ Nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh" là hội thảo khoa học được phối hợp tổ chức bởi Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ Tp. Hồ Chí Minh với Bệnh viện Thống Nhất, Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. 43 bài tham luận từ 32 đơn vị, bao gồm các bệnh viện, trường đại học, học viện trong và ngoài nước, cùng các doanh nghiệp và viện nghiên cứu đã được gửi tới Hội thảo.
Tại Hội thảo, các chuyên gia nhận định rằng việc Chuyển đổi Số và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong lĩnh vực Y tế đang được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Mặc dù Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng các giải pháp y tế số, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như khả năng tiếp cận dịch vụ, chất lượng chăm sóc, thiếu nguồn lực y tế và cơ sở hạ tầng. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc ứng dụng Công nghệ Thông tin trong Y tế là thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả và hiệu suất của ngành.
Các tác giả đạt giải chụp hình lưu niệm cùng Ban Tổ chức và Hội đồng Ban Giám khảo
Tham dự Hội thảo với tham luận liên quan đến Ung bướu - Chẩn đoán sớm các bệnh, các cán bộ của Đại học Duy Tân - đại diện duy nhất của khu vực miền Trung gồm TS. Đinh Phong Sơn - Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Sinh học Phân tử và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh - Giảng viên Trường Y Dược đã báo cáo đề tài "Giá trị chẩn đoán tiềm năng của microRNA huyết thanh đối với 19 loại ung thư". Hiện nay, với sự phát triển của cơ sở dữ liệu y tế trực tuyến và công nghệ giải trình tự thế hệ mới, các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại đang thu hút sự quan tâm của các bác sỹ lâm sàng, nhà khoa học trong việc nghiên cứu diễn biến của bệnh lý. Bởi vậy, với đề tài này TS. Đinh Phong Sơn và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh đã tập trung vào việc tìm kiếm các dấu ấn sinh học tiềm năng để sàng lọc và chẩn đoán sớm các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ, bệnh lý ung thư ở người,....
Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu, TS. Đinh Phong Sơn và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh đã chỉ ra rằng còn có thể phát hiện các mục tiêu protein liên quan đến bệnh tật để hỗ trợ các nghiên cứu Dược động học về mục tiêu Protein - thuốc trong điều trị bệnh, cũng như chỉnh sửa và thay thế các gen đột biến nội sinh bằng công nghệ chỉnh sửa gen với CRISPR/Cas9, nghiên cứu chức năng gen thông qua biểu hiện quá mức, làm im lặng gen. Đề tài nghiên cứu này của TS. Đinh Phong Sơn và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh đã được Hội đồng Ban Giám khảo đánh giá rất cao và được trao giải Nhì, đồng thời được chọn là 1 trong 9 bài tham luận xuất sắc nhất để đưa vào kỷ yếu của Hội thảo. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những cố gắng và nỗ lực trong suốt 2 năm qua của TS. Đinh Phong Sơn và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh từ khi xây dựng ý tưởng nghiên cứu đến khi đề tài được xuất bản trên tạp chí Journal of Biomolecular Structure and Dynamics thuộc ISI/Scopus Q2/IF 4.4 và được báo cáo trong Hội thảo này.
Việc tham gia các hội thảo nghiên cứu khoa học là hoạt động thường niên của Trường Y Dược nói riêng và Đại học Duy Tân nói chung, nhằm gắn kết đào tạo với nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ học thuật. Trong tương lai, nhóm tác giả hy vọng sẽ tiếp tục theo đuổi những hướng nghiên cứu mới, kết hợp thuật toán phân tích sinh học hiện đại với kiến thức lâm sàng và cận lâm sàng để dự đoán các mục tiêu chẩn đoán và điều trị tối ưu đối với nhiều bệnh lý khác nhau.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5936&pid=2068&lang=vi-VN
Diễn ra vào ngày 31/5/2024, Hội thảo Khoa học "Ứng dụng Chuyển đổi Số và Trí tuệ Nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh" là một diễn đàn để các chuyên gia trong lĩnh vực Y tế cùng bàn luận và trao đổi nhiều vấn đề về Chuyển đổi Số và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong lĩnh vực Y tế nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và nâng cao sức khỏe của cộng đồng. Là đại diện duy nhất của khu vực miền Trung tham dự Hội thảo, các bác sĩ và nhà khoa học của Đại học Duy Tân đã trình bày những kết quả nghiên cứu đầy tiềm năng và ý nghĩa với đề tài "Giá trị chẩn đoán tiềm năng của microRNA huyết thanh đối với 19 loại ung thư" và xuất sắc được trao giải Nhì.
TS. Đinh Phong Sơn - Đại diện nhóm nghiên cứu của Đại học Duy Tân nhận giải Nhì tại Hội thảo cho đề tài
"Giá trị chẩn đoán tiềm năng của microRNA huyết thanh đối với 19 loại ung thư"
"Ứng dụng Chuyển đổi Số và Trí tuệ Nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh" là hội thảo khoa học được phối hợp tổ chức bởi Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ Tp. Hồ Chí Minh với Bệnh viện Thống Nhất, Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. 43 bài tham luận từ 32 đơn vị, bao gồm các bệnh viện, trường đại học, học viện trong và ngoài nước, cùng các doanh nghiệp và viện nghiên cứu đã được gửi tới Hội thảo.
Tại Hội thảo, các chuyên gia nhận định rằng việc Chuyển đổi Số và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong lĩnh vực Y tế đang được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Mặc dù Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng các giải pháp y tế số, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như khả năng tiếp cận dịch vụ, chất lượng chăm sóc, thiếu nguồn lực y tế và cơ sở hạ tầng. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc ứng dụng Công nghệ Thông tin trong Y tế là thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả và hiệu suất của ngành.
Các tác giả đạt giải chụp hình lưu niệm cùng Ban Tổ chức và Hội đồng Ban Giám khảo
Tham dự Hội thảo với tham luận liên quan đến Ung bướu - Chẩn đoán sớm các bệnh, các cán bộ của Đại học Duy Tân - đại diện duy nhất của khu vực miền Trung gồm TS. Đinh Phong Sơn - Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Sinh học Phân tử và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh - Giảng viên Trường Y Dược đã báo cáo đề tài "Giá trị chẩn đoán tiềm năng của microRNA huyết thanh đối với 19 loại ung thư". Hiện nay, với sự phát triển của cơ sở dữ liệu y tế trực tuyến và công nghệ giải trình tự thế hệ mới, các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại đang thu hút sự quan tâm của các bác sỹ lâm sàng, nhà khoa học trong việc nghiên cứu diễn biến của bệnh lý. Bởi vậy, với đề tài này TS. Đinh Phong Sơn và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh đã tập trung vào việc tìm kiếm các dấu ấn sinh học tiềm năng để sàng lọc và chẩn đoán sớm các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ, bệnh lý ung thư ở người,....
Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu, TS. Đinh Phong Sơn và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh đã chỉ ra rằng còn có thể phát hiện các mục tiêu protein liên quan đến bệnh tật để hỗ trợ các nghiên cứu Dược động học về mục tiêu Protein - thuốc trong điều trị bệnh, cũng như chỉnh sửa và thay thế các gen đột biến nội sinh bằng công nghệ chỉnh sửa gen với CRISPR/Cas9, nghiên cứu chức năng gen thông qua biểu hiện quá mức, làm im lặng gen. Đề tài nghiên cứu này của TS. Đinh Phong Sơn và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh đã được Hội đồng Ban Giám khảo đánh giá rất cao và được trao giải Nhì, đồng thời được chọn là 1 trong 9 bài tham luận xuất sắc nhất để đưa vào kỷ yếu của Hội thảo. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những cố gắng và nỗ lực trong suốt 2 năm qua của TS. Đinh Phong Sơn và ThS.BS. Trần Châu Mỹ Thanh từ khi xây dựng ý tưởng nghiên cứu đến khi đề tài được xuất bản trên tạp chí Journal of Biomolecular Structure and Dynamics thuộc ISI/Scopus Q2/IF 4.4 và được báo cáo trong Hội thảo này.
Việc tham gia các hội thảo nghiên cứu khoa học là hoạt động thường niên của Trường Y Dược nói riêng và Đại học Duy Tân nói chung, nhằm gắn kết đào tạo với nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ học thuật. Trong tương lai, nhóm tác giả hy vọng sẽ tiếp tục theo đuổi những hướng nghiên cứu mới, kết hợp thuật toán phân tích sinh học hiện đại với kiến thức lâm sàng và cận lâm sàng để dự đoán các mục tiêu chẩn đoán và điều trị tối ưu đối với nhiều bệnh lý khác nhau.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5936&pid=2068&lang=vi-VN