anhdunghd
Thành viên gắn bó 01636216356
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp). Bên thế chấp quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.
Hiện nay, hoạt động vay vốn ngân hàng bằng hình thức thế chấp Quyền sử dụng đất diễn ra phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết thủ tục thế chấp Quyền sử dụng đất để vay ngân hàng. Theo tinh thần điều Luật 715 Bộ Luật Dân sự 2005 về hợp đồng vay thế chấp quyền sử dụng đất thì việc thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) là việc bên thế chấp là bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để thế chấp cho ngân hàng, bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay vốn (có thể là chính bên thế chấp hoặc là bên thứ ba) với bên nhận thế chấp là ngân hàng.
Hiện nay, hoạt động vay vốn ngân hàng bằng hình thức thế chấp Quyền sử dụng đất diễn ra phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết thủ tục thế chấp Quyền sử dụng đất để vay ngân hàng. Theo tinh thần điều Luật 715 Bộ Luật Dân sự 2005 về hợp đồng vay thế chấp quyền sử dụng đất thì việc thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) là việc bên thế chấp là bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để thế chấp cho ngân hàng, bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay vốn (có thể là chính bên thế chấp hoặc là bên thứ ba) với bên nhận thế chấp là ngân hàng.
1.Điều kiện để được thế chấp quyền sử dụng đất
Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất. Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 về “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất” quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với đất thuê trả tiền hàng năm thì người sử dụng đất chỉ được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu mình gắn liền với đất thuê theo quy định tại điển đ khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013 về ” Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất”.
2. Thủ tục thế chấp để vay ngân hàng theo quy định mới nhất
Khi thực hiện nhận thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, ngân hàng sẽ tiến hành những thủ tục sau với sự phối hợp cùng với khách hàng là bên thế chấp:
§ Kiểm tra tính pháp của tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 về “Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; Góp vốn bằng quyền sử dụng đất”, gồm: (1) Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 để xác định tính xác thực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất; (2) Kiểm tra lại chính quyền địa phương để xác định đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
§ Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản;
§ Nhận bản gốc giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của Luật Đất đai 2013;
§ Lập và ký hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất), thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng;
§ Tiến hành việc đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên môi trường và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Khách hàng có nhu cầu vay thế chấp quyền sử dụng đất để đáp ứng các nhu cầu như mua nhà, mua xe, kinh doanh,... hãy đăng ký vay thế chấp ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính.