Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Cần lưu ý về triệu chứng ra máu khi mang thai FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Cần lưu ý về triệu chứng ra máu khi mang thai FfWzt02
 


#1

17.05.17 10:52

anhdunghd

anhdunghd

Thành viên gắn bó
01636216356
Thành viên gắn bó
Ra máu khi mang thai có thể làm bạn cực kì sợ hãi. Tuy nhiên, các chị em phụ nữ đừng quá lo lắng và hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, ra máu không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn và thai nhi gặp nguy hiểm.
Ra máu âm đạo khi mang thai là hiện tượng máu ra trong thời gian mang thai, có thể là ra tự nhiên hoặc do tác động nào đó, gần giống kỳ kinh nhẹ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và phổ biến nhất là vào 12 tuần đầu tiên. Dù hiện tượng này xảy ra tự nhiên, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Bất cứ dấu hiệu ra máu ở giai đoạn nào cũng cần được thăm khám theo lịch khám thai định kỳ để làm rõ nguyên nhân. Ra máu âm đạo ảnh hưởng đến tâm lý thai phụ rất nhiều.

Sức khỏe, đời sống: Cần lưu ý về triệu chứng ra máu khi mang thai Dau-hieu-nhan-biet-mang-thai-con-trai-con-gai
Chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Hiện tượng chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu sẩy thai. Cứ 5 người thì có khoảng 1 người bị sẩy thai trước tuần thai thứ 12. Việc sẩy thai có thể có tác động rất lớn đến các cặp vợ chồng. Khoảng một nửa số bà bầu có hiện tượng chảy máu, nhưng không bị sẩy thai. Có trường hợp trứng được thụ tinh làm tổ ở thành tử cung, gây bong tróc và chảy máu trong 6 đến 12 ngày đầu tiên. Việc này chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
Nhau tiền đạo là một triệu chứng của ra máu khi mang thai
Đây là tình trạng thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba khi mà nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Điều này sẽ cản trở thai nhi tiến vào đường sinh để ra ngoài khi đủ ngày đủ tháng nên các mẹ bị nhau tiền đạo thường phải sinh mổ. Bên cạnh đó, do vị trí bám nhau bất thường nên cũng ảnh hướng tới quá trình tiếp nhận chất dinh dưỡng của thai nhi khiến thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng. Khi thấy âm đạo ra máu đỏ tươi hoặc máu cục nhiều lần và lần sau nhiều hơn lần trước, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến nhau tiền đạo.
Phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đã từng sinh đa thai hoặc từng bị nhau tiền đạo đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Khoảng 70% phụ nữ mắc bệnh có hiện tượng chảy máu không gây đau, 20% cảm thấy hơi đau khi chảy máu và 10% không có bất kỳ triệu chứng nào
Biện pháp khắc khục khi bị ra máu khi mang thai
- Theo dõi số lượng máu qua băng vệ sinh để có thể biết được mình ra bao nhiêu máu và biết được loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục).
- Đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc (sảy thai, sinh non, chửa ngoài tử cung…).
- Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai. Đặc biệt, người phụ nữ không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này.
- Chế độ vệ sinh: Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Cần đến ngay cơ sở y tê nếu có các triệu chứng: Đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều dù đau hay không, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, choáng hoặc ngất, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.
Ngoài ra, cũng nên sử dụng sản phẩm cây củ gai nhắm giúp an thai và chữa động thai hiệu quả cho bà bầu. 

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết