NGUYÊN NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Khách viếng thămNGUYÊN NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Hiện nay, xã hội ngày càng phát tiển, chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà được nâng lên. Tuy nhiên song song với đó là những nguy cơ về sức khỏe cũng bị đe dọa, khi mà tỷ lệ người mắc các căn bệnh ngày càng gia tăng. Đặc biệt là với http://huyetapcaovamaunhiemmo.com/huyet-ap-cao-va-cach-phong-tranh.html. Chứng bệnh này giờ đây có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Vì vậy việc tìm hiểu những nguyên nhân gây tăng huyết áp sẽ giúp mọi người phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, con số 120 biểu thị cho huyết áp tâm thu (áp lực cao nhất trong lòng động mạch) và 80 biểu thị cho huyết áp tâm trương (áp lực thấp nhất trong động mạch). Mức huyết áp từ trên 120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lân được gọi là tăng huyết áp.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Nói về nguyên nhân gây nên chứng bệnh cao huyết áp hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân loại các tác nhân gây bệnh như sau:
+> Nguyên nhân gây huyết áp tăng cao không thể điều chỉnh
Tuổi tác: Huyết áp cao thường xảy ra ở người trên 35 tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ. Đàn ông thường bị huyết áp cao từ 35 - 50 tuổi, phụ nữ bị sau tuổi mãn kinh. Đây chính là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị huyết áp cao, thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Người trẻ tuổi sẽ gặp nguy cơ về sức khỏe vì cao huyết áp do di truyền.
Nguyên nhân khác
- Bệnh về thận: Người bị sỏi thận, viêm cầu thận mạn tính hoặc viêm cầu thận cấp có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
- Bệnh nội tiết: Một số bệnh nội tiết như cường tuyến yên; u tủy thượng thận; cường tuyến giáp… khiến huyết áp tăng cao.
- Uống thuốc tránh thai: Theo một nghiên cứu mới đây, uống thuốc tránh thai thường xuyên hay thuốc tránh thai khẩn cấp đều làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
+> http://huyetapcaovamaunhiemmo.com/phuong-thuoc-quy-chua-benh-cao-huyet-ap.html
Thừa cân, béo phì: Đây là nguyên nhân gây cao huyết áp mà nhiều người mắc phải. Người tích tụ mỡ quanh vùng đùi, hông, bụng sẽ tăng nguy cơ bị cao huyết áp. Vì vậy, bạn nên kiểm soát cân nặng.
Ăn nhiều muối: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh thường chứa nhiều muối, người bị cao huyết áp nên hạn chế những đồ ăn này, kiểm soát lượng muối trong thực đơn hàng ngày.
Lối sống lười vận động: Ăn uống không điều độ, ít vận động khiến vòng bụng trở nên ‘ngoại cỡ’, dễ thừa cân cũng là nguyên nhân của bệnh cao huyết áp. Hãy vận động dưới bất cứ hình thức nào: đi bộ tới chỗ làm hoặc tập thể thao.
Căng thẳng trong cuộc sống: Ngồi nhiều tại văn phòng, công việc căng thẳng, áp lực cuộc sống… có thể là những nguyên nhân làm cho huyết áp tăng cao. Hãy hạn chế stress bằng cách thư giãn, cân bằng cuộc sống.
Uống rượu bia: Uống rượu nặng và thường xuyên có thể khiến huyết áp đột ngột tăng cao. Nếu uống 2 ly rượu đã say mềm là cơ thể đang cảnh báo bạn nên ngừng uống rượu.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao có thể do yếu tố thần kinh - tinh thần như lo lắng quá mức, sợ sệt hoặc nhiễm độc thai nghén, dùng thuốc chữa hen, thuốc trị ngạt mũi, thuốc chữa dị ứng, điều trị cảm lạnh…
Cao huyết áp có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây đột quỵ dẫn tới tử vong. Cần sớm phát hiện nguyên nhân cao huyết áp để chữa trị kịp thời.
Cách phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả
Cao huyết áp được xem là một trong những “kẻ giết người thầm lặng”. Vì vậy mọi người hay tham khảo những lời khuyển của chúng tôi dưới đây để bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa cao huyết áp.
Chế độ ăn phù hợp: Bạn nên ăn ít nhất 5 phần hoa quả và rau mỗi ngày, đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều mỡ, đồ rán và các thực phẩm chứa nhiều muối. Ưu tiên hoa quả và rau vì chúng chứa ít natri và giàu kali giúp giảm huyết áp.
Tăng lượng kali: Kali giúp hạ huyết áp,WHO khuyến nghị nên tiêu thụ 3.510 milligram kali/ngày. Một số thực phẩm chứa kali là lạc, đậu, các loại rau như rau bina, cải bắp, hoa quả như chuối, đu đủ và chà là.
Nên giảm muối: Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng cao huyết áp. WHO khuyến cáo người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2.000 miligam natri/ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng với lượng muối trong thực phẩm chế biến sẵn.
Kiểm soát cân nặng: Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Vì vậy hãy kiểm soát và duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh.
Tập luyện: Đối mặt với những tình huống căng thẳng hoặc stress có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Hãy ngủ đủ, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, tập các kỹ thuật thở, thiền hoặc yoga để giảm stress và duy trì mức huyết áp ổn định.
Tránh uống nhiều rượu: Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt là với những người uống rượu trong thời gian dài. Vì vậy, hãy sử dụng rượu ở mức vừa phải để không làm ảnh hưởng đến huyết áp.