Việc săn bắt tê giác tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới ngày một tăng khiến tê giác đang trên bờ vực tuyệt chủng. Tuy nhiên, không chỉ việc săn bắt vi phạm mà việc tàng trữ sừng tê giác đối với các cá nhân kinh doanh cũng sẽ được đưa ra pháp luật trừng trị.
Theo Điều 234 của Bộ luật Hình Sự, quy định hình phạt chính đối với cá nhân sẽ bị phạt từ 50 triệu đến 1,5 tỷ đồng; cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm.
- Nguồn Nông nghiệp -
Đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hòa, đại diện Bộ Tư pháp, tại Hội thảo “Hành động của các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm động vật hoang dã ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hiệp Bội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tổ chức diễn ra sáng 10/3 tại Hà Nội.
Theo đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam về bảo vệ động vật hoang dã đã có tổng số 43 văn bản điều chỉnh trực tiếp, bao gồm 5 luật, 19 nghị định, 10 thông tư và 9 quyết định. Tuy nhiên, do chế tài trước đây chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe đối với lợi ích từ buôn bán động vật hoang dã như: tê giác, cọp, báo... cho nên vẫn còn những bất cập và hạn chế trong xử lý loại tội phạm này.
Từ năm 2015, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực và đi vào cuộc sống, nhiều điểm mới đã được tăng cường để xử lý nghiêm tội phạm động vật hoang dã tại Việt Nam. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 đã hình sự hóa hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Đồng thời, tăng nặng trách nhiệm hình sự, nâng mức hình phạt lên tới 15 năm tù và từ tội phạm nghiêm trọng thành tội phạm rất nghiêm trọng đối với tội phạm động vật hoang dã.
Điều 234 của Bộ luật Hình sự còn quy định hình phạt chính đối với cá nhân sẽ bị phạt từ 50 triệu đến 1,5 tỷ đồng; cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm. Đối với pháp nhân, phạt tiền từ 300 triệu đến 6 tỉ đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm; hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Các hành vi này sẽ bị xử lý từ ngày 1/7/2016...
Theo Điều 234 của Bộ luật Hình Sự, quy định hình phạt chính đối với cá nhân sẽ bị phạt từ 50 triệu đến 1,5 tỷ đồng; cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm.
- Nguồn Nông nghiệp -
Đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hòa, đại diện Bộ Tư pháp, tại Hội thảo “Hành động của các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm động vật hoang dã ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hiệp Bội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tổ chức diễn ra sáng 10/3 tại Hà Nội.
Theo đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam về bảo vệ động vật hoang dã đã có tổng số 43 văn bản điều chỉnh trực tiếp, bao gồm 5 luật, 19 nghị định, 10 thông tư và 9 quyết định. Tuy nhiên, do chế tài trước đây chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe đối với lợi ích từ buôn bán động vật hoang dã như: tê giác, cọp, báo... cho nên vẫn còn những bất cập và hạn chế trong xử lý loại tội phạm này.
Từ năm 2015, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực và đi vào cuộc sống, nhiều điểm mới đã được tăng cường để xử lý nghiêm tội phạm động vật hoang dã tại Việt Nam. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 đã hình sự hóa hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Đồng thời, tăng nặng trách nhiệm hình sự, nâng mức hình phạt lên tới 15 năm tù và từ tội phạm nghiêm trọng thành tội phạm rất nghiêm trọng đối với tội phạm động vật hoang dã.
Điều 234 của Bộ luật Hình sự còn quy định hình phạt chính đối với cá nhân sẽ bị phạt từ 50 triệu đến 1,5 tỷ đồng; cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm. Đối với pháp nhân, phạt tiền từ 300 triệu đến 6 tỉ đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm; hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Các hành vi này sẽ bị xử lý từ ngày 1/7/2016...