TH Natural
Thành viên cứng 0855533377
4 BỆNH VỀ DA KHI THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA KHÓ CHỊU THƯỜNG GẶP NHẤT
Thời tiết càng lạnh thì da lại càng khô
Ai cũng có thể bị viêm da nhưng bệnh này phổ biến hơn ở những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng và hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc thường xuyên với hoá chất, chất tẩy rửa mạnh…
Bệnh chàm ở tay
Sau khi bị côn trùng đốt hoặc tiếp xúc dịch tiết của côn trùng, trên da sẽ xuất hiện nhiều sẩn mảng đỏ có kích thước thay đổi từ vài milimet đến vài centimet, ở giữa có mụn nước, mụn mủ.
Càng gãi nhiều các mụn này cảng dễ trở thành nốt, mảng to hoặc lan ra các vùng da xung quanh, gây ngứa rát, khó chịu. Nếu da có dấu hiệu nổi mẩn, dị ứng sau khi bị côn trùng đốt, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được điều trị và theo dõi kịp thời.
Đôi khi nấm da ở người bệnh còn lây từ vật nuôi như chó, mèo: chó và mèo nhiễm nấm sẽ bị rụng lông, ngứa da, phát ban hoặc tổn thương kín trên tai hoặc mắt và lây truyền qua người thông qua tiếp xúc trực tiếp. Người bệnh cũng nên trị nấm cho thú cưng để tránh tái phát bệnh.
Mề đay
Viêm da tiếp xúc
Thời tiết thay đổi càng làm xuất hiện thêm nhiều các chứng bệnh về da. Bệnh về da là một trong số các bệnh phổ biến nhất và ảnh hưởng đến gần 900 triệu người trên thế giới ở mọi thời điểm. Vậy bệnh về da khi thời tiết chuyển mùa thường gặp nhất là gì?
Bệnh về da khi thời tiết chuyển mùa là gì?
Bệnh về da khi thời tiết chuyển mùa là tình trạng da bị kích ứng do điều kiện thời tiết thay đổi, khí hậu ngoại cảnh và phát triển tùy theo cơ địa mỗi người, có thể lây từ người này sang người khác. Các đợt bệnh bùng phát theo mùa có thể do phấn hoa gây ra trong những ngày thời tiết khô nóng và do bào tử nấm mốc trong mùa mưa lạnh. (1)
Tại sao thời tiết thay đổi lại ảnh hưởng đến da?
Thời tiết thay đổi đi kèm với sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm trong không khí: (2)
- Thời tiết nóng: Nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao gây nhiều ảnh hưởng trên da, làm tăng nhiệt độ da, thay đổi pH da, tăng tiết bã nhờn dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, dễ viêm da, rối loạn hệ vi sinh vật trên da. Ngoài ra, thời tiết nóng còn khiến lỗ chân lông giãn nở khiến cho bụi bẩn và ô nhiễm xâm nhập dễ dàng xâm nhập và tích tụ lại bít tắc lỗ chân lông tạo thành mụn. Trong mùa hè và mùa xuân, các tia nắng mặt trời có cường độ mạnh hơn và ngày dài hơn, nghĩa là nguy cơ tiếp xúc với các tác hại của ánh nắng mặt trời sẽ cao hơn, chẳng hạn như cháy nắng làm tăng sắc tố, da lão hóa sớm, thậm chí ung thư da.
- Thời tiết lạnh: Thời tiết lạnh có thể làm da mất nước, gây khô da bong tróc hoặc làm xuất hiện những đốm đỏ ngứa. Khi nhiệt độ giảm, độ ẩm trong không khí thấp hơn khiến nước bốc hơi khỏi da nhanh hơn. Việc bật máy sưởi ở nhà vào mùa đông có thể làm mất đi độ ẩm trong không khí và tạo ra hậu quả nghiêm trọng cho da. Thời tiết càng lạnh thì da càng khô, điều này sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề về da bao gồm bệnh chàm, bệnh vẩy nến hoặc mụn trứng cá.
Thời tiết càng lạnh thì da lại càng khô
Các bệnh về da khi thời tiết chuyển mùa thường gặp
Dưới đây là một số bệnh về da phổ biến khi thời tiết chuyển mùa:
1. Viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng không còn xa lạ với các triệu chứng bao gồm: khô da, tróc vảy, đỏ da, mẩn ngứa, đau rát, nổi mụn nước… xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Trong đó, da tay, da chân, mặt… là những nơi dễ mắc bệnh nhất. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng có thể do không khí, nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác thay đổi đột ngột.Ai cũng có thể bị viêm da nhưng bệnh này phổ biến hơn ở những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng và hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc thường xuyên với hoá chất, chất tẩy rửa mạnh…
Bệnh chàm ở tay
2. Bệnh về da do côn trùng
Thời tiết nóng ẩm khi chuyển mùa thuận lợi cho sự sinh sản của côn trùng nên dễ gây ra các bệnh ngoài da. Các loài côn trùng gây bệnh phổ biến là ong, rệp, muỗi và bọ nhảy có xu hướng sinh sản mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, một số loài như kiến ba khoang cũng phát triển và hoạt động mạnh vào mùa mưa.Sau khi bị côn trùng đốt hoặc tiếp xúc dịch tiết của côn trùng, trên da sẽ xuất hiện nhiều sẩn mảng đỏ có kích thước thay đổi từ vài milimet đến vài centimet, ở giữa có mụn nước, mụn mủ.
Càng gãi nhiều các mụn này cảng dễ trở thành nốt, mảng to hoặc lan ra các vùng da xung quanh, gây ngứa rát, khó chịu. Nếu da có dấu hiệu nổi mẩn, dị ứng sau khi bị côn trùng đốt, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được điều trị và theo dõi kịp thời.
3. Nấm da
Khí hậu nước ta nóng ẩm khiến cho vi nấm phát triển mạnh gây ra nhiều loại loại bệnh về da. Bệnh nấm da chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh ngoài da, thường gặp nhiều vào thời kỳ chuyển mùa, độ ẩm cao, thời tiết ấm áp. Các triệu chứng nhiễm nấm là mảng đỏ tròn, mụn nước, bờ cộm, khô và ngứa, tuỳ tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng thuốc kháng nấm phù hợp (như itraconazole, ketoconazole, miconazole, clotrimazole, terbinafine..) để điều trị.Đôi khi nấm da ở người bệnh còn lây từ vật nuôi như chó, mèo: chó và mèo nhiễm nấm sẽ bị rụng lông, ngứa da, phát ban hoặc tổn thương kín trên tai hoặc mắt và lây truyền qua người thông qua tiếp xúc trực tiếp. Người bệnh cũng nên trị nấm cho thú cưng để tránh tái phát bệnh.
Mề đay
4. Bệnh do ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, ngoài việc bị cháy nắng, sạm da, lão hóa thì tình trạng mụn trứng cá, chàm, viêm da cơ địa, bóng nước, lupus ban đỏ,… sẽ càng trầm trọng hơn. Hơn nữa, việc tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ ung thư da.Viêm da tiếp xúc
Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da, do đó cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da phù hợp khi thời tiết thay đổi. Khi da có dấu hiệu tổn thương da cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Tránh thức khuya, ăn uống điều độ, duy trì đời sống tinh thần vui vẻ, giảm bớt căng thẳng là những giải pháp tự nhiên giúp làn da luôn sáng mịn tươi trẻ.
Chăm sóc da như thế nào khi thời tiết chuyển mùa?
Chăm sóc đúng cách sẽ bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại khi thời tiết chuyển mùa:
- Giữ ẩm không khí: làn da có vai trò bảo vệ giúp giữ nước cho cơ thể, và để giữ ẩm thì làn da cũng cần được bổ sung nước. Khi thời tiết chuyển lạnh, bề mặt da bốc hơi nước nhanh chóng hơn làm da bị khô. Vì vậy nên giữ ẩm không khí sẽ giúp làn da không bị bong tróc.
- Tăng cường dưỡng ẩm da: nên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp (về thành phần, kết cấu sản phẩm) theo từng tình trạng da riêng biệt của mỗi bệnh nhân ở các thời điểm khí hậu khác nhau.
- Tẩy tế bào chết: tẩy tế bào chết không chỉ mang lại làn da mịn màng, khỏe mạnh mà còn loại bỏ môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm sinh sôi gây bệnh. Tác dụng tẩy tế bào chết tốt thì các dưỡng chất khác sẽ thẩm thấu tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn trên da. Tuy nhiên số lần thực hiện chỉ nên từ 1-2 lần/ tuần và trong trường hợp da đang quá khô, kích ứng thì cũng không nên sử dụng tẩy tế bào chết.
- Sử dụng kem chống nắng: khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt những ngày nắng nóng khi có nhiều tia cực tím độc hại thì khi phải ra nắng thì bạn càng không nên bỏ qua bước chăm sóc da này. Bảo vệ làn da bằng cách thoa kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra nắng và lặp lại sau 2 giờ nếu còn ở ngoài trời.
- Uống nhiều nước: uống nhiều nước có thể giúp làn da ngậm nước tốt hơn và tránh tình trạng bóng nhờn, bong tróc, khô da khi chuyển mùa. Do đó, hãy nhớ bổ sung đủ 2-3 lít nước cho cơ thể mỗi ngày để làn da luôn được giữ ẩm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thời tiết chuyển mùa dễ dẫn tới các bệnh về da như phát ban, viêm da, bệnh vảy nến, chàm,… Nếu tình trạng da tiếp tục kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn thì người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da qua thăm khám sẽ giúp xác định tình trạng người bệnh đang gặp phải để chẩn đoán bệnh về da khi thời tiết chuyển mùa là do dị ứng hay là nguyên nhân khác, từ đó xác định phương pháp điều trị thích hợp. (3)
Các câu hỏi liên quan
1. Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?
Không thể chữa dứt điểm bệnh dị ứng thời tiết, bởi bệnh này liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người. Với những người bị dị ứng theo mùa chỉ có giải pháp điều trị theo đợt và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân bất lợi. Cách phòng bệnh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, không hút thuốc lá, uống rượu bia để không kích thích dị ứng nặng thêm.
Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng khiến cho dị ứng thêm nghiêm trọngBổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, trà xanh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi các biện pháp giảm dị ứng không có tác dụng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi vì tình trạng mẫn cảm kéo dài có thể làm phát sinh những biến chứng không đáng có cho da.
2. Màu da có thay đổi theo thời tiết không?
Có. Thời tiết chuyển mùa có thể làm thay đổi kết cấu, màu sắc và độ đàn hồi của da. Tuy nhiên việc tập luyện thói quen chăm sóc da hàng ngày có thể đem lại những tác động tích cực cho da.
3. Nhiệt độ ảnh hưởng đến da như thế nào?
Thời tiết nóng lên khiến làn da tiết ra nhiều dầu hơn và dễ bị nổi mụn. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể khiến da không đều màu và sạm nám thường xuất hiện ở những vùng thường phơi nắng nhất, chẳng hạn như mặt, cánh tay hoặc lưng. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư da.
Trong khi đó, thời tiết se lạnh của mùa thu và đông có thể gây khô da, dẫn đến da bị bong tróc và kích ứng. Nhiệt độ lạnh cùng với ẩm thấp sẽ lấy đi độ ẩm của da, tạo thành tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến da dễ nổi mụn trứng cá hoặc làm mất hàng rào bảo vệ da, dễ gây nhiễm trùng, viêm da, đỏ ngứa da. Việc ăn uống thoải mái khi thời tiết lạnh cũng có thể góp phần gây nổi mụn trên da.