Diễn đàn rao vặt hiệu quả, dang tin mua ban mien phi :: Kỹ thuật số, điện máy :: Điện tử, điện lạnh
dodunggiadung
Thành viên khởi nghiệp 01665611231
Nếu đang có ý định sắm 1 chiếc TV mới thuộc dòng cao cấp trong năm 2017 này, chắc hẳn bạn không khỏi “bối rối” với 2 tên gọi QLED và OLED. Mặc dù có tên nghe khá giống nhau song thực tế thì các TV QLED và TV OLED về bản chất lại khác nhau hoàn toàn. Vậy thì QLED và OLED, công nghệ TV nào đang chiếm ưu thế hơn?
Vì sao Samsung lại đặt tên QLED dễ gây nhẫm lẫn với OLED như vậy?
Theo trang công nghệ Cnet: “Phải thừa nhận là tên gọi “QLED" nhìn thoáng qua hay phát âm đều rất giống với "OLED", và người mua TV sẽ không biết rằng TV QLED thực chất vẫn là màn hình LCD thông thường được tích hợp thêm công nghệ chấm lượng tử mà Samsung đã dùng trong hơn 2 năm qua.
Liệu Samsung có phải đang cố gắng chạy theo ánh hào quang của công nghệ OLED bằng cách đặt tên cho những chiếc TV mới nhất của mình dễ nhầm lẫn như vậy không?”
Cnet cũng cho biết họ đã hỏi Samsung câu hỏi đó, nhưng phía Samsung quyết định không trả lời trực tiếp câu hỏi này và phản hồi bằng một thông báo khá chung chung: “QLED là viết tắt của Quantum Dot (chấm lượng tử) LED TV, và sẽ ngày càng có nhiều công nghệ hiển thị khác nhau dựa vào công nghệ chấm lượng tử này…”
Cũng cần biết rằng đây không phải là lần đầu tiên Samsung “chơi chữ” với cách gọi tên sản phẩm của mình. Còn nhớ vào năm 2009, khi Samsung tung ra các mẫu TV mới với tên gọi “TV LED” mà thực chất đó vẫn là những chiếc TV LCD nhưng dùng đèn nền LED thay vì sử dụng đèn huỳnh quang. Sự việc này đã bị Cơ quan quản lí tiêu chuẩn quảng cáo Anh quốc (The UK Advertising Standards Authority) ra lệnh Samsung phải làm rõ cái tên “TV LED” dễ gây hiểu nhầm rằng đây là một thế hệ TV hoàn toàn mới.
QLED thực chất vẫn là màn hình LCD thông thường
Website chuyên về màn hình tivi Flatpanelshd cũng không khỏi bất ngờ khi được hỏi về công nghệ TV QLED vừa ra mắt khi cho biết: “Sản phẩm QLED không phải là công nghệ đột phá mà chúng ta đang mong đợi. Đó vẫn là tấm nền LCD không hơn, không kém”.
Rất nhanh sau đó, trang công nghệ Cnet đã có bài review thực tế trên tay chiếc TV QLED Q7 với những phân tích chuyên sâu về công nghệ chấm lượng tử của QLED.
Theo đó, chấm lượng tử là các phân tử cực nhỏ khi bị tác động bởi ánh sáng, chúng sẽ phát ra ánh sáng và màu sắc của riêng mình. Trong các sản phẩm TV QLED 2017 của Samsung, các chấm lượng tử được chứa trong một tấm film, và ánh sáng tác động chúng được cung cấp bởi một hệ thống đèn nền LED. Ánh sáng này sau đó di chuyển qua một vài tấm lọc khác bên trong TV, bao gồm tấm lọc LCD để tạo ra hình ảnh.
Một chiếc bánh “sandwich” LCD được tạo nên từ rất nhiều lớp.
Hình trên là ví dụ minh họa các lớp trong một TV LCD công nghệ chấm lượng tử điển hình, và bên dưới là biểu đồ Samsung thể hiện cấu trúc giống nhau của các TV QLED 2017.
Công nghệ chấm lượng tử đã được Samsung sử dụng trong hơn 2 năm qua với dòng TV SUHD của mình, nhưng phải nói rằng Samsung đã cải thiện công nghệ này trong năm 2017 để mang lại màu sắc và độ sáng tốt hơn. Samsung cũng đang nghiên cứu một phiên bản của QLED sử dụng công nghệ tự phát sáng giống như OLED và Plasma, nhưng rất tiếc đó lại không phải là "TV QLED" mà Samsung đang giới thiệu hiện nay.
Những thành phần QLED tự phát sáng như các hình mẫu ở đây sẽ phải mất vài năm nữa mới có thể đưa vào TV QLED
QLED vẫn chưa thể vượt qua OLED
Trong những bài đánh giá và so sánh của trang công nghệ Cnet vừa thực hiện giữa chiếc TV Samsung QLED Q7 và LG OLED E7 (2 chiếc TV đặt cạnh nhau). Không quá bất ngờ khi TV OLED đã dành chiến thắng với chất lượng hình ảnh đạt 10 điểm tuyệt đối, trong khi của QLED chỉ là 7 điểm.
“Với giá bán 3,500$ của Samsung Q7 cho kích thước 65inch, lời khuyên của chúng tôi đối với người dùng là hãy mua TV OLED như mẫu LG OLED B6 2016, hoặc có thể chờ khi mức giá của LG OLED C7 giảm một tí trong thời gian tới” – Cnet.
Có thể nói, QLED không phải là một công nghệ màn hình hoàn toàn mới, nó vẫn là một chiếc màn hình LCD/LED được trang bị các chấm lượng tử nhiều hơn. Vì vậy, thực tế về bản chất TV QLED 2017 của Samsung chỉ có thể so sánh ngang tầm với các dòng TV Super UHD của LG (dùng Chấm Nano) hay thế hệ LED Bravia 4K mới của Sony mà thôi.
Samsung QLED TV
TV OLED “dán tường” độc đáo của LG có thể sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong năm nay
Vì sao Samsung lại đặt tên QLED dễ gây nhẫm lẫn với OLED như vậy?
Theo trang công nghệ Cnet: “Phải thừa nhận là tên gọi “QLED" nhìn thoáng qua hay phát âm đều rất giống với "OLED", và người mua TV sẽ không biết rằng TV QLED thực chất vẫn là màn hình LCD thông thường được tích hợp thêm công nghệ chấm lượng tử mà Samsung đã dùng trong hơn 2 năm qua.
Liệu Samsung có phải đang cố gắng chạy theo ánh hào quang của công nghệ OLED bằng cách đặt tên cho những chiếc TV mới nhất của mình dễ nhầm lẫn như vậy không?”
Cnet cũng cho biết họ đã hỏi Samsung câu hỏi đó, nhưng phía Samsung quyết định không trả lời trực tiếp câu hỏi này và phản hồi bằng một thông báo khá chung chung: “QLED là viết tắt của Quantum Dot (chấm lượng tử) LED TV, và sẽ ngày càng có nhiều công nghệ hiển thị khác nhau dựa vào công nghệ chấm lượng tử này…”
Cũng cần biết rằng đây không phải là lần đầu tiên Samsung “chơi chữ” với cách gọi tên sản phẩm của mình. Còn nhớ vào năm 2009, khi Samsung tung ra các mẫu TV mới với tên gọi “TV LED” mà thực chất đó vẫn là những chiếc TV LCD nhưng dùng đèn nền LED thay vì sử dụng đèn huỳnh quang. Sự việc này đã bị Cơ quan quản lí tiêu chuẩn quảng cáo Anh quốc (The UK Advertising Standards Authority) ra lệnh Samsung phải làm rõ cái tên “TV LED” dễ gây hiểu nhầm rằng đây là một thế hệ TV hoàn toàn mới.
QLED thực chất vẫn là màn hình LCD thông thường
Website chuyên về màn hình tivi Flatpanelshd cũng không khỏi bất ngờ khi được hỏi về công nghệ TV QLED vừa ra mắt khi cho biết: “Sản phẩm QLED không phải là công nghệ đột phá mà chúng ta đang mong đợi. Đó vẫn là tấm nền LCD không hơn, không kém”.
Rất nhanh sau đó, trang công nghệ Cnet đã có bài review thực tế trên tay chiếc TV QLED Q7 với những phân tích chuyên sâu về công nghệ chấm lượng tử của QLED.
Theo đó, chấm lượng tử là các phân tử cực nhỏ khi bị tác động bởi ánh sáng, chúng sẽ phát ra ánh sáng và màu sắc của riêng mình. Trong các sản phẩm TV QLED 2017 của Samsung, các chấm lượng tử được chứa trong một tấm film, và ánh sáng tác động chúng được cung cấp bởi một hệ thống đèn nền LED. Ánh sáng này sau đó di chuyển qua một vài tấm lọc khác bên trong TV, bao gồm tấm lọc LCD để tạo ra hình ảnh.
Một chiếc bánh “sandwich” LCD được tạo nên từ rất nhiều lớp.
Hình trên là ví dụ minh họa các lớp trong một TV LCD công nghệ chấm lượng tử điển hình, và bên dưới là biểu đồ Samsung thể hiện cấu trúc giống nhau của các TV QLED 2017.
Công nghệ chấm lượng tử đã được Samsung sử dụng trong hơn 2 năm qua với dòng TV SUHD của mình, nhưng phải nói rằng Samsung đã cải thiện công nghệ này trong năm 2017 để mang lại màu sắc và độ sáng tốt hơn. Samsung cũng đang nghiên cứu một phiên bản của QLED sử dụng công nghệ tự phát sáng giống như OLED và Plasma, nhưng rất tiếc đó lại không phải là "TV QLED" mà Samsung đang giới thiệu hiện nay.
Những thành phần QLED tự phát sáng như các hình mẫu ở đây sẽ phải mất vài năm nữa mới có thể đưa vào TV QLED
QLED vẫn chưa thể vượt qua OLED
Trong những bài đánh giá và so sánh của trang công nghệ Cnet vừa thực hiện giữa chiếc TV Samsung QLED Q7 và LG OLED E7 (2 chiếc TV đặt cạnh nhau). Không quá bất ngờ khi TV OLED đã dành chiến thắng với chất lượng hình ảnh đạt 10 điểm tuyệt đối, trong khi của QLED chỉ là 7 điểm.
“Với giá bán 3,500$ của Samsung Q7 cho kích thước 65inch, lời khuyên của chúng tôi đối với người dùng là hãy mua TV OLED như mẫu LG OLED B6 2016, hoặc có thể chờ khi mức giá của LG OLED C7 giảm một tí trong thời gian tới” – Cnet.
Có thể nói, QLED không phải là một công nghệ màn hình hoàn toàn mới, nó vẫn là một chiếc màn hình LCD/LED được trang bị các chấm lượng tử nhiều hơn. Vì vậy, thực tế về bản chất TV QLED 2017 của Samsung chỉ có thể so sánh ngang tầm với các dòng TV Super UHD của LG (dùng Chấm Nano) hay thế hệ LED Bravia 4K mới của Sony mà thôi.
Samsung QLED TV
TV OLED “dán tường” độc đáo của LG có thể sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong năm nay