2 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Hotline : 0917 34 75 78 – Email : kythuat.bme@gmail.com
2 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Thực tế mà nói rằng đối với Việt Nam hiện nay : chung quy các quá trình xử lý nước thải công nghiệp bao gồm 2 quá trình xử lý duy nhất (trừ xử lý sơ bộ).
Quá trình xử lý hóa lý: bao gồm keo tụ + tạo bông, tuyển nổi (ít được sử dụng trừ nước thải thủy sản).
Quá trình xử lý sinh học: bao gồm hệ phản ứng kết hợp các bể sinh học hiếu khí (Aerotank, SBR, MBBR, MBR, FBR…), sinh học thiếu khí (Anoxic), sinh học kỵ khí (UASB, bể kỵ khí tiếp xúc).
(Tại sao chúng tôi lại nói MBBR, FBR, MBR đều là quá trình xử hiếu khí vì bản chất thực của các bể xử lý trên là quá trình sinh học hiếu khí kết hợp với quá trình lọc màng (MBR), gắn thêm giá thể tăng hiệu quả xử lý và để xử lý Nito (FBR,MBBR)).
2 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Ứng dụng của 2 công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hiện nay là :
Quy trình xử lý hóa lý trước kết hợp với xử lý sinh học.
– Đối với nước thải khu công nghiệp thường sử dụng công nghệ này nếu muốn đảm bảo quá trình vận hành ổn định hơn (có lợi cho một số công ty trong khu công nghiệp xả thải không đạt chuẩn có thể yêu cầu khu công nghiệp xử lý “hộ”)
– Đối với nước thải có COD, TSS cao : Bao gồm các ngành xử lý nước thải như : dệt nhuộm, thủy sản, thực phẩm (trà bí đao), chế biến gỗ, sơn… Đối với dệt nhuộm còn một công đoạn xử lý màu, nước thải sản xử dụng tuyển nổi nhiều hơn lắng.
2 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Quy trình xử lý chỉ bao gồm xử lý hóa lý.
– Quy trình xử lý chỉ bao gồm hóa lý : nước thải chứa kim loại nặng gây ảnh hưởng tới vi sinh vật (nước thải xi mạ, thuộc da…) và một số ngành trong nước thải chỉ có TSS, kim loại mà lượng BOD, Nito, Photpho quá thấp.
Quy trình xử lý chỉ bao gồm xử lý sinh học đơn thuần :
– Công nghệ AAO : xử lý BOD, COD, Nito và photpho.
– Công nghệ xử lý AO : xử lý triệt để Nito trong nước thải :
– Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí đơn thuần : aerotank xử lý BOD, COD, và nitrat hóa.
– Công nghệ xử lý SBR : xử lý theo mẻ : cơ chế tương đương công nghệ AO.
– Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí nâng cao : giá thể (FBR, MBBR), lọc sinh học hiếu khí (MBR).
– Công nghệ xử lý áp dụng cả 3 quá trình trong 1 bể : công nghệ mương oxy hóa.
– Quá trình áp dụng của từng công nghệ khác nhau cho những điều kiện khác nhau.
Giới thiệu 1 số nhà máy ứng dụng 2 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay
– Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh : xử lý hóa ký kết hợp sinh học hiếu khí (có công đoạn xử lý màu do trong khu công nghiệp có 1 nhà máy nhuộm).
2 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay
– Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Sóng Thần 2 : Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí đơn thuần bao gồm công nghệ SBR và sinh học hiếu khí + lắng sinh học.
– Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Bình Chiểu : Công nghệ xử lý hóa lý + sinh học hiếu khí SBR.
– Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Vinatex : xử lý hóa lý (có phá màu) + sinh học hiếu khí.
– Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Phước : sinh học hiếu khí đơn thuần : Aerotank nhiều bậc.
(đối với các khu công nghiệp nếu nhà máy nào không có công đoạn xử lý hóa lý thì phải yêu cầu các công ty trong khu công nghiệp phải xả thải đúng quy định cột B, hoặc C.
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất hiện nay là : QCVN 40:2011/BTNMT với các tiêu chí về chất lượng nước thải ngày càng khắt khe hơn. Dowload
Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tối ưu nhất cần phải áp dụng quy trình xử lý nước thải ứng dụng được các công đoạn xử lý một cách bài bản và hợp lý. Khi cần thiết kế, thi công nâng cấp, bảo trì công nghệ xử lý nước thải công nghiệp với chi phí tối ưu nhất hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh để được hỗ trợ.
Hotline: 0917 34 75 78 – Email: kythuat.bme@gmail.com để được hỗ trợ.
đề thi luật môi trường, sinh viên luật đi thực tập ở đâu, sinh viên luật nên đi thực tập khi nào