Ngthinhvuong
Thành viên cứng 0949604135
Nhiệt miệng là một bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người trưởng thành...
Nhiệt miệng là một bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người trưởng thành, rất dễ tái phát, nhất là sức đề kháng kém, ăn uống không đảm bảo chất lượng và vệ sinh răng miệng không tốt.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe do đau, rát, khó chịu gây khó khăn trong ăn, uống. Nhiệt miệng - đó là cách gọi theo dân gian, thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng.
Nguyên nhân và biểu hiện nhiệt miệng
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng nhiệt miệng (lở loét miệng) do nhiều nguyên nhân gây nên, hoặc là do vi khuẩn, virut, vi nấm xâm nhập vào cơ thể. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, chúng sẽ gây lở loét miệng, nhất là trẻ nhỏ hoặc do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng (trẻ lớn và người lớn).
Ngoài ra, chế độ ăn thiếu axit folic, thiếu vitamin C, chất xơ, ăn ít rau quả, thực vật cũng có thể gây lở miệng. Hoặc do thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm gây “nóng” cho cơ thể (ớt, hạt tiêu...) hoặc do dùng nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ khó tiêu hoặc đánh răng quá mạnh làm tổn thương lợi, nướu răng, tổn thương chân răng khiến cho vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và lưu lại gây lở loét miệng.
Ngoài ra, áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết (ở người trưởng thành) làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut, vi nấm) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng,
Nhiệt miệng có thể chỉ một hoặc vài nốt loét, đôi khi nhiều hơn nổi trong niêm mạc miệng, lưỡi, nướu răng hoặc sàn miệng rất đau đớn mỗi khi phải ăn, uống và chảy nhiều nước dãi, nhất là trẻ nhỏ. Nhiệt miệng thuộc loại lành tính, thường kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào. Trường hợp bị nhiễm trùng có thể có sốt.
Thuốc gì chữa nhiệt miệng?
Muốn chữa trị nhiệt miệng có hiệu quả, tốt nhất cần xác định nguyên nhân. Muốn vậy phải được khám bệnh đầy đủ, tỉ mỉ tại bệnh viện. Có nhiều cách thức bôi thuốc lên vết loét khác nhau như dùng thuốc acid hyaluronique dạng gel hoặc sachol-gel, dùng một số thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi lên vết loét hoặc dùng dung dịch súc miệng một ngày vài lần có thể làm giảm được chứng đau đớn khó chịu mỗi khi ăn uống.
Một phương pháp đơn giản, không tốn kém và hiệu quả được nhiều người áp dụng là dùng mật ong nguyên chất chấm vào các vết loét hoặc ngậm một thìa cà phê mật ong, ngày vài ba lần bởi vì mật ong có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi nấm và vi khuẩn gây nhiệt miệng. Hơn nữa, mật ong sẽ che phủ bề mặt vết loét làm giảm sự đau rát, chảy nước dãi. Bên cạnh mật ong, có thể súc miệng bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý 0,9%) để sát trùng vết loét, ngày vài lần nhưng phải xa thời gian bôi, ngậm mật ong.
Trong trường hợp kéo dài có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm (nếu khám bệnh ở bệnh viện có thể xác định được nguyên nhân này), lúc này sẽ có chỉ định điều trị bằng kháng sinh của bác sĩ khám bệnh. Kháng sinh điều trị nhiệt miệng có thể dùng là biseptol (cotrimoxazol) có tác dụng tốt do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc được hòa với nước cất, dùng tăm bông nhúng vào dung dịch thuốc chấm lên nốt loét, ngày 3-4 lần.
Trường hợp vết loét to và tồn tại dai dẳng, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol (với người trưởng thành) hoặc kháng sinh diệt vi khuẩn khác (amoxycilin…) do bác sĩ khám bệnh chỉ định. Tuy vậy, thuốc spiramycin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ cao, vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, nếu phải dùng kháng sinh này điều trị nhiệt miệng cần ngừng cho con bú. Với metronidazol, có thể gây quái thai, vì vậy, nếu phụ nữ đang mang thai không sử dụng loại thuốc này.
Có một phương pháp mới được đưa ra để chữa trị chứng loét miệng với hỗn hợp 4 loại thuốc, đó là sulfamethoxazol, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn. Thuốc dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng đủ sức chịu đựng được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn làm giảm đau và nhanh lành vết loét, đồng thời, thuốc có tác dụng kháng viêm làm ngăn chặn hiện tượng tái phát. Cứ 6 giờ bôi thuốc 1 lần.
Ngoài ra, khi có nhiễm trùng, biểu hiện sốt, ngoài việc dùng kháng sinh cần thêm thuốc giảm đau, hạ nhiệt (paracetamol) và rất cần bổ sung vitaminC, vitamin PP, vitamin B2 theo chỉ định của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, cần chú ý uống nhiều nước vào mùa hè, tránh ăn nhiều đồ “nóng” như chè, cà phê, tỏi, ớt…, các loại quả ngọt như mít, vải, nhãn…, nên ăn nhiều rau và hoa quả. Chú ý giữ vệ sinh răng miệng tốt.
Nhiệt miệng là một bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người trưởng thành, rất dễ tái phát, nhất là sức đề kháng kém, ăn uống không đảm bảo chất lượng và vệ sinh răng miệng không tốt.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe do đau, rát, khó chịu gây khó khăn trong ăn, uống. Nhiệt miệng - đó là cách gọi theo dân gian, thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng.
Nguyên nhân và biểu hiện nhiệt miệng
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng nhiệt miệng (lở loét miệng) do nhiều nguyên nhân gây nên, hoặc là do vi khuẩn, virut, vi nấm xâm nhập vào cơ thể. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, chúng sẽ gây lở loét miệng, nhất là trẻ nhỏ hoặc do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng (trẻ lớn và người lớn).
Ngoài ra, chế độ ăn thiếu axit folic, thiếu vitamin C, chất xơ, ăn ít rau quả, thực vật cũng có thể gây lở miệng. Hoặc do thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm gây “nóng” cho cơ thể (ớt, hạt tiêu...) hoặc do dùng nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ khó tiêu hoặc đánh răng quá mạnh làm tổn thương lợi, nướu răng, tổn thương chân răng khiến cho vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và lưu lại gây lở loét miệng.
Ngoài ra, áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết (ở người trưởng thành) làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut, vi nấm) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng,
Nhiệt miệng có thể chỉ một hoặc vài nốt loét, đôi khi nhiều hơn nổi trong niêm mạc miệng, lưỡi, nướu răng hoặc sàn miệng rất đau đớn mỗi khi phải ăn, uống và chảy nhiều nước dãi, nhất là trẻ nhỏ. Nhiệt miệng thuộc loại lành tính, thường kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào. Trường hợp bị nhiễm trùng có thể có sốt.
Vào mùa nóng, trẻ rất dễ bị nhiệt miệng.
Thuốc gì chữa nhiệt miệng?
Muốn chữa trị nhiệt miệng có hiệu quả, tốt nhất cần xác định nguyên nhân. Muốn vậy phải được khám bệnh đầy đủ, tỉ mỉ tại bệnh viện. Có nhiều cách thức bôi thuốc lên vết loét khác nhau như dùng thuốc acid hyaluronique dạng gel hoặc sachol-gel, dùng một số thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi lên vết loét hoặc dùng dung dịch súc miệng một ngày vài lần có thể làm giảm được chứng đau đớn khó chịu mỗi khi ăn uống.
Một phương pháp đơn giản, không tốn kém và hiệu quả được nhiều người áp dụng là dùng mật ong nguyên chất chấm vào các vết loét hoặc ngậm một thìa cà phê mật ong, ngày vài ba lần bởi vì mật ong có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi nấm và vi khuẩn gây nhiệt miệng. Hơn nữa, mật ong sẽ che phủ bề mặt vết loét làm giảm sự đau rát, chảy nước dãi. Bên cạnh mật ong, có thể súc miệng bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý 0,9%) để sát trùng vết loét, ngày vài lần nhưng phải xa thời gian bôi, ngậm mật ong.
Trong trường hợp kéo dài có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm (nếu khám bệnh ở bệnh viện có thể xác định được nguyên nhân này), lúc này sẽ có chỉ định điều trị bằng kháng sinh của bác sĩ khám bệnh. Kháng sinh điều trị nhiệt miệng có thể dùng là biseptol (cotrimoxazol) có tác dụng tốt do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc được hòa với nước cất, dùng tăm bông nhúng vào dung dịch thuốc chấm lên nốt loét, ngày 3-4 lần.
Trường hợp vết loét to và tồn tại dai dẳng, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol (với người trưởng thành) hoặc kháng sinh diệt vi khuẩn khác (amoxycilin…) do bác sĩ khám bệnh chỉ định. Tuy vậy, thuốc spiramycin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ cao, vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, nếu phải dùng kháng sinh này điều trị nhiệt miệng cần ngừng cho con bú. Với metronidazol, có thể gây quái thai, vì vậy, nếu phụ nữ đang mang thai không sử dụng loại thuốc này.
Có một phương pháp mới được đưa ra để chữa trị chứng loét miệng với hỗn hợp 4 loại thuốc, đó là sulfamethoxazol, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn. Thuốc dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng đủ sức chịu đựng được sự tấn công của nước bọt và dịch thức ăn làm giảm đau và nhanh lành vết loét, đồng thời, thuốc có tác dụng kháng viêm làm ngăn chặn hiện tượng tái phát. Cứ 6 giờ bôi thuốc 1 lần.
Ngoài ra, khi có nhiễm trùng, biểu hiện sốt, ngoài việc dùng kháng sinh cần thêm thuốc giảm đau, hạ nhiệt (paracetamol) và rất cần bổ sung vitaminC, vitamin PP, vitamin B2 theo chỉ định của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, cần chú ý uống nhiều nước vào mùa hè, tránh ăn nhiều đồ “nóng” như chè, cà phê, tỏi, ớt…, các loại quả ngọt như mít, vải, nhãn…, nên ăn nhiều rau và hoa quả. Chú ý giữ vệ sinh răng miệng tốt.
Tin tức Xa Gần