Xử lý nước thải tinh bột mì – Thu hồi năng lượng
Công ty môi trường Bình Minh chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì. Bạn đang có nhu cầu thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hay hệ thống bạn đang gặp sự cố,.. hãy liên hệ ngay đến công ty chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Chúng tôi đảm bảo sẽ đưa ra phương án xử lý tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Nước thải từ xưởng sản xuất tinh bột mì thường được dẫn theo mương đến bể lắng sơ bộ nhằm mục đích thu hồi lại lượng tinh bột bị thất thoát sau sản xuất để làm thức ăn cho gia súc, tuy nhiên khả năng lắng tương đối kém của tinh bột nên sau khi lắng hàm lượng ô nhiễm vẫn rất cao, riêng nước từ nhà ăn và hầm tự hoại được thải trực tiếp ra ao hồ cùng với lượng nước thải sản xuất. Nước thải với lưu lượng lớn và nồng độ ô nhiễm cao, tập trung lắng đọng trong ao hồ, là nơi phát sinh của nhiều côn trùng gây bệnh nguy hiểm, mất nơi cư ngụ của các loài thủy sinh vật có lợi, các loài cá không thể sinh sống. Nguy hiểm hơn là nước thải thấm vào đất làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.Phương pháp xử lý nước thải tinh bột mì
Hơn nữa việc xả trực tiếp nước thải ra ao hồ không qua xử lý gây mất vẻ mỹ quan, gây ra mùi hôi thối cho khu vực xung quanh, tiềm ẩn nhiều nguyên nhân gây bệnh về hô hấp. Vì thế cần có phương pháp xử lý nước thải tinh bột mì hợp lý nhất.
Các nguồn phát sinh nước thải
Nước thải của nhà máy chủ yếu phát sinh trong khâu bóc vỏ, tửa, tách dịch bào và nước thải sinh hoạt của công nhân. Nước thải từ quá trình chế biến tinh bột mì phát sinh từ 2 quá trình sau:– Nước rửa: phát sinh từ công đoạn rửa: nước thải chủ yếu là đất cát, chứa ít thành phần hữu cơ.
– Nước thải sản xuất: chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng phát sinh từ công đoạn băm, mài, tách dịch, tách xác và ly tâm, lọc tinh,…
Thành phần, Tính chất của nước thải tinh bột mì
Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả |
pH | – | 4,2-5,1 |
COD | Mg/l | 2500-17000 |
BOD5 | Mg/l | 2120-14750 |
SS | Mg/l | 120-3000 |
N-NH3 | Mg/l | 136-300 |
N-NO2 | Mg/l | 0-0,2 |
N-NO3 | Mg/l | 0,5-0,8 |
Tổng N | Mg/l | 250-450 |
Tổng P | Mg/l | 4-70 |
CN– | Mg/l | 2-75 |
SO42- | Mg/l | 52-65 |
Qua bảng tình chất trên, ta thấy nước thải tinh bột mì chứa thành phần các hữu cơ, các chỉ tiêu BOD, N, P, SS vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần.
Đặc biệt trong nước thải tinh bột mì có chứa thành phần Cyanua- là chất độc bất lợi trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. vì thế cần phải loại bỏ CN– trước khi đi vào xử lý sinh học.
Quy trình xử lý nước thải tinh bột mì hiệu quả nhất
Chức năng của các hạng mục:
– Hầm ủ Biogas: xử lý các hợp chất hữu cơ với nồng độ ô nhiễm cao giảm bớt áp lực cho các công trình phía sau, thu hồi khí Biogas làm nhiên liệu đốt khuôn, chạy lò hơi, đun nấu, phát điện.– Bể điều hòa: hòa trộn các loại nước thải, điều hòa nồng độ ô nhiễm, ổn định lưu lượng cho công trình xử lý sinh học.
– Bể sinh học thiếu khí: vi sinh vật thiếu khí loại bỏ khử triệt để Nitrat (quá trình khử nitrat : NO3– ®N2) và khử một phần COD, BOD.
– Bể sinh học hiếu khí: vi sinh vật hiếu khí khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
– Bể lắng sinh học: Toàn bộ lượng cặn lơ lửng sẽ được loại bỏ bằng quá trình lắng trọng lực.
– Bể khử trùng: Nước thải sau xử lý được thu tại máng răng cưa về bể khử trùng để xử lý toàn bộ các vi sinh bệnh gây bệnh trong dòng thải.
Khi cần xử lý nước thải tinh bột mì, xin hãy liên hệ đến công ty Môi Trường Bình Minh để được tư vấn chu đáo, thiết kế, xây dựng nhanh chóng, chuyên nghiệp, với giá cả hợp lý nhất.
đề thi luật môi trường, sinh viên luật đi thực tập ở đâu, sinh viên luật nên đi thực tập khi nào