Việt Anh
Thành viên khởi nghiệp 09333155875
Chào mọi người, mình là Ad của page Trung Hoa Thư Quán, bọn mình đang xây dựng một cộng đồng về văn hóa Trung Quốc, đây là một bài viết tâm đắc của bọn mình trong thời gian gần đây. Mọi người xem và góp ý giúp bọn mình nhé ^^
Cho dù là người chưa từng đến Hoàng Hạc lâu cũng sẽ cảm thấy Hoàng Hạc lâu là một giấc mộng, một giấc mộng vượt quá những qui luật nghiệt ngã của dòng thời gian. “ Nhân sinh như mộng/ Mộng tỉnh nhân tan” – nhưng đã bao kiếp nhân sinh mộng rồi tỉnh, hợp rồi tan, Hoàng Hạc lâu vẫn in một nét uy hùng, trầm mặc vào bảng lảng khói sương nhân thế.
Là một trong tứ đại danh tháp của Trung Hoa, nhưng khác với Nhạc Dương lâu, Đằng Vương các mang cái linh vận của những tòa cổ tháp đã trải hết thăng trầm lịch sử, hay Bồng Lai các cảnh trí tuyệt trần nơi bát tiên hội tụ, hồn cốt của Hoàng Hạc lâu là hồn cốt một giấc mộng muốn hóa tiên thoát tục. Kiếp kiếp đời đời, Hoàng Hạc lâu vẫn ôm một giấc mộng hư không như thế…
Hoàng Hạc lâu nằm ở vị trí đắc địa, “ tọa sơn ngự thủy” . Đứng trên lầu Hoàng Hạc vừa cảm được cái bao la tĩnh lặng của mây trời Vũ Hán, cái hùng vĩ của núi Xà Sơn, lại có Dương Tử giang ôm ấp chân lâu thủ thỉ một câu chuyện vọng từ miền xa vắng. Chuyện kể rằng xưa có Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Một hôm, tiên cùng hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân bên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Hậu nhân đã từ nơi tiên cưỡi hạc bay đi xây lên một tháp lầu tên là Hoàng Hạc lâu.
Hoàng Hạc lâu ngày nay không còn giữ được vẹn nguyên cái vóc, cái dáng của Hoàng Hạc lâu thuở ban đầu. Hoàng Hạc lâu ngày nay đẹp hơn, nguy nga, tráng lệ hơn, trải qua 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, từ tòa lầu 3 tầng thành tòa lầu 5 tầng với 56 mái ngói cong, nhưng khước từ sự đổi thay cùng dòng lịch sử, cái tinh khí trong hồn cổ tháp vẫn được giữ vẹn nguyên không pha, không tạp một ly, thuần trầm, thuần mặc, thuần u tịch,… Như một bậc cao nhân đã trải hết thất tình lục dục của thế gian để ngộ ra chân lý giữa hồng trần phiêu dạt, Hoàng Hạc lâu đã thu liễm bớt vẻ rực rỡ, tĩnh tại trong sự thâm trầm của một cổ tháp hàng trăm năm tuổi. Chính bởi thế, dù Hoàng Hạc lâu chẳng đưa ra một lời ước hẹn nào nhưng thế nhân vẫn tự nguyện qui phục dưới chân tháp để hỏi một giấc mộng hóa tiên, một giấc mộng cưỡi hạc vàng lẩn khuất trong ngàn năm mây trắng…
Đến Hoàng Hạc lâu sẽ chẳng cảm thấy cái phong tình vô hạn như chốn Giang Nam sông nước, hay cái dài dẳng vô tận như trải mấy kiếp mấy đời như khi đứng trên Vạn Lý Trường Thành. Ấn tượng về Hoàng Hạc lâu chỉ gói gọn trong 4 chữ: “Nhân sinh vô thường”. Và những kẻ cảm được cái hồn của Hoàng Hạc lâu tôi đều cho là những kẻ có chữ “ Vô ” trong nhân tâm. Là vô tâm? Là vô tình? Đều đúng cả. Bởi nếu những kẻ phong lưu yêu Giang Nam như một tình nhân hữu tình hữu duyên nhưng vô phận, thì những kẻ “vô tâm vô tình” sẽ đến Hoàng Hạc lâu như một chốn lánh đời để thoát khỏi sầu bi khổ ải nhân thế.
Đứng trên tầng năm của tòa lầu, thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Vũ Hán và cây cầu Đại Trường Giang thẳng tắp bắc qua sông. Giang sơn đẹp như gấm vóc, như cổ thi in một nét tịnh trầm vào dòng sử oai hùng. Thả bộ trên những bậc thang hằn ghi dấu vết tháng năm xuống các tầng phía dưới, không gian như đọng lại trong một khoảnh khắc mãi mãi không luân chuyển. Có lẽ chẳng ai để ý tòa cổ tháp đã tọa trên đất này một quãng đời lâu đến thế, sừng sững qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Chuông “ Thiên Hỷ Cát Tường”, khu phố cổ Hoàng Hạc, Bạch Vân Các, Nhạc Phi Đình , và Lạc Mai Hiên nơi có những Sở điệu Sở khúc nổi tiếng,… đều là những phong cảnh hữu tình vảng vất phong vị hoài cổ.
Kẻ đến thăm, Hoàng Hạc lâu chưa từng hỏi quá khứ, chưa từng hỏi chuyện đời, đón tiếp không quá nhiệt thành nhưng tuyệt nhiên không một chút hờ hững, như kẻ tri âm tri kỉ đón tiếp cố nhân chỉ cần một ván cờ, một chén trà còn đọng sương sớm, đôi mấy câu thơ, chẳng cần thiên ngôn vạn ngữ mà đã hiểu thấu lòng nhau. Thế nhân đến lầu Hoàng Hạc, rải bước trên những thảm cỏ xanh mượt u hoài mấy bóng tường vi để ngóng vọng điều gì ngoài giấc mộng hạc vàng mây trắng? Để cảm cái uy hùng của tòa cổ tháp đã từng là đài quân sự gắn liền với trận Xích Bích nổi tiếng, huyền thoại cầu gió đông của Khổng Minh, Tôn quyền xem trận thế,… Và để đàm tâm cùng tiền nhân. Khi Thôi hiệu đề thơ : “ Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”, Lý Bạch điểm bút: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến trường giang thiên tế lưu”, khi Khuất Nguyên viết Ly tao, Nguyễn Du viết tuyệt phẩm trong Bắc hành tạp lục,… ai là người đã nghe, đã hiểu, đã cảm, đã thấu bằng cả chân tâm?...
Cho dù là người chưa từng đến Hoàng Hạc lâu cũng sẽ cảm thấy Hoàng Hạc lâu là một giấc mộng, một giấc mộng vượt quá những qui luật nghiệt ngã của dòng thời gian. “ Nhân sinh như mộng/ Mộng tỉnh nhân tan” – nhưng đã bao kiếp nhân sinh mộng rồi tỉnh, hợp rồi tan, Hoàng Hạc lâu vẫn in một nét uy hùng, trầm mặc vào bảng lảng khói sương nhân thế.
Là một trong tứ đại danh tháp của Trung Hoa, nhưng khác với Nhạc Dương lâu, Đằng Vương các mang cái linh vận của những tòa cổ tháp đã trải hết thăng trầm lịch sử, hay Bồng Lai các cảnh trí tuyệt trần nơi bát tiên hội tụ, hồn cốt của Hoàng Hạc lâu là hồn cốt một giấc mộng muốn hóa tiên thoát tục. Kiếp kiếp đời đời, Hoàng Hạc lâu vẫn ôm một giấc mộng hư không như thế…
Hoàng Hạc lâu nằm ở vị trí đắc địa, “ tọa sơn ngự thủy” . Đứng trên lầu Hoàng Hạc vừa cảm được cái bao la tĩnh lặng của mây trời Vũ Hán, cái hùng vĩ của núi Xà Sơn, lại có Dương Tử giang ôm ấp chân lâu thủ thỉ một câu chuyện vọng từ miền xa vắng. Chuyện kể rằng xưa có Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Một hôm, tiên cùng hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân bên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Hậu nhân đã từ nơi tiên cưỡi hạc bay đi xây lên một tháp lầu tên là Hoàng Hạc lâu.
Hoàng Hạc lâu ngày nay không còn giữ được vẹn nguyên cái vóc, cái dáng của Hoàng Hạc lâu thuở ban đầu. Hoàng Hạc lâu ngày nay đẹp hơn, nguy nga, tráng lệ hơn, trải qua 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, từ tòa lầu 3 tầng thành tòa lầu 5 tầng với 56 mái ngói cong, nhưng khước từ sự đổi thay cùng dòng lịch sử, cái tinh khí trong hồn cổ tháp vẫn được giữ vẹn nguyên không pha, không tạp một ly, thuần trầm, thuần mặc, thuần u tịch,… Như một bậc cao nhân đã trải hết thất tình lục dục của thế gian để ngộ ra chân lý giữa hồng trần phiêu dạt, Hoàng Hạc lâu đã thu liễm bớt vẻ rực rỡ, tĩnh tại trong sự thâm trầm của một cổ tháp hàng trăm năm tuổi. Chính bởi thế, dù Hoàng Hạc lâu chẳng đưa ra một lời ước hẹn nào nhưng thế nhân vẫn tự nguyện qui phục dưới chân tháp để hỏi một giấc mộng hóa tiên, một giấc mộng cưỡi hạc vàng lẩn khuất trong ngàn năm mây trắng…
Đến Hoàng Hạc lâu sẽ chẳng cảm thấy cái phong tình vô hạn như chốn Giang Nam sông nước, hay cái dài dẳng vô tận như trải mấy kiếp mấy đời như khi đứng trên Vạn Lý Trường Thành. Ấn tượng về Hoàng Hạc lâu chỉ gói gọn trong 4 chữ: “Nhân sinh vô thường”. Và những kẻ cảm được cái hồn của Hoàng Hạc lâu tôi đều cho là những kẻ có chữ “ Vô ” trong nhân tâm. Là vô tâm? Là vô tình? Đều đúng cả. Bởi nếu những kẻ phong lưu yêu Giang Nam như một tình nhân hữu tình hữu duyên nhưng vô phận, thì những kẻ “vô tâm vô tình” sẽ đến Hoàng Hạc lâu như một chốn lánh đời để thoát khỏi sầu bi khổ ải nhân thế.
Đứng trên tầng năm của tòa lầu, thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Vũ Hán và cây cầu Đại Trường Giang thẳng tắp bắc qua sông. Giang sơn đẹp như gấm vóc, như cổ thi in một nét tịnh trầm vào dòng sử oai hùng. Thả bộ trên những bậc thang hằn ghi dấu vết tháng năm xuống các tầng phía dưới, không gian như đọng lại trong một khoảnh khắc mãi mãi không luân chuyển. Có lẽ chẳng ai để ý tòa cổ tháp đã tọa trên đất này một quãng đời lâu đến thế, sừng sững qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Chuông “ Thiên Hỷ Cát Tường”, khu phố cổ Hoàng Hạc, Bạch Vân Các, Nhạc Phi Đình , và Lạc Mai Hiên nơi có những Sở điệu Sở khúc nổi tiếng,… đều là những phong cảnh hữu tình vảng vất phong vị hoài cổ.
Kẻ đến thăm, Hoàng Hạc lâu chưa từng hỏi quá khứ, chưa từng hỏi chuyện đời, đón tiếp không quá nhiệt thành nhưng tuyệt nhiên không một chút hờ hững, như kẻ tri âm tri kỉ đón tiếp cố nhân chỉ cần một ván cờ, một chén trà còn đọng sương sớm, đôi mấy câu thơ, chẳng cần thiên ngôn vạn ngữ mà đã hiểu thấu lòng nhau. Thế nhân đến lầu Hoàng Hạc, rải bước trên những thảm cỏ xanh mượt u hoài mấy bóng tường vi để ngóng vọng điều gì ngoài giấc mộng hạc vàng mây trắng? Để cảm cái uy hùng của tòa cổ tháp đã từng là đài quân sự gắn liền với trận Xích Bích nổi tiếng, huyền thoại cầu gió đông của Khổng Minh, Tôn quyền xem trận thế,… Và để đàm tâm cùng tiền nhân. Khi Thôi hiệu đề thơ : “ Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”, Lý Bạch điểm bút: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến trường giang thiên tế lưu”, khi Khuất Nguyên viết Ly tao, Nguyễn Du viết tuyệt phẩm trong Bắc hành tạp lục,… ai là người đã nghe, đã hiểu, đã cảm, đã thấu bằng cả chân tâm?...
“Năm năm tháng tháng hoa còn đó
Tháng tháng năm năm khách đổi dời”
Thời gian luân chuyển, thế sự vô thường, chỉ Hoàng Hạc lâu kiếp kiếp đời đời ôm một giấc mộng đợi tiên đợi hạc…
-Tiếu Tiếu-
Trung Hoa Thư Quán
https://www.facebook.com/trunghoathuquan2/?fref=nf <~~~ Page tụi mình nè
Nguồn
https://www.facebook.com/trunghoathu...7753324926104/
Việt Anh
Thành viên khởi nghiệp 09333155875
Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi.