Câu lệnh IF trong lập trình php
Lệnh if trong PHP là lệnh hay được dùng và rất quan trọng. Nó được sử dụng để điều khiển việc thực thi các lệnh dựa trên kết quả TRUE hoặc FALSE của một hoặc nhiều biểu thức điều kiện.
Về cấu trúc thì đoạn code dưới đây trình bày cấu trúc tổng quát và đầy đủ của câu lệnh if:
Xem thêm về lập trình php tại đây: https://vietpro.net.vn/hoc-lap-trinh-web-php-co-ban
if (Biểu thức điều kiện 1)
Khối lệnh được thực thi 1
else if (Biểu thức điều kiện 2)
Khối lệnh được thực thi 2
else if (Biểu thức điều kiện n)
Khối lệnh được thực thi n
else
Khối lệnh được thực thi cuối cùng
Biểu thức điều kiện sẽ được đưa vào trong dấu ngoặc đơn (), còn khối lệnh thực thi được đưa vào trong dấu ngoặc nhọn
Chỉ khi nào Biểu thức điều kiện có giá trị TRUE thì Khối lệnh bên trong tương ứng mới được thực thi, còn không thì chương trình sẽ bỏ qua để đi tới xem xét biểu thức điều kiện tiếp theo.
Nếu Biểu thức điều kiện có giá trị TRUE thì Khối lệnh bên trong tương ứng được thực thi, các biểu thức điều kiện và khối lệnh khác của hàm if đó sẽ bị bỏ qua.
Câu lệnh có thể chứa nhiều mệnh đề else if nhưng chỉ được phép chứa duy nhất 1 mệnh đề else và nó phải ở vị trí cuối cùng (không tính mệnh đề else khác trong câu lệnh if lồng)
Mệnh đề else cuối cùng không có biểu thức điều kiện đi kèm mà chỉ có khối lệnh thực thi. Khi tất cả các điều kiện if và else if đều sai thì lúc đó khối lệnh thực thi của else cuối cùng mới được chạy…
Trong thực tế không phải lúc nào bạn cũng viết đầy đủ cấu trúc trên do vậy có tới 3 cách viết cho câu lệnh if, tùy theo mục đích mà nên sử dụng cái nào cho phù hợp.
Câu lệnh if không có mệnh đề nào khác đi kèm
if (biểu thức điều kiện)
khối lệnh thực thi
Ví dụ:
if ($tuoi >=18)
echo ‘Được cấp bằng lái xe’;
Giải thích: Nếu biến $tuoi có giá trị lớn hơn hoặc bằng 18 thì in ra dòng chữ Được cấp bằng lái xe.
Cùng tìm hiểu về các lập trình khác tại đây: https://vietpro.net.vn/hoc-lap-trinh-javascript-co-ban
Câu lệnh if có mệnh đề else đi kèm
if (biểu thức điều kiện)
khối lệnh thực thi
else
khối lệnh thực thi
Ví dụ:
if ($tuoi >=18)
echo ‘Được cấp bằng lái xe’;
else
echo ‘Chưa đủ tuổi!’
Giải thích: Nếu biến $tuoi có giá trị lớn hơn hoặc bằng 18 thì in ra dòng chữ Được cấp bằng lái xe. Còn nếu không thì in ra dòng chữ ‘Chưa đủ tuổi’.
Câu lệnh if có cả mệnh đề else if và else
if (biểu thức điều kiện)
khối lệnh thực thi
else if (biểu thức điều kiện)
khối lệnh thực thi
else
khối lệnh thực thi
Ví dụ:
if ($diem_tong_ket>=
$xep_loai = ‘Bằng giỏi’;
else if ($diem_tong_ket>=7)
$xep_loai = ‘Bằng khá’;
else if ($diem_tong_ket>=6)
$xep_loai = ‘Trung bình khá’;
else if ($diem_tong_ket>=5)
$xep_loai = ‘Trung bình’;
else
echo ‘Học lại!’;
Giải thích: Nếu biến $diem_tong_ket có giá trị lớn hơn hoặc bằng 8 thì in ra dòng chữ ‘Bằng giỏi’. Nếu không lớn hơn 8 và đồng thời lớn hơn hoặc bằng 7 thì in ra dòng chữ ‘Bằng khá’. Nếu không lớn hơn 7 và đồng thời lớn hơn hoặc bằng 6 thì in ra dòng chữ ‘Trung bình khá’. Nếu không lớn hơn 6 và đống thời lớn hơn hoặc bằng 5 thì in ‘Trung bình’. Cuối cùng, ngoài tất cả các trường hợp trên – tức là nhỏ hơn 5 thì sẽ in ra dòng ‘Học lại!’
Câu lệnh if với biểu thức điều kiện phức
Sẽ không chỉ có 1 biểu thức điều kiện mà sẽ có vài biểu thức điều kiện cùng kết hợp với nhau để xem xét. Nó cũng giống như kiểu bạn chọn mua một cái điện thoại, nó sẽ phải thỏa mãn vài điều kiện, chẳng hạn không có giá quá 10 triệu, phải là điện thoại thông minh, có định vị toàn cầu, hãng sản xuất là Iphone hoặc SamSung…Bạn có thể chọn bắt buộc phải thỏa mãn cả 4 điều kiện trên thì mới mua hoặc cũng có thể chọn thỏa mãn ít nhất 3/4 thì bạn cũng mua…
if (biểu thức điều kiện 1 toán tử logic biểu thức điều kiện 2 toán tử logic biểu thức điều kiện 3…)
khối lệnh thực thi;
Ví dụ:
if (empty($so_luong) || !is_numeric($so_luong) || ($so_luong <=0))>
$thong_diep = ‘Số lượng phải được nhập và phải là một số nguyên dương’;
Giải thích: Dòng code trên kiểm tra xem biến $so_luong có được nhập hay không bằng hàm empty(), tiếp đến nó kiểm tra dữ liệu nhập vào có phải là một số hay không bằng hàm is_numeric(), cuối cùng là xác thực số nhập vào phải có giá trị dương. Bạn có thể kết hợp các toán tử logic như &&, ||, ! trong biểu thức điều kiện phức.
Làm quen với các toán tử trong php
Ý nghĩa của các toán tử Và, Hoặc, Phủ định không chỉ đúng trong PHP mà còn đúng trong các ngôn ngữ lập trình khác.
Nhầm lẫn giữa toán tử gán (=) và toán tử so sánh bằng (==) là lỗi lập trình PHP rất hay gặp, bạn nên chú ý điều này.
https://vietpro.net.vn/hoc-lap-trinh-java-co-ban
Bài học hôm nay kết thúc tại đây. Chúc các bạn học tập tốt.
Lệnh if trong PHP là lệnh hay được dùng và rất quan trọng. Nó được sử dụng để điều khiển việc thực thi các lệnh dựa trên kết quả TRUE hoặc FALSE của một hoặc nhiều biểu thức điều kiện.
Về cấu trúc thì đoạn code dưới đây trình bày cấu trúc tổng quát và đầy đủ của câu lệnh if:
Xem thêm về lập trình php tại đây: https://vietpro.net.vn/hoc-lap-trinh-web-php-co-ban
if (Biểu thức điều kiện 1)
Khối lệnh được thực thi 1
else if (Biểu thức điều kiện 2)
Khối lệnh được thực thi 2
else if (Biểu thức điều kiện n)
Khối lệnh được thực thi n
else
Khối lệnh được thực thi cuối cùng
Biểu thức điều kiện sẽ được đưa vào trong dấu ngoặc đơn (), còn khối lệnh thực thi được đưa vào trong dấu ngoặc nhọn
Chỉ khi nào Biểu thức điều kiện có giá trị TRUE thì Khối lệnh bên trong tương ứng mới được thực thi, còn không thì chương trình sẽ bỏ qua để đi tới xem xét biểu thức điều kiện tiếp theo.
Nếu Biểu thức điều kiện có giá trị TRUE thì Khối lệnh bên trong tương ứng được thực thi, các biểu thức điều kiện và khối lệnh khác của hàm if đó sẽ bị bỏ qua.
Câu lệnh có thể chứa nhiều mệnh đề else if nhưng chỉ được phép chứa duy nhất 1 mệnh đề else và nó phải ở vị trí cuối cùng (không tính mệnh đề else khác trong câu lệnh if lồng)
Mệnh đề else cuối cùng không có biểu thức điều kiện đi kèm mà chỉ có khối lệnh thực thi. Khi tất cả các điều kiện if và else if đều sai thì lúc đó khối lệnh thực thi của else cuối cùng mới được chạy…
Trong thực tế không phải lúc nào bạn cũng viết đầy đủ cấu trúc trên do vậy có tới 3 cách viết cho câu lệnh if, tùy theo mục đích mà nên sử dụng cái nào cho phù hợp.
Câu lệnh if không có mệnh đề nào khác đi kèm
if (biểu thức điều kiện)
khối lệnh thực thi
Ví dụ:
if ($tuoi >=18)
echo ‘Được cấp bằng lái xe’;
Giải thích: Nếu biến $tuoi có giá trị lớn hơn hoặc bằng 18 thì in ra dòng chữ Được cấp bằng lái xe.
Cùng tìm hiểu về các lập trình khác tại đây: https://vietpro.net.vn/hoc-lap-trinh-javascript-co-ban
Câu lệnh if có mệnh đề else đi kèm
if (biểu thức điều kiện)
khối lệnh thực thi
else
khối lệnh thực thi
Ví dụ:
if ($tuoi >=18)
echo ‘Được cấp bằng lái xe’;
else
echo ‘Chưa đủ tuổi!’
Giải thích: Nếu biến $tuoi có giá trị lớn hơn hoặc bằng 18 thì in ra dòng chữ Được cấp bằng lái xe. Còn nếu không thì in ra dòng chữ ‘Chưa đủ tuổi’.
Câu lệnh if có cả mệnh đề else if và else
if (biểu thức điều kiện)
khối lệnh thực thi
else if (biểu thức điều kiện)
khối lệnh thực thi
else
khối lệnh thực thi
Ví dụ:
if ($diem_tong_ket>=
$xep_loai = ‘Bằng giỏi’;
else if ($diem_tong_ket>=7)
$xep_loai = ‘Bằng khá’;
else if ($diem_tong_ket>=6)
$xep_loai = ‘Trung bình khá’;
else if ($diem_tong_ket>=5)
$xep_loai = ‘Trung bình’;
else
echo ‘Học lại!’;
Giải thích: Nếu biến $diem_tong_ket có giá trị lớn hơn hoặc bằng 8 thì in ra dòng chữ ‘Bằng giỏi’. Nếu không lớn hơn 8 và đồng thời lớn hơn hoặc bằng 7 thì in ra dòng chữ ‘Bằng khá’. Nếu không lớn hơn 7 và đồng thời lớn hơn hoặc bằng 6 thì in ra dòng chữ ‘Trung bình khá’. Nếu không lớn hơn 6 và đống thời lớn hơn hoặc bằng 5 thì in ‘Trung bình’. Cuối cùng, ngoài tất cả các trường hợp trên – tức là nhỏ hơn 5 thì sẽ in ra dòng ‘Học lại!’
Câu lệnh if với biểu thức điều kiện phức
Sẽ không chỉ có 1 biểu thức điều kiện mà sẽ có vài biểu thức điều kiện cùng kết hợp với nhau để xem xét. Nó cũng giống như kiểu bạn chọn mua một cái điện thoại, nó sẽ phải thỏa mãn vài điều kiện, chẳng hạn không có giá quá 10 triệu, phải là điện thoại thông minh, có định vị toàn cầu, hãng sản xuất là Iphone hoặc SamSung…Bạn có thể chọn bắt buộc phải thỏa mãn cả 4 điều kiện trên thì mới mua hoặc cũng có thể chọn thỏa mãn ít nhất 3/4 thì bạn cũng mua…
if (biểu thức điều kiện 1 toán tử logic biểu thức điều kiện 2 toán tử logic biểu thức điều kiện 3…)
khối lệnh thực thi;
Ví dụ:
if (empty($so_luong) || !is_numeric($so_luong) || ($so_luong <=0))>
$thong_diep = ‘Số lượng phải được nhập và phải là một số nguyên dương’;
Giải thích: Dòng code trên kiểm tra xem biến $so_luong có được nhập hay không bằng hàm empty(), tiếp đến nó kiểm tra dữ liệu nhập vào có phải là một số hay không bằng hàm is_numeric(), cuối cùng là xác thực số nhập vào phải có giá trị dương. Bạn có thể kết hợp các toán tử logic như &&, ||, ! trong biểu thức điều kiện phức.
Làm quen với các toán tử trong php
- Toán tử Và (&&) sẽ trả kết quả là TRUE khi và chỉ khi cả 2 phía của toán tử đều là TRUE, trả về FALSE khi chỉ cần một toán tử là FALSE.
- Toán tử Hoặc (||) sẽ trả về kết quả là TRUE khi chỉ cần một toán tử là TRUE, trả kết quả là FALSE khi và chỉ khi cả 2 phía của toán tử đều là FALSE.
- Toán tử Phủ định (!) sẽ trả về kết quả ngược với chuỗi được phủ định, chẳng hạn nếu X là TRUE, thì !X có giá trị FALSE. Nếu X là FALSE thì !X có giá trị TRUE.
- Để thay đổi thứ tự ưu tiên thực hiện của các toán tử chúng ta sử dụng dấu ngoặc đơn ()
Ý nghĩa của các toán tử Và, Hoặc, Phủ định không chỉ đúng trong PHP mà còn đúng trong các ngôn ngữ lập trình khác.
Nhầm lẫn giữa toán tử gán (=) và toán tử so sánh bằng (==) là lỗi lập trình PHP rất hay gặp, bạn nên chú ý điều này.
https://vietpro.net.vn/hoc-lap-trinh-java-co-ban
Bài học hôm nay kết thúc tại đây. Chúc các bạn học tập tốt.