sukienhot2017
Thành viên khởi nghiệp 01202770515
Làm cách nào để giảm thiểu tác hại của việc khói bụi, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Liệu rằng việc sử dụng khẩu trang là cách giải quyết hiệu quả. Đó là điều mọi người quan tâm sau khi biết về thông tin mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Những ngày qua, thông tin cảnh báo tình trạng ô nhiễm Hà Nội cao hơn Bắc Kinh (Trung Quốc) dựa vào trang Aqicn.org của Đại sứ quán Mỹ. Theo đó, có thời điểm chỉ số AQI lên mức 388 (mức nguy hại, mọi người không nên ra ngoài), trong khi ở Bắc Kinh cao nhất cũng chỉ đến 298.
Từ những thông tin trên, khiến nhiều người quan tâm hơn đến việc tìm cách để giảm tác hại của khói bụi và đặc biệt là liệu việc sử dụng khẩu trang khi đi đường hiện nay của chúng ta có thực sự hiệu quả?
Khẩu trang chỉ lọc được 20-30% khói bụi
Đối phó với khói bụi ô nhiễm khi đi đường, đeo khẩu trang hiện vẫn đang là giải pháp tốt nhất. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang để cho bạn lựa chọn như: khẩu trang y tế, khẩu trang vải, khẩu trang than hoạt tính,...
Phổ biến nhất hiện nay là khẩu trang vải, loại 2-3 lớp với nhiều giá cả khác nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, những chiếc khẩu trang hiện đang được bán trên thị trường thường may bằng 2 lớp vải thì chỉ lọc được tối đa 20-30% bụi bẩn. Hơn nữa, cấu trúc của các loại khẩu trang này chỉ cản được những loại bụi lớn hơn 2 micrômet, còn những bụi bẩn nhỏ hơn 2 micrômet như khói bụi xe thì không có tác dụng gì.
Khẩu trang giấy y tế còn gọi là khẩu trang y tế: là loại khẩu trang khá an toàn và thường được sử dụng để bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, bụi bẩn và vi khuẩn thông qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế có ưu điểm là có nhiều nếp gấp theo chiều dọc nên ôm khít được miệng và mũi, hơn nữa chúng còn được tiệt trùng trước khi bày bán trên thị trường. Đó là lý do mà chúng rất an toàn và tiện lợi. Loại khẩu trang này thường chỉ được sử dụng 1 vài lần bởi khi gặp hơi ẩm và mồ hôi của người sử dụng, nó sẽ bị bở ra, bẩn và nhiễm khuẩn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang y tế tiện lợi và an toàn cho người sử dụng:
- Khẩu trang y tế 3 lớp: Được làm từ 3 lớp vải tự nhiên không dệt, giúp bảo vệ an toàn sức khỏe cho mọi người đồng thời với thiết kế thông minh với thanh tựa mũi cố định và dây thun co giãn giúp ôm trọn khuôn mặt, che chắn tốt. Chất liệu vải không dệt PP có tính kháng khuẩn cao, không thấm nước, đặc biệt an toàn cho người sử dụng.
Khẩu trang 3 lớp 5 màu
- Khẩu trang y tế 4 lớp: Sản phẩm làm từ 4 lớp vải không dệt, chống hơi nước và ẩm mốc, kích thước 175*95mm, kiểu dáng ôm sát khuôn mặt có phần nẹp cố định bằng plastic và dây đeo vải co giãn, phù hợp sử dụng với mọi đội tuổi, mọi thành viên trong gia đình.
Khẩu trang 4 lớp Medicare Hi-Tech Màu Đen
Khẩu trang hoạt tính cũng là một loại khẩu trang y tế, ngoài công dụng che bụi và chống nắng, nó còn giúp bạn ngăn ngừa bệnh hô hấp do hít phải khí thải độc hại và vi khuẩn. Ưu điểm của khẩu trang hoạt tính là có khe hở nhỏ giúp lọc được khói bụi và chất độc hại. Sợi hoạt tính hấp phụ các khí, hơi độc có trong không khí. Thiết kế giúp ôm sát mũi và miệng nên an toàn hơn. Tuy nhiên, giá thành của khẩu trang than hoạt tính khá cao và khẩu trang này cũng sẽ mất dần tác dụng lọc khí độc và trở nên giống với khẩu trang bình thường nếu sử dụng nhiều lần.
>>> Xem thêm: Tổng hợp tính năng, công dụng, cách sử dụng và tuổi thọ của từng loại khẩu trang
Sử dụng khẩu trang thế nào đúng cách?
Việc sản xuất khẩu trang đúng theo tiêu chuẩn có vai trò giúp ngăn cản bụi bẩn, vi khuẩn nhưng việc sử dụng không đúng cách thì cũng sẽ làm “vô hiệu hóa” tác dụng đó.
Khi đeo khẩu trang y tế, cần chú ý đến độ kín của khẩu trang. Lưu ý nên đặt mép khẩu trang có thanh chì lên trên sống mũi, sàu đó dùng tay bóp chì sao cho vừa khít sống mũi. Để đảm bảo an toàn, khẩu trang y tế chỉ nên dùng một lần. Tránh việc sử dụng khẩu trang xong bỏ vào túi rồi mang ra dùng lại.
Ảnh minh họa
Do khẩu trang y tế có 2 mặt gần giống nhau nên khi đeo rất dễ bị nhầm lẫn, vì thế nên chú ý kiểm tra xem có bị đeo mặt trái quay ra ngoài không. Sau khi dùng xong, cần phải cho vào thùng rác để tránh vi khuẩn có cơ hội phát tán ra bên ngoài. Trong quá trình sử dụng, không nên dùng tay lên sờ mặt bên ngoài của khẩu trang.
>>> Xem thêm: Quy trình đeo khẩu trang y tế chuẩn không cần chỉnh
Đối với khẩu trang vải thông thường, nên đeo loại có từ 2 - 3 lớp vải. Chọn khẩu trang có 2 màu để có thể dễ dàng xác định được mặt trong và mặt ngoài khi đeo. Khẩu trang mới, trước khi sử dụng cần giặt sạch. Trong quá trình dùng nên giặt với xà phòng mỗi ngày một lần, sau đó phơi, sấy khô trước khi dùng trở lại để tránh việc vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để ẩn náu hoặc lan rộng thêm.
Cần mang khẩu trang vừa vặn, không quá rộng cũng không quá chật, có thể che kín được cả miệng và mũi. Chú ý không nên đeo khẩu trang chỉ để che miệng hoặc che trên mũi rồi thỉnh thoảng kéo xuống cằm để cười nói.
Sau khi tiếp xúc với người có bệnh lây truyền qua đường hô hấp, hoặc tới nơi có dịch, nếu là khẩu trang dùng một lần thì nên bỏ. Nếu khẩu trang tái sử dụng thì sau đó cần phải luộc với nước muối 1% trong khoảng 15 phút ở 100 độ C, hoặc trong ngâm xà phòng diệt khuẩn 15 phút rồi giặt sạch, phơi nơi có ánh sáng mặt trời để tiệt trùng.
Tag: khẩu trang y tế, khẩu trang y tế 3 lớp khẩu trang y tế 4 lớp khau trang y te khẩu trang than hoạt tính khau trang y te maukhẩu trang y tế kháng khuẩn khẩu trang y tế cao cấp