Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Chợ linh tinh: Kỳ bí làng bát quái ở Trung Quốc FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Chợ linh tinh: Kỳ bí làng bát quái ở Trung Quốc FfWzt02
 


#1

18.05.16 10:36

avatar

vnevisa

Thành viên cứng
0909898767
Thành viên cứng
Thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê nằm ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) được mệnh danh là "Trung Quốc đệ nhất thôn". Đây cũng chính là trung tâm sinh sống của hậu duệ Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc.

 Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu lập thôn Bát Quái . Sau đó, ông đã vận dụng kiến thức âm dương (phong thủy) mà mình học được, dựa trên ý tưởng cửu cung bát quái để thiết kế toàn bộ thôn một cách cầu kỳ và tuyệt xảo. Ở làng Bát Quái Gia Cát, tất cả nhà được xây dựng theo hướng đối mặt và dựa lưng vào nhau, các ngõ ngách đan xen chằng chịt giống như một mê cung huyền bí.


Điều lạ là xung quanh làng có 8 ngọn núi nhỏ, tạo nên một vòng bát quái lớn bao quanh vòng bát quái bên trong. Mặc dù đã trải qua nhiều thế kỷ, số dân trong làng ngày càng tăng lên, nhà cửa cũng được xây dựng ngày càng nhiều nhưng cấu trúc ở đây dường như không hề thay đổi.
Thôn lấy cái hồ lớn (chung trì, nửa nước nửa đất) hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ tỏa ra thành "nội bát quái". Hồ Chuông là hình ảnh thái cực với hai nửa âm dương rõ rệt, nằm ở trung tâm và là điểm trũng nhất của thôn Bát Quái.

Từ con đường vành khuyên ven hồ có 8 ngả đường chính dẫn ra các hướng thông với vành đai ngoài, tạo thành tám cung Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn.Đường vành đai ngoài bao bọc thôn Bát Quái cao hơn mặt bằng chung của thôn, mỗi một cung lại có một gò đất khá cao, đứng từ trên gò có thể quan sát khá rõ toàn cảnh của thôn và cũng là mô hình biến hóa khôn lường của Bát Quái trận. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng.
Chợ linh tinh: Kỳ bí làng bát quái ở Trung Quốc Gia-cat-8 
vietnam visa requirement
How to get vietnam visa

Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn "đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi".

Từ những câu chuyện do người dân trong làng kể lại, làng Bát Quái không chỉ mang cấu trúc độc đáo mà còn là một phòng tuyến quân sự vững chắc. Vào thời kỳ chiến tranh bắc phạt năm 1925, quân đội của Tiêu Kính Quang và Tôn Truyền Phương đánh nhau ác liệt liên tục suốt ba ngày đêm ở gần thôn Bát Quái. Vậy mà không một viên đạn nào lọt được vào bên trong, toàn bộ ngôi làng được bảo toàn nguyên vẹn.

Trong giai đoạn kháng chiến, một nhóm quân đội Nhật càn quét qua ngọn đồi Cao Long bên ngoài thôn. Thế nhưng điều kỳ lạ là nhóm quân đội này không hề phát hiện ra ngôi làng vì thế người dân nơi đây không bị một chút tổn thất nào. Lại có một câu chuyện khác, xưa kia có một nhóm đạo tặc xông vào làng tấn công, nhưng cuối cùng do không tìm được lối ra nên đành phải đầu hàng, giơ tay chịu trói. Đó chính nhờ kiến trúc có một không hai của "đệ nhất kỳ thôn" này.


Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ "không làm lương tướng, tất làm lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc.Các hậu thế của Khổng Minh Gia Cát Lượng sống tập trung tại Gia Cát trấn.Nói cách khác, hầu hết người trong thôn đều mang họ Gia Cát, hoặc là phụ nữ được gả vào gia tộc Gia Cát, chỉ còn lại một số ít không phải là thành viên của dòng họ này. Theo thống kê, hậu nhân của Gia Cát Lượng hiện đang ở Trung Quốc là khoảng 16.000 người, nhưng chỉ riêng một thôn Gia Cát đã tụ họp một phần tư, tức khoảng 4.000 người, vậy nên Gia Cát được gọi là Trung Quốc đệ nhất, nghĩa là ngôi làng bậc nhất ở Trung Quốc.

 Trải qua thời gian, cộng đồng dân cư này cũng hình thành một lối sống rất độc đáo, khác biệt với thế giới bên ngoài. Đó là lối sống giản dị, chân thật nhưng cũng đầy thú vị. Khi đi thăm thú nơi đây, nếu để ý kỹ một chút có thể thấy rằng trong những con ngõ nhỏ, các ngôi nhà không được xây đối diện nhau mà tất cả đều được đan xen so le theo lối "môn không đăng, hộ không đối". Điều này được lý giải bởi theo quan niệm của người dân làng Bát Quái, nếu hai nhà "cổng đối cổng", ngày ngày mọi người trong gia đình ra vào, qua lại nhiều quá sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn không đáng có. Vì vậy, nếu xây nhà theo lối đan xen thì vấn đề sẽ được giải quyết.

Tư tưởng âm dương, bát quái là một đặc trưng nổi bật làm nên văn hóa Trung Hoa ăn sâu vào trong tiềm thức mọi người, để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực. Cùng với Bát Quái thôn, cũng trong địa bàn Triết Giang còn có ruộng Bát Quái tọa lạc tại phía nam núi Ngọc Hoàng ngoại ô Hàng Châu.Thửa ruộng nơi Tống Huy Tông cày được thiết kế thành đồ hình Bát quái với ý nghĩa cầu mong cho vua chúa nhà Tống phúc thọ dồi dào, người nông dân mùa màng tươi tốt. Người dân thôn Ngọc Hoàng vẫn cấy hái, canh tác ngay trên thửa ruộng đặc biệt này.
Ngoại trừ vòng tròn âm dương ở giữa được trồng trà Long Tỉnh, một loại trà đặc sản của Hàng Châu và đã nổi tiếng khắp thế giới, trên 8 cung vòng ngoài, theo mùa vụ trong năm người ta cấy lúa, trồng đậu, vừng, ớt, bốn mùa xanh tốt.

Được xây dựng từ thời Nam Tống, nhưng kiến trúc các công trình, nhà cửa của thôn Bát Quái còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đặc điểm nổi bật của kiến trúc thời nhà Minh. Giữa những ngôi nhà cổ có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh co, chỗ tưởng ngõ thông hóa ra lại là ngõ cụt, biến hóa tài tình dường như không theo quy luật nào.Bước chậm rãi trong thôn trang mang màu sắc văn hóa cổ xưa, thưởng thức kiến trúc cổ, điêu khắc gỗ, thư pháp-hội họa thành kiệt tác nghệ thuật hợp nhất, bạn sẽ có cảm giác như vừa bước vào một bức tranh 3D tuyệt đẹp.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết