haha1993
Thành viên gắn bó 0976543210
( BBCVietnam ) Bản cover “Sau tất cả” hài hước kéo dài chưa đầy 1 phút nhưng sự đáng yêu và thân thiện của thầy chủ nhiệm “lớp người ta” đã khiến vô số học sinh thích thú.
Đó là thầy Huỳnh Ngô Phú Đức hiện là giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Lê Minh Xuân (TP.HCM)
“Thầy yêu mấy đứa!”
Thầy Huỳnh Ngô Phú Đức cùng tập thể lớp 10C9, Trường THPT Lê Minh Xuân trong clip. Ảnh cắt từ clip
Chỉ ít ngày sau khi đăng tải, phiên bản chế “[url=bbcvietnams.com]Sau tất cả[/url]” siêu hài hước của thầy giáo trẻ đã nhận được hàng triệu lượt xem và trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên các trang mạng xã hội.
“Sau tất cả… tất cả ở phía sau, đằng sau của tất cả, đằng sau của mọi thứ ta nhận ra…”, lời bài hát ngồ ngộ kèm hình ảnh thầy giáo tinh nghịch “selfie” và màn phụ họa của toàn thể học sinh trong lớp đủ đốn tim hàng triệu cộng đồng mạng. Nhưng hình ảnh dễ thương nhất phải kể đến cuối bài hát, “thầy giáo kute” xòe hai ngón tay nhìn thẳng vào màn hình nói lớn: “Thầy yêu mấy đứa”.
Clip cover dễ thương không chỉ thu hút các bạn trẻ mà cả những phụ huynh lớn tuổi cũng không khỏi mê mẩn vì [url=bbcvietnams.com]thầy giáo hài hước[/url], tâm lý này.
[/size]
Hiện tại thầy đang là chủ nhiệm lớp 11B8
Chính thầy giáo sinh năm 1992 Huỳnh Ngô Phú Đức cũng không thể ngờ rằng phút ngẫu hứng sau giờ học tại lớp học lại khiến mình “bỗng dưng nổi tiếng” như vậy. Hiện tại facebook thầy có hơn 11.000 người theo dõi. Nhớ lại khoảng thời gian đó, thầy giáo 9X bật cười: “Clip đó mình thực hiện sau giờ học cùng tập thể lớp 10C9, Trường THPT Lê Minh Xuân. Mục đích mình làm clip là để có kỷ niệm với lớp, vì dù sao không còn bao lâu nữa mình sẽ chia tay tụi nhỏ. Một phần cũng tạo khí thế cho các em bước vào kỳ thi sắp tới”.
Ngay sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, không ít cô cậu học trò đã phải tiếc hùi hụi vì: “Giá như chúng em được học thầy!”.
Học ra học, chơi ra chơi!
Không ít người từng nhầm lẫn không phân biệt được đâu là thầy, đâu là trò vì độ dễ thương của thầy giáo. Tóc mái ngố càng khiến thầy trẻ hơn tuổi thực.
Chỉ chỉ vào mái tóc ngố của mình, thầy Đức cười hiền: “Hồi cấp 3 đi học, mình cũng để mái xéo, nhưng khi đi dạy thì đối với giáo viên không nên để mái dài qua chân mày. Vậy nên mình kêu người ta cắt ngắn mái lại, thế là mái ngố, giờ vẫn còn để tóc này”.
[/size]
Đức sợ học trò chữ xấu nên bắt chép phạt để rèn chữ. Hãy như Đức
“Nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò”, để “trị được” những trò quậy phá của học trò, vừa làm cho các em kính trọng nhưng vẫn khiến các em thấy thân thiện, gần gũi với mình như hiện tại, thầy Đức thường xuyên có những hoạt động tập thể cùng các em để mối quan hệ thầy trò thêm gắn bó, gần gũi.
Những buổi đá bóng, đi xem phim, ăn uống… giúp thầy giáo tiếng Anh trở thành một mảnh ghép không thể thiếu của tập thể lớp. Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu năm học thầy đã phổ biến, quy định rõ nội dung với học trò.
“Học ra học, chơi ra chơi, xử lý vi phạm ra sao. Nếu có vi phạm thì cứ theo nội dung đầu năm mà xử lý, vì đã quy định rõ từ đầu năm nên đa số khi phạt các em, các em ít khi có ý kiến. Nếu lớp đạt được thành tích tốt trong thi đua, thường mình sẽ dẫn các em đi uống trà sữa, nói chuyện với nhau hoặc mua bánh kẹo cho các em. Với những lỗi vi phạm nhẹ, thường cho các em viết bản kiểm điểm. Những lỗi vi phạm năng hơn thì mình sẽ liên hệ phụ huynh học sinh. Những điều này đã phổ biến với các em đầu năm nên các em cũng chấp nhận và cũng hiểu là thầy làm như vậy là tốt cho các em!”, thầy Đức nói.
[/size]
Thầy giáo rất thân thiện với học trò
Học ngoại ngữ là vấn đề nan giải với không ít học sinh, bởi vậy để tạo cảm hứng cho các em, thường những bài dạy của thầy đều liên quan đến cuộc sống của học trò, những ví dụ gắn bó với các em để các em dễ hiểu. Thậm chí, thầy giáo 9x còn đem cả những trào lưu trên mạng làm ví dụ, những lúc như vậy lớp rất thích thú. Thường thầy giáo cũng hát cho các em những phút cuối giờ khiến những học sinh luôn chờ mong đến tiết học của thầy!
Sinh ra trong gia đình ba mẹ có truyền thống nghề giáo, biết rõ những khó khăn của nghề, nhưng thầy Đức vẫn muốn tiếp tục theo đuổi gắn bó với sự nghiệp trồng người.
Lý giải về điều này thầy giáo trẻ giải thích phần bản tính của anh không thích những ngành nghề liên quan đến kinh tế phần khác là anh thích làm việc, dạy dỗ với các em học sinh. “Tiếp xúc với các em, mình cảm thấy vui vẻ hơn rất nhiều! Nếu công việc là đam mê của bạn, thì mỗi ngày bạn không phải đi làm! ”, thầy nhún vai cười hài hước.[/size]