Xoanvpccnh165
Thành viên gắn bó 0762968526
Tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng luôn là vấn đề vô cùng phức tạp, gây nhiều tranh cãi đặc biệt khi đó lại là nhà, đất - một trong những tài sản có giá trị khá lớn. Nhiều người thắc mắc rằng, liệu trên Sổ đỏ có ghi tài sản chung vợ chồng không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh cho nhà mặt đất lại Hà Nội hết bao nhiêu tiền?
1. Làm sao xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng?
Trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Trong đó, tài sản chung của vợ, chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập hợp pháp của vợ, chồng; được thừa kế chung hoặc tặng cho chung… trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Còn tài sản riêng vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể, tài sản riêng gồm:
- Tài sản mỗi người có trước khi kết hôn.
- Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; được chia riêng khi chia tài sản chung của vợ, chồng…
Có thể thấy, việc chứng minh tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng dựa vào thời điểm hình thành tài sản, nguồn gốc hình thành của tài sản đó cũng như thỏa thuận của vợ, chồng về việc quản lý, định đoạt tài sản vợ, chồng.
Do đó, để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, cần phải xác định được các yếu tố nêu trên để chứng minh đó là tài sản chung hay tài sản riêng vợ, chồng. Đặc biệt, cần phải có đầy đủ bằng chứng, giấy tờ về tài sản đó.
2. Trên Sổ đỏ có mục nào ghi rõ tài sản chung vợ, chồng không?
Khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Những nội dung trên Sổ đỏ (từ thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) được quy định cụ thể tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Trong đó, với tài sản chung của vợ, chồng là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được thể hiện như sau:
Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”. Trường hợp có thoả thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng là đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân, tiếp theo thể hiện: “là đại diện cho vợ và chồng”.
- Sổ đỏ đã cấp có sự thay đổi thông tin thì sẽ được xác nhận như sau: Khi vợ, chồng nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung thì sẽ ghi theo khoản 10 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT:
Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng chuyển thành của chung vợ và chồng thì thể hiện thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, ngày tháng năm sinh của vợ hoặc chồng, tiếp theo thể hiện: “và chồng (hoặc vợ): ... (thể hiện tên của chồng (hoặc vợ))” sử dụng chung thửa đất (hoặc sử dụng chung thửa đất và sở hữu chung tài sản gắn liền với đất hoặc sở hữu chung tài sản gắn liền với đất), theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).
Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của chung vợ và chồng chuyển thành của vợ hoặc của chồng thì thể hiện: “Thửa đất (hoặc thửa đất và tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất) thuộc quyền sử dụng (hoặc quyền sở hữu) của “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, ngày tháng năm sinh, theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).
>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán xe do bên mua hay bên bán phải trả?
Có thể thấy, trường hợp thông thường nhất, nếu đây là tài sản chung vợ, chồng thì Sổ đỏ thường sẽ ghi tên cả hai vợ, chồng mà không có nội dung thể hiện đây là tài sản chung hay tài sản riêng. Tuy nhiên, nếu Sổ đỏ chỉ ghi tên một người thì người còn lại cần phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh đây là tài sản riêng.
Bởi nếu không chứng minh được thì theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, không có căn cứ để chứng minh đây là tài sản riêng của mỗi bên thì nó sẽ được coi là tài sản chung.
Như vậy, trên Sổ đỏ không có mục nào ghi cụ thể đây là tài sản chung hay tài sản riêng vợ, chồng trừ trường hợp nếu vợ, chồng nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung thì sẽ được ghi chú điều này trong Sổ đỏ.
3. Một người đứng tên, căn cứ vào đâu để xác định tài sản riêng?
Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp Sổ đỏ là tài sản chung vợ chồng nhưng chỉ ghi một trong hai người (chỉ ghi tên vợ hoặc chồng). Vậy luật quy định về trường hợp này thế nào?
Nếu có giao dịch liên quan đến nhà, đất mà Sổ đỏ chỉ ghi tên một người thì thực hiện như trường hợp đại diện của vợ và chồng theo Điều 26 Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu có tranh chấp mà không có căn cứ chứng minh đây là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung vợ, chồng.
Kết hợp phân tích ở mục 2 nêu trên, nếu tài sản ghi tên của cả hai vợ, chồng thì đó là tài sản chung vợ, chồng. Nếu chỉ ghi tên một trong hai người thì khi có tranh chấp, vợ, chồng phải chứng minh được đây là tài sản riêng; không chứng minh được thì nhà, đất đó sẽ trở thành tài sản chung vợ, chồng.
Có thể thấy, nếu Sổ đỏ hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ ghi tên một người thì vẫn có khả năng đây là tài sản chung vợ, chồng nếu có tranh chấp xảy ra. Do đó, để chứng minh đây là tài sản riêng thì cần phải căn cứ vào thời điểm hình thành, nguồn gốc hình thành của tài sản cũng như văn bản ghi thỏa thuận của các bên. Có thể kể đến:
- Nếu nhà, đất được tặng cho riêng, thừa kế riêng: Tài sản đó sẽ là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nên dù sau khi kết hôn mới được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì Sổ đỏ đứng tên một người vẫn là tài sản của người đó. Trường hợp này cần có hợp đồng tặng cho, văn bản thừa kế, di chúc…
- Nếu nhà, đất do mua bán: Nếu thực hiện mua bán trước khi kết hôn và sang tên sau khi kết hôn thì trong hợp đồng mua bán cần có thông tin ngày, tháng, năm trước ngày đăng ký kết hôn. Nếu mua bán trong thời kỳ hôn nhân thì cần có chứng cứ chứng minh số tiền dùng để mua bán là tài sản riêng (có thể do được tặng cho, thừa kế… mà có số tiền đó).
>>> Xem thêm: Tìm mua nhà đất Hà Nội giá rẻ không còn khó trong giai đoạn giá đất đủng đỉnh
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Trên Sổ đỏ có mục nào ghi rõ tài sản chung vợ, chồng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh cho nhà mặt đất lại Hà Nội hết bao nhiêu tiền?
1. Làm sao xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng?
Trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Trong đó, tài sản chung của vợ, chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập hợp pháp của vợ, chồng; được thừa kế chung hoặc tặng cho chung… trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Còn tài sản riêng vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể, tài sản riêng gồm:
- Tài sản mỗi người có trước khi kết hôn.
- Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; được chia riêng khi chia tài sản chung của vợ, chồng…
Có thể thấy, việc chứng minh tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng dựa vào thời điểm hình thành tài sản, nguồn gốc hình thành của tài sản đó cũng như thỏa thuận của vợ, chồng về việc quản lý, định đoạt tài sản vợ, chồng.
Do đó, để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, cần phải xác định được các yếu tố nêu trên để chứng minh đó là tài sản chung hay tài sản riêng vợ, chồng. Đặc biệt, cần phải có đầy đủ bằng chứng, giấy tờ về tài sản đó.
2. Trên Sổ đỏ có mục nào ghi rõ tài sản chung vợ, chồng không?
Khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Những nội dung trên Sổ đỏ (từ thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) được quy định cụ thể tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Trong đó, với tài sản chung của vợ, chồng là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được thể hiện như sau:
Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”. Trường hợp có thoả thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng là đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân, tiếp theo thể hiện: “là đại diện cho vợ và chồng”.
- Sổ đỏ đã cấp có sự thay đổi thông tin thì sẽ được xác nhận như sau: Khi vợ, chồng nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung thì sẽ ghi theo khoản 10 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT:
Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng chuyển thành của chung vợ và chồng thì thể hiện thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, ngày tháng năm sinh của vợ hoặc chồng, tiếp theo thể hiện: “và chồng (hoặc vợ): ... (thể hiện tên của chồng (hoặc vợ))” sử dụng chung thửa đất (hoặc sử dụng chung thửa đất và sở hữu chung tài sản gắn liền với đất hoặc sở hữu chung tài sản gắn liền với đất), theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).
Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của chung vợ và chồng chuyển thành của vợ hoặc của chồng thì thể hiện: “Thửa đất (hoặc thửa đất và tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất) thuộc quyền sử dụng (hoặc quyền sở hữu) của “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, ngày tháng năm sinh, theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).
>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán xe do bên mua hay bên bán phải trả?
Có thể thấy, trường hợp thông thường nhất, nếu đây là tài sản chung vợ, chồng thì Sổ đỏ thường sẽ ghi tên cả hai vợ, chồng mà không có nội dung thể hiện đây là tài sản chung hay tài sản riêng. Tuy nhiên, nếu Sổ đỏ chỉ ghi tên một người thì người còn lại cần phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh đây là tài sản riêng.
Bởi nếu không chứng minh được thì theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, không có căn cứ để chứng minh đây là tài sản riêng của mỗi bên thì nó sẽ được coi là tài sản chung.
Như vậy, trên Sổ đỏ không có mục nào ghi cụ thể đây là tài sản chung hay tài sản riêng vợ, chồng trừ trường hợp nếu vợ, chồng nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung thì sẽ được ghi chú điều này trong Sổ đỏ.
3. Một người đứng tên, căn cứ vào đâu để xác định tài sản riêng?
Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp Sổ đỏ là tài sản chung vợ chồng nhưng chỉ ghi một trong hai người (chỉ ghi tên vợ hoặc chồng). Vậy luật quy định về trường hợp này thế nào?
Nếu có giao dịch liên quan đến nhà, đất mà Sổ đỏ chỉ ghi tên một người thì thực hiện như trường hợp đại diện của vợ và chồng theo Điều 26 Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu có tranh chấp mà không có căn cứ chứng minh đây là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung vợ, chồng.
Kết hợp phân tích ở mục 2 nêu trên, nếu tài sản ghi tên của cả hai vợ, chồng thì đó là tài sản chung vợ, chồng. Nếu chỉ ghi tên một trong hai người thì khi có tranh chấp, vợ, chồng phải chứng minh được đây là tài sản riêng; không chứng minh được thì nhà, đất đó sẽ trở thành tài sản chung vợ, chồng.
Có thể thấy, nếu Sổ đỏ hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ ghi tên một người thì vẫn có khả năng đây là tài sản chung vợ, chồng nếu có tranh chấp xảy ra. Do đó, để chứng minh đây là tài sản riêng thì cần phải căn cứ vào thời điểm hình thành, nguồn gốc hình thành của tài sản cũng như văn bản ghi thỏa thuận của các bên. Có thể kể đến:
- Nếu nhà, đất được tặng cho riêng, thừa kế riêng: Tài sản đó sẽ là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nên dù sau khi kết hôn mới được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì Sổ đỏ đứng tên một người vẫn là tài sản của người đó. Trường hợp này cần có hợp đồng tặng cho, văn bản thừa kế, di chúc…
- Nếu nhà, đất do mua bán: Nếu thực hiện mua bán trước khi kết hôn và sang tên sau khi kết hôn thì trong hợp đồng mua bán cần có thông tin ngày, tháng, năm trước ngày đăng ký kết hôn. Nếu mua bán trong thời kỳ hôn nhân thì cần có chứng cứ chứng minh số tiền dùng để mua bán là tài sản riêng (có thể do được tặng cho, thừa kế… mà có số tiền đó).
>>> Xem thêm: Tìm mua nhà đất Hà Nội giá rẻ không còn khó trong giai đoạn giá đất đủng đỉnh
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Trên Sổ đỏ có mục nào ghi rõ tài sản chung vợ, chồng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com