Hệ thống xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; phòng khám, bệnh viện đa khoa,nha khoa. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù trong ngành, các vi khuẩn gây bệnh, thuốc dư, chất khử trùng và đặc biệt là pH trong nước thải luôn nằm trong ngưỡng kiềm vi quá trình giặt tẩyphát sinh rất nhiều hóa chất tẩy.Hotline : 0917 34 75 78 – Email : kythuat.bme@gmail.com
Lượng nước thải phát sinh dự kiến của các cơ sở y tế.
STT | Quy mô cơ sở y tế Số giường | Tiêu chuẩn cấp nước (l/giường.ngày) | Phát sinh nước thải (m3/ngày) |
1 | <150 | 700 | 70 |
2 | 100 – 300 | 700 | 100 – 200 |
3 | 300 – 500 | 600 | 200 -300 |
4 | 500 – 700 | 600 | 300 – 400 |
5 | > 700 | 600 | >400 |
6 | Bệnh viện kết hợp nghiên cứu + đào tạo | 1000 | >500 |
Bảng thông số đối với nước thải y tế
STT | Thông số ô nhiễm | Đơn vị | Khoảng ô nhiễm | Giá trị điển hình | QCVN 28/2010 cột B |
1 | pH | – | 7.2 – 8.5 | 7.8 | 6,5 – 8,5 |
2 | BOD5 | Mg/l | 190 – 250 | 225 | 30 |
3 | COD | Mg/l | 260 – 350 | 320 | 50 |
4 | SS | Mg/l | 100 – 200 | 145 | 50 |
5 | Amoni (N – NH4+) | Mg/l | 20 – 50 | 40 | 5 |
6 | Nitrat (N – NO3–) | Mg/l | 0 – 0.5 | 0.2 | 30 |
Nước thải bệnh viện khi xả ra môi trường không qua xử lý có nguy cơ làm hàm lượng nitơ và photpho trong các sông, hồ tăng. Trong hệ thống thoát nước và sông, hồ, các chất hữu cơ chứa nitơ bị amôn hoá. Sự tồn tại của NH4+ hoặc NH3 chứng tỏ sông, hồ bị nhiễm bẩn bởi các chất thải. Trong điều kiện có ôxy, nitơ amôn trong nước sẽ bị các loại vi khuẩnNitrosomonas và Nitrobacter chuyển hoá thành nitơrit và nitơrat. Hàm lượng nitơrat cao sẽ cản trở khả năng sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, ăn uống
Là đơn vị đã từng thiết kế, thi công nhiều Hệ thống xử lý nước thải y tế cho nhiều bệnh viện đa khoa, bệnh viện tư nhân và bệnh viện quân dân y. Chúng tôi hiểu rõ tính chất nước thải y tế, và áp dụng công nghệ xử lý AO để xử lý nước thải y tế đem lại hiệu quả xử lý tối ưu, chất lượng sau xử lý luôn đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN 28/2010/BTNMT.
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải y tế
Thuyết minh quy trình
Nước thải được dẫn qua hệ thống gom nước về hố thu nước thải. Hố thu nước thải bằng BTCT được xây dựng để thu nước thải từ các vi trí xả thải trong bệnh viện. Tại hố thu nước thải có gắn 2 bơm chìm (hoạt động luân phiên) để bơm nước từ hố thu về bể điều hòa. Bơm chìm hoạt động theo mực nước tự động bơm nước thải về bể điều hòa thông qua hệ thống ống dẫn dẫn nước về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ.
Bể điều hòa các tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng nước tránh làm sốc tải đối với các hệ thống xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu > 12h đảm bảo nguồn nước luôn ổn định về lưu lượng và nồng độ. Bể điều hòa cũng có tác dụng lắng sơ bộ để lắng toàn bộ các cặn lơ lửng trong nước thải để tránh ảnh hưởng tới các quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được lắp 2 bơm để bơm nước thải từ bể điều hòa qua bể sinh học thiếu khí (cụm bể xử lý AO).
Quá trình xử lý sinh học thiếu khí để khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Bể xử lý sinh học thiếu khí được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí nito (sinh ra từ quá trình khử nitrat: NO3– ® N2) ra khỏi dòng thải.
Sau đó nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí. Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được tách phần bùn vi sinh hiếu khí ra khỏi dòng nước thải tại bể lắng. Bùn trong bể lắng sinh học được bơm về bể sinh học thiếu khí để duy trì lượng bùn sinh học trong bể và để bể thiếu khí khử lượng Nitrat còn lại trong dòng thải, sau thời gian bùn trong bể sinh học nhiều sẽ được xả bớt vào bể nén bùn. Bể nén bùn sẽ tách nước khỏi bùn để làm giảm chi phí xử lý bùn. Bùn sau sau khi được nén sẽ phân hủy yếm khí trong bể để giảm lượng bùn. Bùn thải có thể được bơm về bể tự hoại và định kỳ hút bỏ. Nước trong sau xử lý bằng công nghệ được khử trùng bằng Clorin (được bơm định lượng bơm và bể khử trùng) để diệt sạch lượng vi khuẩn, vi rút gây bệnh đảm bảo nguồn nước không gây ảnh hưởng tới môi trường.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải y tế bằng công nghệ AO kết hợp với quá trình khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010 – BTNMT – cột A.
Khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, Công ty Môi trường Bình Minh luôn đảm tiêu chuẩn về các yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Xử lý triệt để được chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…) → đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Sử dụng ít hóa chất.
- Chi phí xử lý bùn thải thấp.
- Hiện đại hóa cao.
- Tự động hóa cao cho người vận hành.
Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong thi công hệ thốngxử lý nước thải y tế chúng tôi đảm bảo quá trình thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất, thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
Khi cần thiết kế, thi công, nâng cấp, bảo trì hệ thống xử lý nước thải y tế với chi phí tối ưu nhất hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh để được hỗ trợ.
Hotline : 0917 34 75 78 – Email : kythuat.bme@gmail.com
đề thi luật môi trường, sinh viên luật đi thực tập ở đâu, sinh viên luật nên đi thực tập khi nào