haha1993
Thành viên gắn bó 0976543210
( BBCVietnam ) Giữa tuần, Chi cục Thú y cùng Cảnh sát kinh tế thị xã Bến Cát (Bình Dương) ập vào cơ sở của bà Trần Thị Mỹ Nhiên, phát hiện 18 công nhân đang chế biến hàng trăm ký lòng heo bốc mùi trong bể xi măng.
54 kg chất tẩy trắng, 5 kg bột màu bên ngoài ghi chữ Trung Quốc cũng được tìm thấy. Lực lượng chức năng sau đó đã tiêu hủy 1,4 tấn lòng heo thối của cơ sở này. Chủ cơ sở thừa nhận họ tẩy trắng số lòng heo thối này để bán cho nhà hàng, quán ăn. Một người đã phải than rằng: “Ăn vào thì chết từ từ, không ăn thì lại chết ngay tức thì”.
Điều đáng nói, những cơ sở chế biến [url=bbcvietnams.com]thực phẩm bẩn[/url], vô nhân tính như thế này từ trước tới nay được phát hiện không ít, từ Bắc tới Nam. Không chỉ có lòng heo mà còn nhiều thực phẩm khác như bì heo, mực, mỡ… cũng được tẩy trắng, khử mùi rồi đi vào dạ dày dân chúng. Tuy nhiên, dường như vẫn chưa thấy có một vụ việc nào trách nhiệm hình sự được áp dụng, mặc dù những hành vi như trên đã xâm phạm đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, tính mạng con người.
Những cách sản xuất bất chấp đạo đức kinh doanh,[url=bbcvietnams.com]đạo đức xã hội[/url]có thể nói đang đầy rẫy. Người ta cho heo ăn chất tạo nạc, phun cho rau chất kích thích, ngâm trái cây bằng “hoa quả thúc chín tố”. Vườn rau để bán một nơi, luống rau để ăn một nẻo dường như đã ăn vào tiềm thức của không ít nông dân miệt vườn.
Ngay như ở sự việc hàng tấn lòng heo thối nói trên, 18 công nhân của cơ sở bà Nhiên chắc hẳn cũng biết mình đang biến lòng thối thành lòng thơm nhưng vì sao họ vẫn làm những việc lẽ ra không nên ấy? Phải chăng việc đó đã trở thành bình thường trong đời sống xã hội?
Phải chăng vì đó là điều bình thường nên biển miền Trung mới bị ô nhiễm mà chưa biết khi nào hồi phục được? Phải chăng đó là điều bình thường nên Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 mới dám xin “nhận chìm” 1,5 tấn chất thải xuống biển Bình Thuận?
Có đại biểu đã từng phải phát biểu trước Quốc hội rằng: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày ra nghĩa địa lại ngắn đến thế!”. Lời phát biểu tựa như ai oán này vang lên giữa nghị trường cho thấy vấn đề đã trầm trọng tới mức nào. Ngay như Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân nhiều lần cũng đã phải kêu gọi: “Người Việt không được đầu độc người Việt”.
Có lẽ đã đến lúc chính sách pháp luật cần nghiêm minh, các cơ quan hữu quan cần thực hành liêm chính để người dân và đất nước không bị đầu độc như lời của ông Nguyễn Thiện Nhân nói.
nguồn: [size=27]BBCVietnam[/size]