Diễn đàn rao vặt hiệu quả, dang tin mua ban mien phi :: Dịch vụ, giải trí :: Dịch vụ cho mẹ và bé
sâm nguyễn
Thành viên cứng 01692179006
( tin nóng ) Mới đây, liên Sở Giáo dục – Đào tạo và Tài chính Hà Nội đã có tờ trình về việc điều chỉnh tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn và nhận được ý kiến nhiều chiều.
Theo như kiến nghị này, học phí sẽ được điều chỉnh tăng dần và đến năm học 2019 – 2020 mức học phí sẽ là 5,1 triệu đồng/tháng đối với các trường Mầm non, Tiểu học; 5,3 triệu đồng/tháng đối với bậc THCS, THPT. Song song với việc tăng học phí, thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập phải cam kết thực hiện chất lượng giáo dục cao.Ảnh minh họa
[size]Ngoài một số người kỳ vọng con em mình sẽ được học ở môi trường giáo dục thật sự chất lượng, tương xứng với số tiền bỏ ra thì nhiều người tỏ ra băn khoăn. Trước đó, góp ý về tờ trình, đại diện UB MTTQ TP Hà Nội cho rằng, trần thu học phí quá cao so với đời sống chung của người dân, có khoảng cách lớn với các trường công lập khác…
Nhà giáo Văn Như Cương bày tỏ quan ngại trên trang cá nhân của mình rằng: “Tôi chưa hiểu “chất lượng cao” là cao về cái gì nhưng xem ra thì cao về học phí là chắc chắn. Trường Lương Thế Vinh của tôi là trường tư thục, Nhà nước không cho một đồng nào… thế mà chỉ dám thu học phí là 1,5 triệu đồng/tháng. Tôi không hiểu thu học phí 5 triệu đồng/tháng thì tiêu gì cho hết tiền? So với học phí của THPT bình thường thì học phí trường chất lượng cao gấp đến 100 lần. Mong rằng chất lượng của nó cũng cao hơn 100 lần”.
Trong khi đó, Hà Nội đang phấn đấu giai đoạn 2016 – 2020 sẽ đầu tư xây dựng thêm 20 trường công lập chất lượng cao, tiếp cận với chuẩn khu vực và quốc tế trong tổng số 109 trường công lập hiện có. Như vậy, sẽ ít có nhất 1/5 số trường sẽ “lọt” vào danh sách chất lượng cao theo dự kiến lộ trình. Điều khiến số đông người dân lo lắng là dễ nảy sinh hiện tượng các trường chạy đua chất lượng: Một là “chạy” để lấy hình thức; hai là chất lượng chưa cao đã thu tiền chất lượng cao. Số trường chạy đua chất lượng càng nhiều, cơ hội người có hoàn cảnh khó khăn học các trường có chất lượng sẽ ít đi.
Nhưng, nếu nhìn câu chuyện một cách hai chiều, tăng học phí cũng là giải pháp để nâng cấp chất lượng đào tạo. Và tất nhiên khi phải đóng học phí cao, cả xã hội sẽ tự cho mình thêm quyền giám sát, thậm chí là phản biện, về chất lượng ấy.
Khi đó, sẽ nảy sinh 2 quan điểm: Sự kính trọng mặc định dành cho nghề giáo trong quá khứ, và tư duy sòng phẳng, nhìn nghề giáo như một nghề cung cấp dịch vụ bình thường. Tuy nhiên, dù phải đối mặt với vấn đề “cung cấp dịch vụ” trong giáo dục, thì học phí cũng không nên là gánh nặng đè bẹp sự hiếu học của học trò!
theo: báo dân việt[/size]