Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Công ty xử lý nước thải sinh hoạt ở DongTimo FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Công ty xử lý nước thải sinh hoạt ở DongTimo FfWzt02
 


#1

18.05.17 14:00

bunvisinh.com

bunvisinh.com

Thành viên gắn bó
0934034512 https://hocluat.vn/12-nganh-luat-co-ban-trong-thong-phap-luat-vi
Thành viên gắn bó

Công ty xử lý nước thải sinh hoạt ở Bình Dương

Vì sao phải xử lý nước thải sinh hoạt?
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên đi song song với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường: Thời tiết biến đổi thất thường, hằng năm có nhiều trận bão, hay hạn hán kéo dài…. Đó là hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, hãy tìm cách làm giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn và cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường.
Điện thoại: 0917 34 75 78 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Hoạt động sinh hoạt của mỗi cá nhân như: tắm rửa, giặt, nấu ăn thải ra môi trường lượng ô nhiễm rất lớn. Tuy nhiên các chất ô nhiễm đó có thể xử lý đạt hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường, nếu ta xử lý đúng cách. Vậy nước thải sinh hoạt là gì, thành phần, đặt trưng của nó ra sao. Mời bạn tham khảo bài viết sau:
Công ty xử lý nước thải sinh hoạt ở DongTimo Cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-AAOCông nghệ AO-xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cac cộng đồng dân cư, khu vực đô thị, khu trung tâm thương mại, cơ quan,…
Nước thải sinh hoạt thường được thải ra kênh, suối,…dẫn đến ô nhiễm nguồn nước
Nước thải sinh hoạt chứa những thành phần ô nhiễm chủ yếu: TSS, BOD5, COD, Nito, Phospho.
Nếu nước thải sinh hoạt không được xử lý thải ra nguồn tiếp nhận, sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ người mắc những bệnh cấp tính và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như: viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đố là các loại mần bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật gây bệnh có trong phân. Vi sinh vật bao gồm các nhóm chính: virus, vi khuẩn, giun sán,…
Thành phần của nước thải sinh hoạt Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:

  • Nước thải do chất bài tiết của con nước từ nhà vệ sinh;

  • Nước thải do các chất thải sinh hoạt từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả nước vệ sinh sàn nhà.


Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật, vi trùng gây bệnh. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như: Protein, huydrat cacbon. Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém, nước sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số lượng người.
Lượng nước thải từ các cơsở thương mại và dịch vụ cũng có thể được chọn từ 15-25% tổng lượng nước thải của toàn thành phố.
Đặc trưng nước thải sinh hoạt là: hàm lượng chất hữu cơ cao (55-65% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật có cả  vi sinh vật  gây bệnh, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuy ển hóa chất bẩn trong nước thải.
Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, là nguồn gốc để các loại vi khuẩn (cả vi khuẩn gây bệnh) phát triển là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt có thành phần giống nhau ở các đô thị nhưng khác về hàm lượng, phương pháp xử lý giống nhau và xử lý sinh họcđược ưu tiên lựa chọn.
Lưu lượng nước thải không điều hòa, phụ thuộc vào thời điểm trong ngày (Vd: lượng người trong khu đô thị,…), số lượng người càng  đông chế độ thải càng điều hòa. 
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Tải trọng chất bẩn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và tập quán của người dân. Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển và của Việt Nam, tải trọng chất bẩn trong nước sinh hoạt do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) được giới hạn ở bảng 2.1 (giá trị lớn hơn trong bảng tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội được phát triển hoàn thiện và mức sống được nâng cao).

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần ô nhiễm độc hại vì vậy cần phải xử lý nước thải sinh hoạt đúng tiêu chuẩn để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho xã hội.

Phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn

Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung

Đối tượng áp dụng của quy chuẩn

Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
Bảng 2.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
Các chấtTổng chất thải(g/người.ngày)Chất thải hữu cơ(g/người.ngày)Chất thải vô cơ(g/người.ngày)
1.Tổng lượng chất thải19011080
2. Các chất tan1005050
3.Các chất không tan906030
4.Chất lắng604020
5.Chất lơ lửng302010
 
Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị thành phần như sau: COD = 500mg/l, BOD5 = 250mg/l, SS = 220mg/l, photpho = 8mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ = 40mg/l, pH = 6,8, TS = 720mg/l. Như vậy, nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường, các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng khá cao đôi khi theo tỷ lệ như sau: BOD5:N:P = 100:5:1.
Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.
Từ những tính chất nước thải, công ty môi trường Bình Minh xin đưa ra phương phápxử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất, đảm bào nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn nước thải sinh hoạt.
Các phương pháp sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của nước thải, do đó về bản chất kỹ thuật xử lý nước thải được chia làm 3 nhóm chính: lý học (cơ học), hóa học, sinh học. Nếu xác định ở cấp độ xử lý, các kỹ thuật xử lý trên áp dụng ở các mức sau:

  • Xử lý sơ bộ (xử lý bậc một): quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất thô, các loại cặn trong nước thải. Các quá trình xử lý sơ bộ thường dùng: song chắn rác, lưới chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể lắng…

  • Xử lý bậc hai: mục đích chính của giai đoạn này là loại trừ các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng có khả năng phân hủy sinh học.

  • Xử lý bậc cao: được áp dụng khi yêu cầu xử lý cao hơn quá trình xử lý bậc hai có thể đáp ứng. Người ta dùng xử lý bậc cao để loại bỏ các thành phần như dinh dưỡng (nitơ, phôtpho…), các hợp chất độc, các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng.

  • Xử lý bùn cặn: đây là khâu rất quan trọng không thể không xét đến trong công trình xử lý nước thải vì trong một số công đoạn xử lý luôn kèm theo một lượng bùn đáng kể. Các kỹ thuật xử lý bùn có thể kể là: nén bùn, ổn định bùn, sấy bùn,


Công ty xử lý nước thải sinh hoạt ở DongTimo M%E1%BB%99t_nh%C3%A1nh_s%C3%B4ng_%C4%90%E1%BB%93ng_Nai_ch%E1%BA%A3y_qua_c%C3%B9_lao_Ph%E1%BB%91
Tính chất nước thải sinh hoạt? Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt bao gồm:

  • Các chất béo như protein (40-50%)

  • Hydratcacbon (40-50%) gồm tinh bột

  • Đường và cellulose và các chất béo(5-10%)


Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao dộng trong khoảng 150-450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng  20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt đối với môi trường nước (sông, hồ, kênh rạch,…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:

  • Tải trọng chất bẩn

  • Định mức sử dụng nước (hay lưu lượng nước thải) tính trên mỗi đầu người


Đặt trưng của nước thải sinh hoạt:

  • COD, BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm như: H2S, NH3, CH4… làm cho nước có mùi hôi và làm giảm pH

  • SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không gây ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật nước

  • Vi trùng gây bệnh: gây ra các bện lan truyền đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn,..

  • Nito, Phsspho: đây là những nguyên tố đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa (sự phát triển của các loại tảo làm giảm nồng độ oxy trong nước làm giảm hô hấp các sinh vật sống trong nước.

  • Màu: mất mỹ quan

  • Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.


Một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt Ngày nay có nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt như:

  • Phương pháp hóa lý

  • Phương pháp cơ học

  • Phương pháp sinh học,

  • ……………….


Tuy nhiên, phương pháp nào xử lý hiệu quả nhất, mà chi phí tiết kiệm nhất, thì đó là vấn đề đáng quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty môi trường Bình Minh chuyên xử lý nước thải sinh hoạt. Nếu bạn có nhu cầu, hay có gì không hiểu về xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.


đề thi luật môi trường, sinh viên luật đi thực tập ở đâu, sinh viên luật nên đi thực tập khi nào

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết