Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Học trung cấp mầm non hay đại học thì dễ kiếm việc hơn FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Học trung cấp mầm non hay đại học thì dễ kiếm việc hơn FfWzt02
 


#1

26.07.17 9:00

chukiennho

chukiennho

Thành viên cứng
0975399553
Thành viên cứng
CơC Cơ hội việc làm tại các cơ sở mầm non vẫn rất rộng mở đối với những bạn học sư phạm mầm non. Hiện nay nhiều bạn sau khi ra trường không kiếm được việc làm, trong khi đó các bạn học trung cấp lại có việc ngay vì sao lại vậy.


Trong những năm gần đây việc ngành sư phạm mầm non đang thiếu nhân sự tại một số cơ sở một lớp lên đến 30-40 em mà chỉ có một đến 2 giáo viên. Điều này đã và đang là mối lo của các nhà quản lý giáo dục trong khi đó áp lực về quá tải học sinh đè nặng lên các trường tư thục đòi hỏi một nguồn giáo viên trẻ có chất lượng đào tạo cao tâm huyết với nghề. Giáo viên mầm non đòi hỏi phải là người có phẩm chất đạo đức tốt nối sống lành mạnh tối thiểu tốt nghiệp trung cấp mầm non,  tốt nghiệp và ra trường có chứng chỉ hành nghề. Hiện nay các trường chủ yếu sẽ tuyển các bạn học trung cấp mầm non vì những bạn này có thời gian đào tạo ngắn chủ yếu được thực hành và tiếp xúc với môi trường sư phạm nhiều hơn, nên sau khi ra trường dễ dàng có thể thích nghi được với công việc.

·         Chương trình đào tạo
Việc khác biệt lớn nhất giữa trình độ trung cấp với đại học đó chính là việc cách mà sinh viên được tiếp cận với nghề. Đối với các bạn tham gia tuyển sinh trung cấp mầm non thì thời gian đào tạo chỉ là 2 năm nên sẽ không phải thi năng khiếu đầu vào. Do thời gian đào tạo rất ngắn nên sinh viên sẽ được chú trọng hướng đến phương pháp thục hành là chủ yếu. Tại đây các em sẽ được học một số môn chuyên ngành và được đi thực tập 2 kỳ tại các cơ sở mầm non, các em sẽ là người trực tiếp đứng lớp tiếp xúc với công việc mà một giáo viên mầm non sẽ phải làm hằng ngày. Nhờ vậy mà sinh viên có thể nhận ra được những gì mình còn thiếu sót, và những tình huống thực tế sinh động, luôn trong thái đội sẵn sàng, tận tâm, không ngại khó – gian khổ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

Ngoài ra khi học trung cấp mầm non các em còn được hướng đến cách tư duy độc lập, cách giải quyết vấn đề, khả năng về lý luận chính trị. Sau khi ra trường sẽ có được những kỹ năng phân tích chương trình giáo dục, có khả năng cập nhật những phương thức giảng dạy và chương trình mới.

·         Các trường đào tạo sư phạm mầm non
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều những trường đại học, cao đẳng có chất lượng đào tạo rất tốt được phân bố khắp các tỉnh thành trên toàn quốc có thể kể đến như: Đại học sư phạm Hà Nội 1 và 2, Đại học thủ đô Hà Nội, đại học thái nguyên, Cao đẳng sư phạm trung ương cơ sở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trường cao đẳng sư phạm bắc ninh… ngoài ra ở mỗi tỉnh để có một trường cao đẳng sư phạm riêng, điều này đã và đang là một lợi thế giúp cho các bạn có đam mê theo đuổi trở thành giáo viên có cơ hội được học tập trong môi trường tốt.

·         Vị trí làm việc sau khi ra trường
Đối với những em học trung cấp sau khi ra trường có thể trở thành giáo viên mầm non ở nhiều loại hình cơ sở giáo dục khác nhau như: tư thục, quốc lập, trường nước ngoài tại việt nam… với mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Riêng đối với các bạn học đại học thì ngoài việc có thể trở thành giáo viên mầm non thi có thể đi chuyên sâu vào một số lĩnh vực như: ca hát, múa, trở thành người quản lý, giáo viên các trường trung cấp cao đẳng.

·         Cơ hội học tập nâng cao bằng cấp
Trong quá trình làm việc yêu cầu nâng cao về trình độ chuyên môn thì những bạn đã có bằng trung cấp hoàn toàn có thể vừa học vừa làm theo hình thức liên thông trung cấp lên đại học tại các trường có đào tạo chuyên ngành sư phạm mầm non. Lợi thế của hệ liên thông đại học này sẽ là việc giáo viên có thể học vào các buổi tối và các ngày cuối tuần trong khi đó vẫn có thể đi làm bình thường, qua đây bạn có thể áp dụng được những kiến thức mới học vào trong công vệc của mình.

Như vậy có thể thấy với mỗi hệ đại học hay trung cấp lại có những cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng phát triển khác nhau, việc chọn hệ nào để có sự phát triển tốt nhất còn tùy thuộc vào trình độ của bản thân, và niềm đam mê của chính bạn. Trên đây là những so sánh nhỏ để bạn có thể tham khảo khi lựa chọn trường học, mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho các bạn tân sinh viên.
#2

26.07.17 9:52

chukiennho

chukiennho

Thành viên cứng
0975399553
Thành viên cứng
Khó khăn trong việc tuyển sinh của các trường cao đẳng sư phạm là thực trang chung của các trường, do các trường đại học công lập và tư thục tăng chỉ tiêu theo từng năm, vậy những khó khăn và hướng đi như thế nào tất cả sẽ có trong bài viết này.


Hiện trạng ngành giáo dục đang dư thừa khá nhiều nguồn nhân lực, nhiều sinh viên ra trường không thể kiếm được việc làm gây ra rất lãng phí. Chính vì lý do này mà nhiều học sinh không mấy mặn mà với nghề giáo viên, hoặc nếu có thì thi sinh chủ yếu chọn những trường lớn và ở các thành phố lớn khiến cho các trường cao đẳng sư phạm ở tỉnh trở nên khó khăn trong quá trình tuyển sinh. Hiện nay trên cả nước có 92 cơ sở đào tạo sư phạm trong đó có 9 trường Đại Học, 30 khoa sư phạm thuộc các trường Đại học đa ngành, 33 trường cao đắng sư phạm, 2 trường trung cấp, 17 khoa thuộc trường cao đẳng. Nhưng hiện tại Bộ chỉ mới quản lý 8 trường sư phạm, còn lại các trường đào tạo tùy theo nhu cầu của tỉnh. Chính việc lỏng lẻo trong quá trình quản lý tuyển sinh các trường chỉ cần đưa ra chỉ tiêu là lập tức được phê duyệt việc này đã dẫn đến việc đầu vào lớn hơn so với nhu cầu thực tế mang lại hậu quả dư thừa nhân lực một cách nặng nề.
·         Các trường cao đẳng sư phạm hoạt độ cầm chừng.
Do số lượng các thí sinh tập chung đến các trường Đại học công lập tư thục ở các thành phố lớn nên việc tuyển sinh tại các tỉnh rất khó khăn. Chưa có các cơ chế thích hợp trong việc tuyển công chức cho các sinh viên cao đẳng sư phạm của các tỉnh dẫn đến việc sinh viên đào tạo xong không có việc làm.
·         Giáo viên cần có bằng đại học
Đây là một trong những bất cập khi mà Nghị quyết 29 của Bộ Chính Trị về đổi mới giáo dục từ năm 2020 đối với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở vậy thì các trường cao đẳng sẽ đào tạo ai?
Từ nay đến năm 2020 các trường cao đẳng sư phạm chủ yếu sẽ đào tạo sinh viên có nhu cầu học trung cấp mầm non, cao đẳng mầm non và tham gia bồi dưỡng kiến thức cho các giáo viên trong tỉnh theo nhu cầu.
·         Quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng sư phạm
Để giải quyết vấn đề chỉ tiêu của các trường cao đẳng ở các tỉnh một số giải pháp được đưa ra như thu nhỏ quy mô số trường trên cả nước thay vào đó là chuyển đổi các trường có chỉ tiêu tuyển sinh thấp thành các cơ sở 2 các trường đại học, cụ thể như trường cao đẳng sư phạm hà nam sẽ trở thành cơ sở 2 của Đai học sư phạm hà nội 1 việc này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm tải cho các thành phố lớn, thu hút những thí sinh học tại tỉnh, nâng cao kinh tế, xã hôi tại các tỉnh.
·         Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên môn, bằng cấp
Khi mà bộ đã có điều chỉnh yêu cầu giáo viên phải có bằng đại học thì những bạn đã và đang học trung cấp mầm non, tiều học, trung học cơ sở sẽ là thiệt thòi lớn về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường, vì từ nay đến hạn 2020 thì các cơ sở giáo dục sẽ gần như không tuyển giáo viên tốt nghiệp trung cấp cao đẳng nữa thay vào đó là hệ đại học chính quy.
Giải pháp cho các bạn này là sau khi ra trường các bạn có thể học liên thông đại học lên các trường có đào tạo chính quy.
Trên đây là những thực trạng của các trường cao đẳng khó khăn trong quá trình tuyển sinh cũng như cách giải quyết của người làm quản lý. Qua đây cũng là những hướng đi cho các bạn đã và đang học trung cấp cao đẳng về vấn đề việc làm để thích nghi với những thay đổi này.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết